Thứ Tư, 30 tháng 5, 2007

“MOBILE ORCHIRD GARDEN”




lan di động

Cây xanh ở Buôn Mê Thuột dường như khác hơn dưới miệt Biên Hòa, Sài Gòn: xanh hơn, to hơn. Thành phố này (có vẻ như một town chứ không phải city) có khá nhiều công viên, nhưng không hiểu sao công viên hơi vắng người…

Một hình ảnh khá lạ với tôi khi lên đây: Phong lan được đẩy đi bán dạo bằng xe ba gác đạp. Những vườn lan mini di động này vừa mang nét dân dã Tây Nguyên, vừa cho thấy tình yêu thiên nhiên của người dân đất đỏ cao nguyên.

Nhãn:

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2007

GUEST HOUSE AND MASS MEDIA




NHÀ KHÁCH VÀ TRUYỀN THÔNG

Mình đang trọ tại nhà khách tỉnh Đắc Lắc (chà, cái tên tỉnh này khá phong phú về hình thức viết như Dak Lak, Đắk Lắk, Đắc Lắc, Daklak, Đắklắk… ). Nhà khách tỉnh Đắc Lắc có cách phục vụ giống rất nhiều “khách sạn quốc doanh” mình có dịp trọ khi đi công tác trong nhiều năm qua.

Có bạn sẽ thắc mắc với mình khi đọc tựa của entry này: Vì sao lại có cái chuyện “nhà khách” dính tới “truyền thông” ở đây? Ông Tú định nói chuyện PR, quảng bá cho khách sạn? Hay định nói chuyện thông tin liên lạc trong khách sạn? v.v… Không phải ạ. Mình chỉ liên tưởng có tính chất so sánh thôi. Liên tưởng của mình xuất phát từ chuyện ăn sáng.

Khách hàng của nhà khách (thường là cán bộ, đảng viên) được phục vụ ăn sáng miễn phí, vốn đã “tích hợp” trong tiền trọ. Restaurant của nhà khách có sảnh đẹp, rộng rãi, nhưng, ăn sáng chỉ quanh đi quẩn lại có 3 món: phở (rất quốc doanh!), bánh mì ốp la và mì gói! Khách được quyền tự do chọn lựa trong 3 món đó! Khu vực chung quanh nhà khách hầu hết là các cơ quan hành chính lớn nên cũng khó tìm ra một hàng quán để ăn sáng. Mà có vẻ như Buôn Mê Thuột là thế. Rất nhiều con đường khá đẹp, không bán hàng rong, không có nhiều dịch vụ như ở TP Hồ Chí Minh hay Biên Hòa, trông rất hiền hòa với hành lang rộng, thoáng. 9 giờ đêm là phố xá đã yên tĩnh, không nhậu thâu đêm như ở Sài Gòn. Những vị khách từ phía Nam lên vốn không thích lắm vị phở quốc doanh nên phải cuốc bộ hoặc đi xe ôm để tìm bánh cuốn, hủ tíu, bún bò Huế, bún riêu v.v…

Những người khách ấy cũng giống như công chúng truyền thông hiện nay: họ có quyền đòi hỏi những món ăn báo chí mà họ thích. Sự phát triển của truyền thông, công nghệ đã cho phép họ có quyền chọn lựa. Remote trên tay, con chuột trong tay… cho họ nhiều cơ hội hơn. Các nhà truyền thông của chúng ta nếu còn nếp tư duy “nhà khách quốc doanh”, bắt ăn phở thì chỉ được ăn phở… sẽ chắc chắn mất khán giả, thính giả, độc giả... Khách buộc phải ăn phở như thế khi và chỉ khi họ không còn lựa nào khác: không ăn thì nhịn đói.

Các bạn thấy sao, đời sống truyền thông hiện nay có còn kiểu “nhà khách quốc doanh”?

Ở Buôn Mê Thuột, trừ khu "phố cổ", các đường phố mới có hành lang thông thoáng, ít hàng quán như ở TP Hồ Chí Minh

Nhãn:

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2007

Entry for May 28, 2007




CÁI ĐÓ Ở ĐÂU?

Lên Buôn Mê Thuột, chưa đi được nhiều mà những câu hát (nhại) của nhạc sĩ Nguyễn Cường cứ ám ảnh: Có cái nắng, có cái gió, có cái đó, cái đó…

Cái đó thì chưa thấy nhưng thấy buồn quá.

Đường phố ít xe máy, cây xanh nhiều….

Đài PTTH Đắk Lắk

Nhãn:

REWRITING




SỬA

Một nhà văn trẻ sau khi trình làng tiểu thuyết đầu tay, khoe với tôi: Tớ đã viết cuốn sách này trong vòng một tháng!

Một ông bạn vừa bảo vệ luận văn thạc sĩ (ngành KHXH-NV) kể: luận văn mình bị thúc hối quá, viết ào ào có 2 tuần lễ là xong, không sửa chữ nào. Mà thầy hướng dẫn cũng không sửa.

Một bạn trẻ nói với tôi: Em không bao giở sửa blog.

Tôi cũng thường tự hào là mình viết rất nhanh. Nhưng tôi cũng tự biết mình không thuộc loại thông minh và sắc sảo đủ để viết ra một lần là hoàn hảo. Trừ trường hợp áp lực làm thời sự phát thanh – truyền hình: phải viết thật nhanh để kịp lên sóng, hoặc làm bài thi trong lớp không kịp giờ, hoặc viết báo khi bị thúc hối…., phần lớn bài vở của tôi, sau khi viết xong, thường được đọc lại và sửa. Lần nào đọc lại đều thấy có những chỗ cần sửa.

Trong nhiều giai thoại của nghề báo chí văn chương, có khá nhiều câu chuyện liên quan đến viết nhanh sửa nhiều này. Có nhà thơ ứng khẩu đã thành tác phẩm hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhà thơ nổi tiếng vẫn sửa bản thảo sau những lần tái bản.

Cám ơn công nghệ thông tin (mà cụ thể là việc xử lý văn bản bằng máy tính) đã giúp tôi và những người như tôi dễ dàng sửa chữa "tác phẩm" của mình. Tôi phục những người viết một lần là hoàn hảo, nhưng quyết không dám học theo. Vì sao? Tôi muốn chăm chút cho bản thân mình, tôi tôn trọng chính tôi.

Ảnh minh họa: Bản thảo DI CHÚC (viết tay) của chủ tịch Hồ Chí Minh (nguồn: Wikipedia)

Nhãn:

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2007

USING NUMBERS




KHI NHÀ BÁO DÙNG NHỮNG CON SỐ

Con số là dữ liệu thiết yếu của nhà báo. Thế nhưng, xử lý con số trong quá trình viết một bài báo hoàn toàn không dễ dàng. Đứng trước một mớ tư liệu ngổn ngang những con số, câu hỏi thường được đặt ra là làm sao bắt những con số ấy thực sự tạo ra thông tin, làm cho bài báo có sự hấp dẫn. Nhà báo giỏi là người biết xử lý những con số trong bài báo của mình, biết cân nhắc trong việc sử dụng những con số. Nói khác đi, đó là nhà báo biết dũng cảm bỏ những con số không ảnh hưởng đến chủ đề bài viết và đặt con số cần thiết đúng chỗ.

Nhờ những số liệu mà chúng ta nêu được vấn đề và chúng ta so sánh, phát hiện được sự thay đổi để tạo ra thông tin, cảm xúc, thái độ. Nhưng chính những con số rất dễ làm hỏng một bài báo - đặc biệt là tác phẩm phát thanh truyền hình, khi thông tin được chuyển theo tuyến thời gian, những con số sắp xếp không hợp lý sẽ làm người nghe, người xem không còn nhớ, không hình dung được... Dùng con số như thế nào, làm sao tránh những con số trong quá trình viết báo là chuyện có thể bàn như một chuyên luận.

Kinh nghiệm của những nhà báo đàn anh cho biết trong nhiều ngôn ngữ, hệ thống con số vẫn có những cách nói dễ hình dung. Và một trong những cách mà nhà báo tạo hiệu quả thông tin cao là cố gắng quy về những con số dễ nhớ, dễ hiểu như một nửa, một phần ba, chục, tá, trăm... Ví dụ: Thay vì nói 51,2% có thể nói "hơn một nữa", thay vì nói: 97.124 đôi giày được xuất khẩu... có thể nói: gần một trăm ngàn đôi giày... Chuyện này cũng chẳng mới mẻ gì ngay với nhà báo trẻ. Nhưng, không phải trường hợp nào cũng có thể làm tròn. Bởi nhà báo phải biết con số nào cần thiết để làm rõ, để hiểu được chủ đề của bài báo và dùng con số như thế nào trong bài viết của mình. Khi đang so sánh tỷ lệ phát triển dân số giữa 2 năm mà sự chênh lệnh được tính theo phần ngàn thì không thể làm tròn được.

Có nhiều hình thức diễn đạt con số một cách thông minh mà các nhà báo có kinh nghiệm thường dùng song chưa có ai tổng kết. Chẳng hạn, tìm cách quy về những con số được nhiều người quan tâm. Ví dụ: Khi mở đầu một bản tin về chuyện rớt giá cà phê, hay chuyện tăng giá xăng dầu... nếu chúng ta đưa ra 2 con số giữa 2 thời điểm để so sánh thì hết sức bình thường. Nhưng nếu chúng ta viết: "Một ký cà phê hiện chỉ còn tương đương 2 ký gạo" thì người đọc, người nghe hình dung được ngay tình trạng rớt giá (bởi giá gạo thì luôn được người dân biết đến).

Con số phần trăm, tự thân nó, chứa đựng sự so sánh và hầu như được dùng khá phổ biến trong báo chí. Hãy nghĩ đến con số nguyên thủy 100, đây là con số đẹp, tròn trịa và dễ hiểu. Nhưng sử dụng con số phần trăm cũng hết sức cẩn thận. Trừ những trường hợp đặc biệt chẳng hạn khi nói về lãi suất hay lạm phát, khi mà con số lẻ cũng có giá trị, chúng ta không thể làm tròn. Hầu hết các trường hợp nên làm tròn cho dễ nhớ, dễ tiếp nhận.

Một kinh nghiệm trong việc xử lý con số là dùng per capita (trên đầu người). Đôi khi để đơn giản những dữ liệu phức tạp, chúng ta cần quy đổi dưới dạng per capita. Ví dụ: So sánh sự phát triển giữa 2 tỉnh, nếu dùng các báo cáo và đưa ra các con số từ những báo cáo, nhiều nhà báo dễ mắc sai lầm bởi sự so sánh khập khiểng theo đúng nghĩa đen của nó. Chính vì thế người ta thường dùng hình thức tính toán để tạo ra các per capita. Ví dụ: Ở Đồng Nai có 5 bác sĩ/1000 người, ở Bình Thuận có 2 bác sĩ/1.000 người.

Tóm lại, nhà báo phải luôn chắc chắn rằng con số mình đưa vào sẽ phục vụ cho chủ đề của bài báo. Luôn luôn nghĩ: Đây là bài báo nói về cái gì, và thử trả lời, nếu không dùng con số có được không? Ngay cả đó là một bài báo về kết quả kinh doanh. Nói cách khác, luôn luôn nghĩ rằng con số là CÔNG CỤ để làm sáng tỏ chủ đề chứ không phải là bản chất của bài báo.

Một khuyến cáo từ các chuyên gia là không nên viết quá nhiều con số trong một bài báo dù đó là những con số không thừa và không nên có hơn 2 con số trong đoạn mở đầu (lời dẫn) của một bài báo.

Một bài viết trung bình 400 từ không nên có nhiều hơn 10 con số.

Cố gắng phân phối các con số rãi đều trong bài.

Nếu cần thiết phải minh chứng bằng những con số nên sử dụng các bảng biểu riêng hàng để cho đoạn văn, lời bình trôi chảy.

Luôn luôn kiểm tra, kiểm tra chéo các dữ liệu số để tránh sự sai sót.

Nhãn:

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2007

ABOUT THE NAME OF WARDS IN BIEN HOA




Ảnh: Khu du lịch Bửu Long. Bửu Long là một trong số ít địa danh cũ của Biên Hòa còn được giữ lại đến hôm nay

BIÊN HÒA: RỔN RẢNG TÊN PHƯỜNG

Có lần nhạc sĩ Vũ Đan Huyền nhờ tôi viết lời cho một ca khúc “thông tin lưu động”. Bài hát ca ngợi quê hương Biên Hòa nhân kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai 1998. Tôi cố đưa những cái tên đất, tên làng Biên Hòa xưa vào ca từ: Gò Me, Phước Lư, Vĩnh Thị, Cù Lao Phố, Trấn Biên, Sông Phố, Bình Trước, Chợ Đồn, Biên Hùng… Một cụ già dân Biên Hòa gốc khi nghe ca khúc ấy đã nói: không biết vì sao mà sau ngày thống nhất, người ta lại đổi nhiều địa danh của Biên Hòa xưa, uổng quá. Những tên đất, tên làng như thế đã gắn bó máu thịt với vùng đất này qua bao nhiêu thế hệ. Đó là những tên đất, tên làng mang nặng dấu ấn văn hóa Biên Hòa – Đồng Nai, mà mỗi cái tên có thể viết thành sách...

Qua vài lần thay đổi trong 32 năm từ sau ngày thống nhất, hiện thành phố Biên Hòa có 26 đơn vị hành chính gồm: 23 phường: Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, An Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình và 3 xã: Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An.

Tôi được biết, những cái tên nghe rất "khẩu hiệu" như Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, An Bình và sau đó: Tân Hòa, Tân Biên… (với nghĩa là Biên Hòa mới) do một đồng chí lãnh đạo nào đó đặt sau ngày thống nhất. Những từ Hán Việt "đầy khí thế quân giải phóng" như thế - tôi nghĩ - chẳng tạo ra được một dấu ấn văn hóa nào cho những vùng đất mà nó mang tên 32 năm qua.

Tiếc rằng đến nay, những địa danh truyền thống như Gò Me, Phước Lư, Bình Trước, Sông Phố, Chợ Đồn v.v... - ngay cả những địa danh nhỏ hơn như Dốc Sỏi, Vườn Mít, chợ Kỷ Niệm.... - dường như chỉ còn trong trí nhớ của người già, trong một số bài thơ, ca khúc và một số văn bản của các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian. Cù Lao Phố hiện giờ còn được nhiều người biết vì nó quá nổi tiếng nhưng "thương cảng đầu tiên của đất Nam Bộ" - Cù Lao Phố - không còn là địa danh trên thực tế (địa danh hành chính của vùng đất này hiện là xã Hiệp Hòa).

Bạn thử đi hỏi những thanh thiếu niên Biên Hòa ngày nay xem họ biết Phước Lư, Bình Trước, Gò Me ở đâu không, bạn sẽ chia sẻ với tôi nỗi bức xúc khi viết những dòng này.

Địa danh Trấn Biên, nhờ có công trình Văn miếu Trấn Biên được xây dựng từ 1998 và một ngôi trường THPT ra đời trong dịp này nên được nhiều bạn trẻ biết đến. Trong ảnh: tham quan Văn miếu Trấn Biên...

Nhãn:

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2007

BIEN HOA CITY STREETS




Bản đồ quy hoạch của phường Thống Nhất – Biên Hòa. Mọi bản đồ quy hoạch đều có những con đường thẳng, nhưng khi xây dựng thì có khi nó không thẳng.

BIÊN HÒA: NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG THẲNG

Hồi nhỏ học toán, ai cũng biết, đường thẳng là đường ngắn nhất nối 2 điểm. Đường ngắn thông thường đi nhanh hơn đường cong. Thông thường thôi, trong xã hội bây giờ có những cái đi cong tốt hơn đi thẳng. Cũng trên lý thuyết, như hồi nhỏ học toán, đường thẳng sẽ có lợi ích kinh tế hơn (vì ngắn nên tiết kiệm nhiên liệu, thời gian), hạn chế tai nạn giao thông hơn đường cong (vì không bị khuất tầm nhìn), đẹp hơn đường cong (trong một số trường hợp, vì có những loại đường cong đẹp chết bao nhiêu đấng mày râu).

Tất nhiên không phải chỗ nào cũng có thể quy hoạch đường sá thẳng tắp như nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới. Đà Lạt chẳng hạn, thành phố thông xanh này mà bắt làm đường thẳng (san ủi các ngọn đồi, con dốc) thì chắc chúng ta chẳng có một Đà Lạt.

Tôi nhiều lần nhìn bản đồ thành phố Biên Hòa, hằng ngày đi trên đường phố Biên Hòa, và tự hỏi: sao không có con đường nào thật sự thẳng, dù đó là con đường ngắn. Và nhiều lần tôi có “thắc mắc không biết hỏi ai”: vì sao các con đường mới mở, đi qua một cánh đồng trống, lại cũng bị làm cong? Hướng phát triển của đô thị này là khu vực nào? “Cửa ô” nào cũng đầy ắp xe cộ giờ tan tầm, vì sao?

Post thêm một hình sau khi đọc những comment (26/5):

Nhãn:

WHY DID YOU REMOVE MY "BBC STATION"?




TẠI SAO CÁC ANH GỠ CÁI ĐÀI BBC CỦA TÔI?

Cách nay hơn 21 năm, tôi là một sinh viên mới ra trường về nhận công tác ở Đài Phát thanh Đồng Nai (lúc đó chưa có truyền hình). Bấy giờ đời sống còn vất vả lắm. Có một cái máy thu thanh để nghe đài là sang lắm. Radio-cassette càng sang. Sửa chữa điện tử thời đó cũng dễ kiếm tiền, nhất là sửa TV đen trắng. Anh bạn là kỹ sư rủ tôi phụ với anh ta làm thêm nghề này. Tôi chỉ phụ đúng nghĩa vì có biết gì đâu mà sửa.

Có nhiều chuyện vui tôi còn nhớ. Hôm nay xin kể 2 chuyện.

1. Một lần, có ông khách đem đến một chiếc radio bán dẫn nhờ sửa gấp. Bạn tôi bận tay. Tôi có nhiệm vụ tiếp xúc khách hàng, nghe yêu cầu, trao đổi hoặc hẹn khách. Qua nhiều lần quan sát, tôi bắt chước ông bạn. Nhận cái máy thu thanh (còn gọi là cái đài, hay cái ra-dô) của ông khách, công việc đầu tiên của tôi là kiểm tra nguồn điện (power). Tôi tháo pin ra, lấy dây cắm điện vào, đeo headphone, mở máy: Máy vẫn hoạt động tốt. Tôi reo lên như một phát hiện: A, máy bác không có vấn đề! Ông bạn kỹ sư trừng mắt với tôi và nói chen ngay vào: “Ông để tôi coi! Cứ để đó! Công việc của ông là gì ông biết rồi! - Quay qua ông khách, hắn nói - Máy bác chắc hư transitor công suất, để lát cháu coi lại. Bác chịu khó ra mua dùm mấy cục pin.

Khi ông khách đi mua pin, ông bạn giải thích: Nhìn mấy cục pin sét thế kia, tôi biết máy ổng chỉ hết pin thôi, radio ít hư lắm. Nhưng cái nghề này, người ta mang máy tới là phải tìm cách mà sửa chứ, tối nay lấy tiền đâu mà uống cà phê!

2. Một lần tôi đang ngồi phụ sửa máy thì có một ông cụ mang chiếc đài tới và chửi rất to:

- Tại sao các chú gỡ cái đài BBC của tôi? Các chú sửa máy kiểu gì mà lại thay đồ đạc của tôi? Các chú thay cái đài BBC bằng cái đài Đồng Nai, bây giờ các chú phải trả ngay cho tôi

Tôi định giải thích cho ông ta hiểu cơ chế hoạt động của máy thu thanh, không có cái Đài cụ thể nào trong máy tương ứng với từng bộ phận như ông ta hiểu nhưng vừa cất lời thì bạn tôi đã cản. Anh ta nói nhanh:

- Tụi cháu không gỡ cái đài BBC của bác, nhưng chắc bác mở chưa đúng chỗ thôi.

- Bình thường cây kim tôi vặn tới chỗ này là nghe được đài BBC, giờ vặn tới đó là chỉ nghe đài Đồng Nai.

- Bây giờ là 10 giờ sáng, cả Đài Đồng Nai và Đài BBC tiếng Việt đều chưa phát sóng nên cháu chưa thử lại cho bác xem. Thôi bác về đi, tối bác ra lúc đó cháu mở cho bác nghe.

Sau một hồi thuyết phục, ông cụ ra về, ông bạn kỹ sư quay qua nói với tôi: Tại ông gắn kim không đúng chỗ nên ông cụ dò đài theo chỗ cũ không nghe được. Thôi để chờ Đài Đồng Nai phát sóng tôi lấy chuẩn tần số 720 kHz mà canh kim lại…

***

Chỉ có mỗi việc canh kim chỉ vạch tuning cho cái máy thu thanh mà làm không xong, tôi nhủ thầm, chắc mình chỉ có thể làm nhà báo tỉnh lẻ tầm tầm, không thể thành thợ sửa điện tử được. Nghề nào cũng cần có... nghề vậy!

Nhãn:

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2007

MEDIA MANAGEMENT MECHANISM




Đây là một tham luận mình đọc tại Hội nghị “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tháng 12/2002 ở khách sạn Bảo Sơn – Hà Nội (sau đó có in vào tập kỷ yếu). Hội nghị này được xem như là một động thái của Hội Nhà báo lúc đó sau vụ Năm Cam và nhiều vụ tiêu cực dính líu đến các nhà báo. Tình cờ tìm thấy tấm ảnh do một anh bạn ở TTXVN tặng, post ảnh và bài (dù giờ đọc lại thấy nhiều chỗ ngô nghê) lên các bạn xem cho vui…

CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ VIỆC HẠN CHẾ TIÊU CỰC TRONG ĐỘI NGŨ LÀM BÁO

Nhà báo là một con người, không có gì thuộc về con người lại xa lạ với nhà báo. Nhà báo lại là một công dân, công dân đặc biệt, tuy cùng đứng trong môi trường pháp luật như mọi công dân bình thường khác nhưng họ gặp phải nhiều nguy cơ sa ngã hơn. Nhiều ý kiến cho rằng: Muốn chống tiêu cực tốt, bản thân báo chí phải tự làm trong sạch đội ngũ của mình, phải biết tự chống tiêu cực trong giới mình. Xuất phát từ ý tưởng đó và xuất phát từ những quan sát hoạt động báo chí ở địa phương mình, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất vài ý kiến chung quanh những biện pháp quản lý hoạt động báo chí ở các cơ quan báo chí địa phương để hạn chế tiêu cực trong giới mình.

Thưa quý đại biểu! Trong những năm gần đây, cần thẳng thắn và nghiêm túc nhìn nhận rằng trong giới làm báo đã và đang có những biểu hiện không lành mạnh khi hoạt động nghiệp vụ như: lợi dụng nghề nghiệp tống tiền các cơ sở sản xuất và những cá nhân có thiếu sót; đi làm bảo kê, đi làm mướn cho doanh nghiệp, nhà hàng; đứng làm "cai đầu dài" mua chuộc lôi kéo các nhà báo che đậy khuyết điểm cho cơ sở. Một số nhà báo lợi dụng xin quảng cáo, viết bài theo kiểu quảng cáo. Có nhà báo bịa đặt các chuyện, đặt điều nói xấu, từ bé xé to, viết bài giật gân, bạo lực, khiêu dâm...

Trên sóng phát thanh truyền hình, trên báo in, nhiều bản tin, phóng sự, bài viết - không biết do vô tình hay cố ý, ranh giới giữa thông tin tuyên truyền và quảng cáo dường như bị nhập nhòa. Tình trạng "cơ chế phong bì" vẫn cứ diễn ra. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mặc nhiên cho rằng, việc bồi dưỡng cho nhà báo, đặc biệt là những nhà báo làm truyền hình là việc tất nhiên và tự nhiên. Trong thực tế có nhiều nhà báo đã dũng cảm từ chối phong bì. Song đa phần khó có thể từ chối vì những lý do tế nhị. Tất nhiên phong bì cũng có nhiều hình thức phong phú và bàn sâu vào chuyện này quả cũng không dễ. Thế nhưng, chính những mối quan hệ khởi đi từ "cơ chế phong bì" như thế đã làm cho nhiều nhà báo không thể đưa ra sự thật. Ngược lại, tác phẩm báo chí của họ là đa phần là sự diễn đạt lại ý muốn của cơ quan đối tác, sự diễn đạt ấy khéo léo hay thô thiển tùy theo trình độ tác nghiệp. Trên truyền hình vẫn còn xuất hiện nhiều phỏng vấn, phát biểu mà chúng tôi gọi nôm na là "phỏng vấn làm quà". Xuất phát từ tâm lý thích xuất hiện trước màn ảnh nhỏ để nói những lời có cánh của một số người, xuất phát từ đặc điểm nhanh, rộng của truyền hình, nhiều nhà báo hễ đến cơ sở là tìm những người có chức, có quyền, có khả năng tặng quà để phỏng vấn. Nhiều phỏng vấn không có nội dung thông tin và khán thính giả, người dân không quan tâm vẫn được đưa lên truyền hình, dù tác giả cuộc phỏng vấn ấy biết rất rõ điều đó.

Những tin, bài, phóng sự được viết theo quan điểm của đơn vị đối tác, thiếu quan điểm cá nhân của nhà báo vẫn còn nhiều. Theo khảo sát của chúng tôi, lượng tin bài có tính chất phát hiện, có tâm huyết, có đóng góp thông tin dự báo cho chính quyền còn quá ít, chiếm 2%. Ngược lại, những tin bài phản ánh bình thường chiếm đại đa số trong các tờ báo, các chương trình phát thanh truyền hình. Nhiều nhà báo trong các cuộc "trà dư tửu hậu" thẳng thừng tuyên bố vì lý do an toàn cho cuộc sống, dại gì đâm đầu vào tiêu cực. Nhưng ngược lại, họ chạy theo các bài ngợi ca. Điều cần nói là nhiều trường hợp như thế lại trở thành chiến sĩ thi đua, được khen là hoàn thành nhiệm vụ do số lượng tin bài của họ vượt hơn nhiều đồng nghiệp khác, trong khi đó, có những đồng nghiệp vì tâm huyết với một đề tài, vì không chấp nhận cách viết chạy theo nhuận bút thì bị thua thiệt.

Nguyên nhân của tình trạng ấy, trước hết phải nói đến trách nhiệm của mỗi nhà báo, không chịu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi. Cùng với phóng viên, là trách nhiệm của những người quản lý báo chí không sâu sát kiểm tra, đôi khi buông lỏng quản lý, có nơi còn nể nang, "dĩ hòa vi quý" với phóng viên có hành vi tiêu cực...

1. Biểu hiện của tình trạng buông lỏng quản lý trước hết và thường xuyên nhất là hiện ở nhiều cơ quan báo chí địa phương vẫn còn thiếu cơ chế kiểm soát tập thể. Nghĩa là những tác phẩm báo chí cần được mổ xẻ liên tục trước, trong và sau khi công bố. Do áp lực của công việc, nhiều cơ quan báo chí buộc phải đối phó thật nhanh, "ăn đong" cho đủ chương trình nên những bài viết mà người có trách nhiệm cảm thấy có vấn đề nhiều khi vẫn "ngậm bồ hòn làm ngọt” để cho đi.

Việc xây dựng kế hoạch ở các cơ quan báo chí địa phương đa phần chưa được thực hiện một cách bài bản: Đa phần là có tác phẩm thì chọn lựa để sử dụng. Nhiều Đài truyền hình hiện nay vẫn còn hình thức lãnh đạo duyệt văn bản và chỉ duyệt văn bản như cách làm của phát thanh cũ, không kiểm soát được nội dung hình ảnh và các phát biểu phỏng vấn trong bài. Mà ngay cả chuyện duyệt văn bản và quyết định phát sóng hầu như chỉ nằm trong tay một người. Rồi do phải đối phó với chuyện tác nghiệp hằng ngày và do thiếu biên chế, việc họp hành để rút kinh nghiệm ít được đặt ra. Cách quản lý này còn nhiều điểm hở nên có không ít phóng viên đã lợi dụng để "qua mặt" Ban biên tập dễ dàng.

Chúng tôi cho rằng nếu hầu hết các cơ quan báo chí đều có cơ chế kiểm soát tập thể, nghĩa là để cho tất cả các thành viên cùng tham gia đóng góp cho tác phẩm báo chí từ ngay ý tưởng đề tài sẽ là cách hạn chế tiêu cực, phát hiện nhanh tiêu cực.

2. Một trong những chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" của nhiều cơ quan báo chí chưa hạch toán độc lập hiện nay là vấn đề nhuận bút. Chúng ta thường nói rằng nếu đồng lương công chức cao hơn sẽ hạn chế chuyện tham nhũng, tiêu cực. Giáo viên sẽ giảm bớt dạy thêm học thêm; y bác sĩ sẽ giảm bớt chuyện sách nhiễu bệnh nhân v.v… Tương tự như thế, nếu nhuận bút cao thì nhà báo có khả năng miễn nhiễm với phong bì và dũng cảm hơn trước việc phản ánh sự thật.

Thế nhưng thực tế không phải như thế. Thu nhập thông qua nhuận bút của nhiều phóng viên ở Đồng Nai của chúng tôi hiện nay cũng khá cao. Có phóng viên đã từng đạt số con số 6 triệu đồng nhuận bút / tháng. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế nhuận bút của chúng ta chưa trở thành đòn bẩy để thúc đẩy chất lượng cũng như hạn chế tiêu cực. Cụ thể là một số cơ quan báo chí chưa mạnh dạn đề ra các hình thức khen thưởng hợp lý và chế tài hợp lý đối với tin bài. Do chế độ nhuận bút đã được quy định chặt chẽ, các cơ quan báo chí khó có thể linh động để tăng hoặc giảm khung nhuận bút vì sợ vi phạm nguyên tắc tài chính. Nhiều cơ quan báo chí khung nhuận bút chỉ có 3 mức A, B, C. Một tác phẩm báo chí có chống tiêu cực, có tính chất phát hiện, thực hiện từ vùng sâu vùng xa sẽ có mức nhuận bút cao hơn bài bình thường nhưng sự chênh lệch này quá thấp nên chưa thúc đẩy các phóng viên năng động, xông xáo. Nếu lãnh đạo cơ quan báo chí không có quyền xử lý tổng quỹ nhuận bút cho hợp lý vì sợ vi phạm nguyên tắc tài chính thì nhuận bút không thể trở thành công cụ để quản lý hữu hiệu mà lẽ ra nó phải là công cụ để điều tiết, để định hướng chất lượng.

3. Cơ chế tổ chức ở nhiều cơ quan báo chí hiện nay biến một số phóng viên có những "mảnh đất thâm canh" như một lãnh địa riêng. Và hình như đã hình thành một sự thỏa thuận ngầm rằng đơn vị A, công ty B là "mối" của nhà báo X, nhà báo Y nào đấy. Thực trạng này xảy ra ở nhiều nơi và đã có không ít những chuyện cải vã, xô xát, hiềm khích khá nực cười về chuyện dành 'mối" này. Tỉnh Đồng Nai chúng tôi là 1 trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có hàng chục ngàn doanh nghiệp trong đó có không ít "đại gia" và Đồng Nai cũng sát nách thành phố HCM, nơi có hàng trăm cơ quan báo chí TW và địa phương cũng thuộc hàng "đại gia" trong làng báo cả nước. Đã có không ít những chuyện dành lãnh địa riêng của các nhà báo diễn ra tại đây và không ít lần Hội nhà báo tỉnh phải can thiệp…

Thực trạng cát cứ như thế trong báo chí đã hạn chế rất lớn khả năng chống tiêu cực, phê bình trên báo chí chúng ta. Tất nhiên, báo chí hiện đại cần rất nhiều nhà báo có chuyên môn, chuyên môn càng hẹp, bài viết càng sâu. Chúng ta cần có những nhà báo giỏi về các lĩnh vực như thị trường chứng khoán, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nhà báo chuyên bình luận về hội họa, về sân khấu, về điện ảnh v.v… Nhưng điều này không mâu thuẫn với việc tạo ra mảnh đất riêng - mảnh đất độc quyền về thông tin của những nhà báo cụ thể. Mặt khác, thực tế làm báo cho thấy, không có lãnh vực nào mà không liên quan đến nhau. Và do đặc điểm của báo chí địa phương, kinh phí hạn hẹp, biên chế thấp, chúng ta cần những nhà báo có chuyên môn cao nhưng cũng là những nhà báo có khả năng tác nghiệp toàn diện trên nhiều lĩnh vực (đặc biệt là phóng viên thời sự, trong những tình huống công tác đặc biệt như khi đi công tác ở nước ngoài chẳng hạn). Điều này cũng có thể so sánh như một đội bóng chuyền. Huấn luyện viên cần có VĐV chuyền 2 tốt, cần có VĐV chủ công nhưng luật bóng chuyền đòi hỏi thay vị trí sau mỗi lần nắm quyền giao bóng lại. Và vì thế một VĐV bóng chuyền cần được rèn luyện toàn diện từ khâu phát bóng đến các khâu chuyền bóng và phối hợp tấn công.

Một biểu hiện rất đáng lưu tâm chung quanh tình trạng cát cứ trong hoạt động báo chí hiện nay là một số nhà báo cùng lĩnh vực bị lôi kéo để đồng loạt "đánh" một đơn vị cụ thể. Thực tế hoạt động báo chí những năm qua đã cho thấy tác hại lớn của cái gọi là "chống tiêu cực" như thế này.

4. Cũng liên quan đến tình trạng cát cứ trong hoạt động báo chí còn một vấn đề chúng tôi muốn nói thêm là việc nhà báo có nên tham gia vào chuyện đi xin quảng cáo trên báo để lấy hoa hồng không? Thực tế báo chí ở Việt Nam hiện nay cho thấy câu trả lời không dễ. Bởi do nhiều yêu cầu, các cơ quan báo chí chưa hạch toán độc lập, chưa đủ lực để tự thân thu hút nguồn quảng cáo riêng. Vì thế, việc nhờ lực lượng phóng viên, nhân viên trong các cơ quan báo chí đi làm quảng cáo, đặc biệt trong mùa Tết, là chuyện kéo từ thời bao cấp đến nay. Mà những vấn đề phát sinh bên lề chuyện làm quảng cáo như thế rất nhiều và cũng là chuyện "Biết rồi khổ lắm, nói mãi" có lẽ không cần phải bình luận thêm. Song, thực tế cho thấy, nếu kéo dài tình trạng này thì bản thân báo chí và nhà báo bị hạn chế rất nhiều trong đấu tranh chống tiêu cực.

Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn đề cập trong tham luận này là có liên quan đến công tác quản lý báo chí để hạn chế tiêu cực trong giới là vai trò của Ban biên tập mà đặc biệt là người đứng đầu cơ quan báo chí. Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của sản phẩm báo chí trước hết thuộc nhà báo và Ban biên tập mà đứng đầu là Tổng biên tập. Tình trạng để lọt lưới những tác phẩm báo chí thương mại hóa trong rất nhiều trường hợp khó có thể nói do năng lực yếu kém của Ban biên tập. Và việc chống tiêu cực trên báo chí như một cuộc chiến: cần có chiến lược, chiến thuật, có chỉ huy, có tâm huyết… điều này không thể chỉ có những nhà báo cụ thể làm được.

Thưa các đại biểu! Những vấn đề chúng tôi trình bày trên đây không mới, chúng ta đã nói nhiều về nó, chúng ta cũng đã làm nhiều để hạn chế. Thế nhưng, so với mong muốn, so với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, mà trước hết, theo chúng tôi, những lời kêu gọi cũng cần nhưng chưa đủ. Như đã nói: Nhà báo cũng là con người nên không tránh khỏi cám dỗ. Chúng ta cũng cần có những biện pháp cải tiến quản lý báo chí tốt hơn để hạn chế tiêu cực trong nội bộ chúng ta.

Xin cảm ơn các đại biểu đã quan tâm theo dõi

12/2002

Nhãn:

UPDATING SPEED




MÀU ÁO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ VIỆT NAM?

Ván đấu thứ 4 của trận chung kết bóng chuyền nữ VTV cup 2007 kết thúc, đội tuyển VN đoạt chức vô địch sau thắng lợi 3 – 1 trước đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Saint John (Mỹ), Tuổi Trẻ online đã cập nhật ngay thông tin này (19 giờ 35): “VTV Cup 2007: Việt Nam lần đầu đăng quang”. Nội dung tin: “Sau bốn lần tổ chức và ba lần có mặt tại trận chung kết, lần đầu tiên, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam bước lên bục cao nhất của giải đấu này”. Hơi tiếc là nội dung tin chỉ có một câu, không có chi tiết và điều hơi tiếc thứ 2 là ảnh cho tin này là không phải ảnh được chụp trong trận chung kết (ảnh tư liệu có tính chất minh họa). Vì trong trận đấu ấy (truyền hình trực tiếp), các cô gái chân dài Việt Nam mặc áo màu trắng!

“Không gian tác nghiệp” đối với báo trực tuyến là cyber space, là môi trường internet, là thế giới phẳng, việc cập nhật một bức ảnh trong vòng vài phút là không khó, nhất là từ khu vực nhà thi đấu Phan Đình Phùng.

Dù sao, TTO vẫn là cơ quan báo chí (trừ VTV, tất nhiên) đưa tin sớm nhất về kết quả này.

Tôi đã thử tìm trên 3 báo trực tuyến khác được coi là hot nhất Việt Nam hiện nay: VNExpress, VietnamNet, Thanh Niên online... nhưng cho đến khi tôi post những dòng này lên blog thì 3 website ấy vẫn chưa có tin về kết quả Cup bóng chuyền này.

Chuyện này làm tôi nhớ lại: Lúc10 giờ 30 phút sáng ngày 17/11/2006, chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Goerge W. Bush vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, 25 phút sau, báo Tuổi trẻ online đã có tin và hình ảnh đón tiếp nhà lãnh đạo này. Theo dõi nội dung nhiều báo trực tuyến Việt Nam trong ngày hôm đó, tôi nhận thấy 80% không kịp đưa tin hoặc không đưa tin về sự kiện này. Cho đến sau 19 giờ cùng ngày, một số website mới đưa tin (dẫn theo nguồn TTXVN hoặc Đài Truyền hình Việt Nam). Chỉ có điều tôi không hiểu vì sao TTO lúc đó vẫn phải sử dụng ảnh của AFP trong khi sân bay Nội Bài có wifi khá tốt.

APEC 14 là chuỗi hoạt động diễn ra trong một quá trình dài, là sự kiện lớn, là “đất dụng võ” tuyệt vời cho báo chí nói chung và đặc biệt là báo trực tuyến. Trong một ngày (như 17/11/206), có hàng chục hoạt động ở những không gian khác nhau và nội dung khác nhau: Các nhà lãnh đạo Việt Nam lần lượt tiếp các nguyên thủ như Tổng thống Mỹ, Tổng thống Chile, nhiều hội nghị tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, các buổi chiêu đãi, các hoạt động văn hóa, ẩm thực v.v… báo trực tuyến sẽ có lợi thế đưa tin mà báo in, thậm chí cả phát thanh, truyền hình không thể theo kịp. Thế nhưng đại đa số báo trực tuyến Việt Nam vẫn “lẽo đẽo” theo sau nguồn tin từ các báo truyền thống.

Khi nói đến báo in, người ta thường nhắc đến “tính định kỳ”. Đặc trưng định kỳ của báo in được xem như điểm khác biệt cơ bản so với các hình thức truyền thông đại chúng khác cũng bằng phương tiện in ấn như sách, truyền đơn v.v… Nhưng với báo chí trực tuyến, khái niệm số báo, ngày ra báo bị phá vỡ. Với ưu thế và sự trợ giúp của công nghệ, báo trực tuyến cho phép chuyển tải những thông tin tới công chúng gần như tức thời. Báo trực tuyến ban đầu – do thói quen làm báo in truyền thống – thường như một phiên bản số của báo in. Não trạng này vẫn còn đến hôm nay trong một số "trang thông tin điện tử"...

Việc cập nhập thông tin cho báo trực tuyến có thể tiến hành bất cứ nơi đâu trên thế giới, trừ phi nơi đó không thể đăng nhập vào Internet. Nếu báo in còn phải chờ đợi khâu in ấn, phát hành qua các mạng lưới của báo mới đến được với độc giả thì báo trực tuyến chỉ cần một động tác click chuột, thông tin có thể đến với công chúng truyền thông.

Nhưng nếu NHANH là ưu thế thì sơ sót và thiếu sót cũng dễ xảy ra.

Khai thác điểm mạnh về cập nhật nhanh và hạn chế tình trạng thiếu độ tin cậy và chính xác của thông tin đang là một trong những vấn đề đặt ra cho làng báo chí trực tuyến nước ta hiện nay.

Biên Hòa, 20 g 30 ngày 19/5/2007

Viết thêm:

Sáng nay, tôi đã thấy Thanh Niên online đưa tin này. Tin chi tiết hơn và bức hình chụp đúng khoảnh khắc đăng quang của đội bóng chuyền nữ VN. Các cô vẫn mặc áo màu trắng như khi thi đấu. Tin TNO đưa khoảng gần 2 giờ sáng ngày hôm nay 20/5/2007.



Nhãn:

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2007

THE RIGHT TO COPY?




BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN ĐƯỢC... COPY?

1/ Mỗi ngày, xem chương trình của Đài nọ, tôi như bắt gặp những người quen. Cả một chuyên mục thị trường - đoi khi - toàn bài vở của các báo đã đăng trước đó. Thậm chí người biên tập không thèm “xào” lại cho phù hợp với văn phong phát thanh – truyền hình, không thèm theo dõi bản tin sáng của chính Đài mình trước đó 2 ngày đã luộc tin này rồi. Nguồn tin chủ yếu lấy từ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VNExpress, VietnamNet v.v… rồi "đắp" hình tư liệu vào, có khi đi phỏng vấn thêm để thành một “phóng sự” của bản đài. Nhuận bút tin bài như thế thuộc về ai là chuyện nội bộ, tôi không quan tâm. Điều làm những người làm báo bực mình là vì sao họ "luộc" mà không có một dòng thông báo tin, bài này nguồn nào… Có những BTV đứng trước máy đọc một nguyên văn một đoạn trong một bài báo của những tác giả khác như là ý của mình mà không thấy ngượng. Có lần một tin chứng khoán bị sai kiến thức, báo online đã sửa lại sau khi upload lần đầu, nhưng Đài này khai thác bản cũ (và có lẽ do chưa hiểu) nên cứ để thế mà phát. Công thức làm phóng sự của chuyên mục này: Lấy một bài trên Net hoặc báo + Đi ghi hình liên quan (ví dụ, bài về đồ nội thất, đi tìm cơ sở bán đồ nội thất; bài về hàng rượu bia, ra đại lý bia, về giá xăng dầu thì ra các cây xăng v.v…) + phỏng vấn chủ cửa hàng hoặc những người có liên quan (cái này “phỏng vấn làm quà”, "làm PR" cũng tiện lắm à nhen!) + Đứng trước máy nói đôi lời mở hoặc kết (thường học thuộc bài đã luộc trên báo, Net). Ví dụ thì nhiều lắm, kể ra chắc đầy entry mất. Nhưng quá trình áp dụng công thức này thỉnh thoảng cũng có những trường hợp mà chúng ta chỉ có thể thốt lên “bó tay!” vì người luộc không hiểu hết bài của tác giả thật, nên lắp ghép phỏng vấn vào nó trớt quớt! Cái này phải ví dụ - dù entry chắc dài: Bài viết của tác giả Hồng Nhung trên Tuổi trẻ nhan đề “Có nên mua tivi LCD để xem truyền hình?” (các bạn có thể bấm vào đây để xem lại) ; có nội dung chính: Tivi màn hình phẳng LCD không phát huy tác dụng như quảng cáo khi xem truyền hình vì chuẩn kỹ thuật phát sóng ở Việt Nam không phù hợp, nó chỉ được khai thác tốt khi xem đĩa DVD thôi, nhưng giá tivi LCD mắc hơn màn hình thường. Khi bài này được xào thành “phóng sự thị trường” của Đài ấy, với công thức pha chế như trên, “biên tập viên’ đã ra các đại lý máy thu hình để phỏng vấn. Trả lời “nhà báo” là các cô gái bán hàng, các cô cứ một mực nói như cái máy về cái hay, cái đẹp, độ nét của LCD. Lời bình “xào mà không xào” thì cứ nói một nẻo về chuyện kỹ thuật và chứng minh rằng khách hàng sẽ thất vọng khi sử dụng LCD. Nếu bạn coi được cái gọi là “phóng sự” này thì mới cảm được cái oái ăm đó!

2/ Lại mỗi ngày, trên bản tin sáng của một Đài Truyền hình, nhiều tin thấy quen quen. Hóa ra những tin này mình đã coi trong chương trình thời sự của Đài quốc gia đêm trước. Tin được thu lại, đọc lại dựng lại. Nhưng có một điều, khi dựng băng, người ta đã "chặt đầu, chặt đuôi" khung hình gốc. Truyền hình Việt Nam hiện nay phát sóng theo tỷ lệ chuẩn 4:3, cách “biên tập” video khai thác này biến nó thành tỷ lệ 16:9, giống coi DVD. Tin khai thác đa phần là tin lễ tân ở TW, thường chỉ có Đài quốc gia mới có cơ hội tiếp cận các đồng chí lãnh đạo cao cấp để làm tin. Hình ảnh trong nhiều bản tin, có những cảnh cận các gương mặt phát biểu, các đồng chí lãnh đạo bị cắt một phần đầu. Lý do họ cắt trên, cắt dưới khung hình gốc: xóa logo VTV.

Tất nhiên, khi đã cắt logo của nguồn tin mình khai thác thì còn gì phải nói đến chuyện giới thiệu nguồn tin. Nhưng cũng chính Đài này thì rất sốt sắng khi nói chuyện hội nhập trong rất nhiều chương trình, chuyên mục…

3/ Hiện nay, Việt Nam bị đánh giá là quốc gia nằm trong top đầu thế giới về vi phạm bản quyền. Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng nếu không ngăn chặn tình trạng này thì chúng ta khó tiếp cận công nghệ mới, thậm chí là gặp nhiều rào cản hội nhập. Việt Nam đã gia nhập WTO, vi phạm bản quyền về lâu dài có thể dẫn đến các vụ kiện tụng và đền bù thiệt hại tại các toà án quốc tế. Bởi WTO là một sân chơi sòng phẳng và minh bạch, trong đó vấn đề bản quyền rất được coi trọng.

Hầu hết các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh, đài truyền thanh cấp huyện trong cả nước hiện nay khai thác tin thế giới, tin trong nước, tin kinh tế, tin khoa học – kỹ thuật, tin văn hóa – nghệ thuật từ các kênh truyền hình nước ngoài qua vệ tinh, cable, báo chí trực tuyến để dùng cho các bản tin phát thanh, truyền hình nhưng thường rất ít Đài dẫn nguồn. Nhiều website báo chí trực tuyến Việt Nam hiện cũng khai thác các nguồn tin từ các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài và trong nước nhưng cũng thường “quên” nhắc đến nguồn tin mình sử dụng. Đây thực chất không còn đơn thuần là chuyện đạo đức nghề nghiệp mà là những vấn đề pháp lý sẽ nảy sinh chưa thể lường trước được.

Tiến trình hội nhập ngày càng sâu sắc hơn. Báo chí Việt Nam hiện nay và trong những năm tới chắc chắc sẽ đối mặt với vấn đề bản quyền để phát triển bền vững. Các nhà quản lý có thấy được ảnh hưởng tiêu cực của thực trạng này để có những biện pháp quản lý và tổ chức thông tin chưa?

Còn bạn, bạn nghĩ gì?

Nhãn:

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2007

RUBBER-TREE-LINE BOULEVARD IN THE CITY




VÌ SAO THÀNH PHỐ CHƯA TRỒNG CÂY CAO SU?

(Chuyện nghe kể ở bàn nhậu)

Trong một cuộc họp bàn về việc tạo lá phổi xanh cho thành phố trước tình trạng ô nhiễm môi trường, các chuyên gia thảo luận sôi nổi về việc chọn cây gì để trồng cho các con đường vừa tạo bóng mát, tạo màu xanh và vừa có giá trị kinh tế.

Một trong những ý kiến đề xuất được hội nghị nhất trí là nên trồng cây cao su. Cao su thỏa mãn các yêu cầu trên, đặc biệt là giá trị kinh tế khá cao.

Khi những người có trách nhiệm chuẩn bị ra quyết định về việc trồng cao su thì có một lá thư kiến nghị gửi đến đề xuất không nên triển khai.

Nội dung lá thư đó đại khái: lâu nay hình ảnh những hàng me trên các con phố đã ăn sâu trong tâm hồn cư dân đô thị này. Một nhà thơ – nhạc sĩ quá cố đã có câu hát:

Con đường có lá me bay

Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về…

Câu hát quá quen thuộc này chắc chắn phải sửa lại cho phù hợp với quyết định trồng cao su, đại khái là:

Con đường có lá CAO SU

Chiều chiều ta lại cầm ..... nhau về…

Tìm cái bộ phận nào để cầm cho hợp lý và hợp vần? Lại phải có một hội nghị nữa. Nhưng chưa có chuyên gia nào nghĩ ra nên đến nay cây cao su vẫn chưa được trồng trong thành phố.

Nhãn:

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2007

THE DA VINCI CODE




Nhân đọc “Mật mã Da Vinci”…

Mới nghe cái tựa entry, chắc nhiều người tưởng đây là bài phê bình văn học. Nhưng không phải, xin mượn chuyện cuốn sách để KHOE mấy tấm hình và mấy clip ngắn mình ghi tại Paris, bối cảnh chính được đề cập đến trong tiểu thuyết này (tiếc là lúc đến Paris tôi chưa đọc cuốn sách ấy). Dù sao, mình cũng muốn viết vài dòng suy nghĩ về cuốn sách bán chạy nhất hành tinh...

1. Tóm tắt cốt truyện: “Nhà biểu tượng học lừng danh của đại học Harvard, được mời đến Bảo tàng Louvre để xem xét một chuỗi những mật mã bí hiểm liên quan đến tác phẩm nghệ thuật của Da Vinci. Khi đang khám phá những mật mã đó, ông đã vô tình tìm được chìa khóa của một trong những điều huyền bí nhất của lịch sử… và từ đó ông trở thành kẻ bị săn đuổi”. Phần “tóm tắt” này của chính tác giả Dan Brown, đúng hơn nó là một câu giới thiệu có sức gợi.

Như hầu hết các tiểu thuyết trinh thám, cốt truyện “Mật mã Da Vinci” là câu chuyện vụ án kiểu phim “Cảnh sát hình sự” của Việt Nam. Tiểu thuyết mở đầu bằng một án mạng bí ẩn. Viên quản lý Bảo tàng Louvre bị sát hại giữa đêm trong một phòng tranh gần nơi trưng bày những kiệt tác Mona Lisa. Nhà mật mã học người Mỹ Robert Langdon (Đại học Harvard) đang đi dạy ở Paris bị tình nghi là thủ phạm. Ông được cảnh sát mời đến hiện truờng để giải mã cái mật mã người chết để lại và để theo dõi… Cô cháu gái của nạn nhân, Sophie Neveu, một chuyên gia người Pháp về giải mã đã phát hiện ra ý nghĩa thực của lời trăn trối này và bí mật báo cho Langdon biết và hai người hợp sức trong cuộc truy tìm mật mã bí ẩn đồng thời tìm kẻ chủ mưu giấu mặt của vụ giết người...

(Bạn nào có nhu cầu đọc có thể tìm trên mạng, nhiều lắm. Xin nói thêm: tôi không tán thành việc người ta tự ý post cuốn sách dịch này lên mạng)

Lối vào Bảo tàng Louvre. "Kim tự tháp" mà Tồng thống Mitteran cho xây dựng

2. Ấn tượng của tôi về “Mật mã Da Vinci” là sức hấp dẫn của cốt truyện, là kiến thức uyên bác của tác giả trên nhiều lĩnh vực và một lối kể chuyện giản dị nhưng có duyên. Nhưng cái làm nên thành công của tiểu thuyết này chắc chắn không phải ở cốt truyện ly kỳ (nếu ai mê trinh thám sẽ thấy ở nhiều tiểu thuyết khác, sức “sắp đặt” còn bất ngờ thú vị hơn). Có lẽ sự lôi cuốn đó xuất phát từ những nội dung đặt ra trong tác phẩm: Bịa như thật, thật như bịa về những vấn đề lịch sử - tôn giáo - chính trị...

Hành trình của những nhân vật chính trong tiểu thuyết là quá trình vén màn một bí mật, bí mật đó có liên quan đến một hội kín. Hội kín đó quy tụ nhiều nhân vật tiếng tăm trong lịch sử như Isaac Newton - nhà vật lý vĩ đại, danh họa Italy Botticell, danh họa Leonardo da Vinci, văn hào Pháp Victor Hugo... Cứ theo nội dung tiểu thuyết, hoạt động bí ẩn của Hội kín này được xem như một trong những tác nhân lớn của lịch sử phương Tây. Nhiệm vụ của Hội kín là bảo vệ một thánh tích tối quan trọng của lịch sử Thiên Chúa giáo, đã bị che giấu suốt nhiều thế kỷ qua. Một trong những bí mật mà Hội kín đó bảo vệ (trong tiểu thuyết) gây ra tranh cãi và phản ứng nhiều nhất, đó là chúa Jesus không phải là một vị thánh, ông là con người bình thường, ông đã từng kết hôn với Mary Magdalene và đã để lại giọt máu của mình trước khi tử nạn. Và, kinh động hơn, các bậc quyền thế của giáo hội, sau đó đã cố tìm để hủy diệt dòng dõi này…. Hoặc một nội dung “nhạy cảm” khác: Thánh Kinh không thật sự ghi lại những gì chúa Jesus đã rao giảng, nó đã bị làm méo mó bởi một người vì ý đồ chính trị…

Khu vực Trung tâm Paris, bối cảnh câu chuyện rượt đuổi trong tiểu thuyết

Cuốn tiểu thuyến có yếu tố giống nhiều truyện trinh thám kinh điển như tình yêu (dù ít), ám sát, phản bội… có những pha rượt đuổi, có chuyện xa xưa lẫn chuyện hiện đại như email, hồng ngoại, laser, công nghệ viễn thám, việc tổng thống Mitteran xây Kim tự tháp ở bảo tàng Louvre... Tác giả cũng dựa trên những tài liệu thật liên quan đến những kiệt tác nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, thân thế của danh họa Italy Leonardo Da Vinci, hoặc những tài liệu có tính chất giả thuyết về nhân vật nữ trong Kinh Thánh Tân Ước - bà Mary Magdalene, các tổ chức nổi tiếng như Opus Dei, Priory of Sion, Knights Templat, các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như La Gioconda (hay Mona Lisa), bức Bữa tiệc ly (The Last Supper), bức Đức Mẹ bên Núi đá (The Virgin of the Rocks)... Nhưng điều làm người đọc suy tư nhiều về cuốn sách này (trừ những người phản đối hay ủng hộ cực đoan vì những lý do chính trị, tôn giáo) là vấn đề niềm tin, tôi nghĩ thế.

3. Khủng hoảng niềm tin là một vấn đề của thời đại chúng ta. Từ lâu, chúng ta hiểu rằng chân lý không phải bao giờ cũng thuộc vào số đông. Tất nhiên, do một thói quen cố hữu niềm tin của chúng ta thường phụ thuộc vào niềm tin của số đông trong lịch sử. Giáo điều, một căn bệnh đã từng được vạch ra nhưng chưa phải đã hết. Nhưng mất niềm tin là mất tất cả. Vì vậy, Kinh Thánh cho mỗi người phải là do chính họ quyết định. Tinh thần hoài nghi khoa học đã trỗi lên trong thế kỷ XX ở châu Âu và ngày nay, khi công nghệ thông tin bùng nổ, tinh thần ấy còn mạnh hơn lúc nào hết trên toàn thế giới. Có người nói, sự hoài nghi là một thái độ đúng đắn về niềm tin. Sự chắc chắn (tin chắc) chỉ là một ảo tưởng. Bởi không có sự chắc chắn nào cả. "Cái đối lập với niềm tin là sự không nghi ngờ. Cái đối lập với niềm tin là sự tin chắc" (John Aller).

Tòa thị chính Paris (Hotel De Ville) và nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame)

Một tấm hình... tự chụp mặt mình bằng di động (các bạn hãy hình dung cái cảnh ấy nhé!), chụp chớp nhoáng ngay phòng trưng bày kiệt tác Mona Lisa vì sợ cảnh vệ ... thu máy!

+ Và đây là một clip ngắn tôi ghi được bằng handycam trong khu vực trưng bày bức tranh nổi tiếng Mona Lisa (khu vực xảy ra án mạng đầu cuốn tiểu thuyết). Nói thêm: chỗ này không được phép quay phim chụp hình, mình liều mạng bấm đại một tí là cho máy vào túi ngay. Những clip này được đưa lên với chất lượng thấp để các bạn dễ xem...

+ Tháp Eiffel, công trình nổi tiếng thế giới ở Paris, cũng được nhắc đến rất hay trong “Mật mã Da Vinci”. Clip này tôi tự quay... nình bằng cách để máy cố định. Giờ xem lại thấy mắc cỡ quá chừng nhưng vẫn post lên cho các bạn xem cái... tháp là chính:

Nhãn:

DISTRACTION




ĐÃNG TRÍ

Tôi có quen 2 người dính dáng đến chuyện đãng trí. Tạm gọi là ông 1 và ông 2.

Ông 1 thì biết khá rõ về tật đãng trí của mình và hay kể chuyện đó cho bạn bè nghe như một cách tự trào. Ông 2 thì ngược lại, thường cố chứng tỏ mình là người sâu sắc và tinh tế.

Ông 1 có khi say sưa trước máy tính, quá mỏi mắt vì viễn thị, cần đeo kính vào nhìn cho rõ, nên với tay ra tìm kính mà mắt vẫn nhìn vào monitor, lại bắt gặp cái mũ, ông cứ thế đội vào và tiếp tục làm việc cho đến khi đồng nghiệp phát hiện "sao anh lại đội mũ trong phòng?"… Có lần trở về nhà sau chuyến công tác, vừa để xe máy trước cổng, nghe tiếng điện thoại reo, ông chạy nhanh vào để trả lời, nói chuyện nghiệp vụ một lúc, ông quên mất mình vừa đi xa về và tiếp tục vào nhà tắm rửa, đi ngủ. Sáng hôm sau mới thấy cổng, cửa vẫn mở và xe máy vẫn ở ngoài với chìa khóa sẵn sàng… Một lần vội đi họp, mải nghĩ ngợi về nội dung sẽ phát biểu, ông mặc áo, chải đầu, đeo cà vạt theo thói quen nhưng quên mất mặc quần dài. Cứ thế ông lên xe máy chạy tới cơ quan, nửa đường gió mát, hơi nhột nhột, ông mới cảm thấy khang khác và phát hiện mình thiếu quần… Khá nhiều chi tiết về chuyện đãng trí mà ông 1 kể lại rất vui. Tôi tin đó là chuyện thật vì chẳng ai có sức tưởng tượng để hư cấu những chuyện kiểu như có lần ông đi dạy (ông dạy học không chuyên), cũng vội vã chuẩn bị cho nội dung lên lớp, nên khi mặc quần lại quên đóng dây kéo. Vào lớp học trò nữ cứ khúc khích mãi chẳng hiểu ra chuyện gì. Sau nhờ một học trò nam mạnh dạn gửi lên một mẩu giấy có nội dung nhắc thầy, mới ớ người ra.

Nhưng ông 1 có nhiều chuyện không đãng trí: kiến thức chuyên môn sâu rộng, đố ai lừa ông được khi nói chuyện. Bạn bè phổ thông, đại học, cao học… ai sống ra sao, ông nhớ vanh vách, bà con bên nội, bên vợ ông biết quan tâm đúng lúc, đúng mức…

Lại nói về ông 2: Ông này hay nhậu. Ông ghiền nhậu như ông 1 ghiền máy tính. Điều khác một chút là ông 2 thường nhậu không phải trả tiền. Lâu dần thành quen, nên sinh đãng trí đến mức nhậu với tư cách cá nhân cũng thường quên tính tiền, hoặc quên mang bóp. Nhiều chiến hữu khốn khổ vì phải đỡ cho tật đãng trí này của ông 2.

Nhưng ông 2 có một điều không đãng trí bao giờ, đó là ai lỡ dại phê bình ổng thì ổng nhớ hoài!

Có người gọi hiện tượng ông 1 là đãng trí bác học. Còn cái sự đãng trí của ông 2, chưa biết định danh thế nào?

Nhãn:

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2007

LIVE BROADCASTING




Chuyên gia Thụy Điển đang hướng dẫn kỹ thuật viên và đạo diễn phát thanh ở Đài Đồng Nai trong một buổi phát thanh trực tiếp. Hình chỉ có tính chất minh họa.

BUÔNG TÔI RA!

Ngành phát thanh Việt Nam khi mới ra đời đã ứng dụng kỹ thuật làm phát thanh trực tiếp vì một lý do cực kỳ đơn giản: nghèo quá không có băng từ để ghi âm trước! Những bậc tiền bối kể lại: Trong lịch sử Đài Tiếng Nói Việt Nam, ngay từ 1945, mỗi buổi phát thanh đều mở đầu bằng việc hát live nhạc hiệu “Diệt phát xít” đệm guitare gỗ hoặc mandoline. Buổi phát thanh trực tiếp hoành tráng đầu tiên là cuộc tường thuật sự kiện Bác Hồ về nước sau Hội nghị Fontainebleau (tường thuật từ Hải Phòng về Hà Nội theo xe lửa)…

Sau này và trong một thời gian dài cho đến nay, khi các nước anh em giúp đỡ nhiều về máy móc và do yêu cầu an toàn chính trị trong quy trình làm báo nói của khối XHCN, các buổi phát thanh đều được ghi băng trước để phát và phát lại (re-taped, re-broadcast, re-play). Nhân tiện xin nói thêm, hiện nay có nhiều Đài dùng cái từ hết sức ngớ ngẩn trong văn bản hành chính là phát GIÁN TIẾP (để chỉ những chương trình không phát sóng trực tiếp)

Giai đoạn hội nhập sau này, “bọn Tây” lại giúp đỡ ta công nghệ phát thanh trực tiếp. Gọi là công nghệ bởi đây là phương thức làm phát thanh mới: dân chủ hơn, tương tác hơn v.v… chứ không phải là kỹ thuật phát thẳng mà Việt Nam làm ngày xưa! Theo công nghệ này, không phải chương trình phát thanh trực tiếp nào cũng "đọc" trực tiếp trên sóng. Âm nhạc, những cuộc phỏng vấn v.v... có thể thực hiện trước... nhưng tính chất sống động (live) của chương trình phát thanh trực tiếp mới là bản chất của phương thức này. Thính giả có thể tham gia chương trình qua điện thoại trực tiếp về phòng thu. Phát thanh viên có thể xin lỗi khi sơ sót. Rất đời sống, rất con người...

Dài dòng một chút bây giờ mới vào chuyện vì chuyện này khó viết đoạn kết, kể vài câu là hết…

Rằng ở một Đài nọ sau khi được chuyển giao công nghệ làm trực tiếp, tập thể lãnh đạo quyết tâm thực hiện phương thức này vào chương trình buổi sáng từ 5 h đến 6 h (vốn được xem là giờ vàng của phát thanh). Lúc đầu cả ê kíp thực hiện rất hăng, sau do cực quá và nhuận bút không thay đổi kịp theo phương thức mới, mỗi kíp chỉ còn 3 hoặc 4 người, đến hẹn lại lên: 1 biên tập (hay đạo diễn), 1 kỹ thuật viên, 1 phóng viên phòng thu để xử lý trả lời điện thoại thính giả và 1 phát thanh viên (thường các Đài tuyển PTV là những người đẹp người đẹp giọng) và nội dung chương trình gần như được chuẩn bị sẵn từ đêm trước, bỏ bớt phần khách mời phòng thu... nên 2 người ở phòng khống chế hết sức thoải mái "tám" chuyện, hầu giao trách nhiệm cho 2 người trong phòng thu... Nhiều điều trước đây được học (có tính chất nguyên tắc) được linh động bỏ hết, chỉ trừ một điều: nội dung lên sóng là số 1, tất cả có gì "khôn dại đóng cửa dạy nhau sau, nhưng tuyệt đối không để thính giả biết có chuyện gì sơ sót đã xảy ra ở Đài...

Một buổi sáng cuối năm, trời lạnh, kíp làm trực tiếp trẻ đến Đài trong trạng thái còn ngái ngủ… Giờ G lên sóng đã điểm. 2 bạn trẻ (một nam phóng viên và một nữ PTV vào studio), bên kia tấm kính là đạo diễn và kỹ thuật viên (họ thường đến trước để chuẩn bị) đang sẵn sàng tán chuyện cho đỡ buồn ngủ. Nhạc hiệu. Rồi lời giới thiệu (giọng nam phóng viên): Mời quý thính giả theo dõi chương trình thời sự sáng của Đài X. được phát trực tiếp trên làm sóng Y. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị theo dõi những nội dung chính sau đây…

Khi thính giả - như thường lệ - đang chờ đợi giọng nữ tiếp tục giới thiệu những món ngon trong bữa tiệc phát thanh sắp dọn thì chính cái giọng nữ ấy thét lên bất thường: Buông tôi ra! Không thì tôi tát vào mặt bây giờ!

- Nhạc! Nhạc! - Tiếng la của đạo diễn từ phòng khống chế, kỹ thuật viên cắt ngay đường tín hiệu studio và đẩy fader nhạc không lời (đoạn nhạc này khá dài). Thính giả (có người còn nằm trên giường, có người đang tập thể dục ngoài đường nghe qua loa phường xã, có người đi trên xe…) thì ngơ ngơ ngác ngác chẳng hiểu hôm nay Đài cải tiến như thế nào mà lạ quá...

Và sau đó buổi phát thanh vẫn tiếp tục. Câu chuyện được kể lại như một ví dụ "kinh điển" về khả năng xử lý của biên tập viên (hay còn gọi là đạo diễn phát thanh).

Đố bạn, anh ta đã xứ lý như thế nào và vì sao có “nội dung chính” đó?

Nhãn:

CAPTION




Trong nhiều lớp học báo chí, có một bài tập ngắn cho phóng viên như sau: mỗi người sẽ có một khoảng thời gian nhất định để viết lời bình, chú thích (caption) cho một bức ảnh được thầy giáo đưa ra. Có khi đó là lời chú thích thật hóm để tạo không khí cho lớp.

Bức ảnh này được Hoài Linh chụp tại một căn nhà ngoại ô thành phố Kalmar Thụy Điển. Các nhân vật trong ảnh (từ phải sang trái) là nhà báo Clas Thor, chuyên gia đào tạo báo chí Thụy Điển, ông chủ nhà tổ chức buổi chiên đãi (tôi quên tên mất), nhà báo Thanh Lâm – phó ban Thời sự VTV. Ảnh được chụp vào buổi chiều hôm trước và sáng hôm sau thì được chọn để lớp học của chúng tôi làm bài tập như trên.

Caption do chính Thanh Lâm chọn là:
”Nước Việt
Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”.
Còn bạn, nếu phải chú thích bức ảnh này?

Nhãn:

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2007

LISTENING THERAPY




Bạn tôi đã dỗ con ngủ như thế nào?

Thằng nhóc 2 tuổi của nhỏ bạn tôi hay quấy. Tối nào cũng khóc dai không chịu ngủ. Cô bạn tôi vốn là dân cán bộ Đoàn và hơi hiện đại nên không biết hát ru kiểu các cụ. Đành phải sử dụng tân nhạc.

- Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước…

Thằng bé vẫn không nín.

- Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…

Thằng bé càng gào to.

Thôi thì chuyển qua phong cách trữ tình, Mỹ Tâm vậy:

- Ước gì, anh ở đây giờ này…

Thằng bé chẳng buông tha.

Vừa mệt vừa tức, bạn tôi gào lại: “Tao đã ru mày bằng tất cả thể loại mà mày không chịu nín cho. Thôi cho mày nghe Đài vậy!”

Bạn tôi với tay lấy remote. Một kênh truyền hình bạn chọn theo thói quen. Thằng bé bỗng dưng nín bặt.

Và cứ thế, hằng đêm, khi nào thằng bé gào lên là đã có Đài… dỗ nín. Liệu pháp dỗ con này vẫn còn được bạn tôi áp dụng đến nay chưa chuyển giao.

Tin hay không tùy bạn. Còn kênh nào dỗ được thằng bé bạn tôi chưa chịu nói ra. Mà con tôi thì lớn và không có nhu cầu dỗ nên tôi cũng chẳng cần khai thác làm gì

Nhãn:

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2007

VO NGUYEN GIAP street, WHY NOT?




Một con đường mang tên VÕ NGUYÊN GIÁP, tại sao không?

Hôm nay, 7/5/2007, ngày kỷ niệm 53 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Dù không phải năm chẵn, lễ kỷ niệm không lớn, nhưng cũng như mọi năm, nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày này có lẽ là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sách báo ca ngợi về vị tướng sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 này quá nhiều. Và ông đã được xem như một huyền thoại quân sự thế giới.

Bìa tạp chí Time ngày 15/5/1972

Ông là một nhà quân sự vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh trận Điện Biên Phủ năm 1954. Thắng lợi Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Nhờ thắng lợi này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, ông có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và đặc biệt, trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân.

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi người Mỹ phải rút quân khỏi VN sau Hiệp định Paris (1973).

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã phát hành số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", tôn vinh các nhân vật nổi tiếng làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Ở nhiều nước trên thế giới, những nhân vật có công trạng lớn được làm tượng ngay khi còn sống. Thậm chí một danh thủ bóng đá như Eric Cantona, khi đã có nhiều đóng góp cho Manchester United, đã được người Anh làm tượng sáp cho vào bảo tàng khi còn ở tuổi 20…

Tướng Giáp trong một lần về Đồng Nai

Ở Việt Nam có một nguyên tắc bất thành văn là việc đặt tên đường thường phải sử dụng tên những người đã mất. Liệu chúng ta có thể xóa bỏ cái nguyên tắc ấy trong trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một biểu tượng của hòa bình?

Nhãn:

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2007

FUNNY PIC




Hãy cố ước muốn.... ? Comment nào!

Bức ảnh này chụp tháng 8/2006 tại Kalmar (Thụy Điển), tác giả là nhà nhiếp ảnh Hoài Linh và nhân vật trong ảnh là đồng chí Bùi Tiến Dũng, nhưng không phải bác Dũng Tổng của PMU18 đâu, đó là thạc sĩ Dũng hiện đang giảng dạy ở Khoa Báo chí (trường Đại học KHXH - NV Hà Nội).

Nhãn:

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2007

TORTOISE-SHELL BRACELET




Tình cờ tim thấy mấy cái truyện mini này khi lục mớ tư liệu cách nay hơn 10 năm, cái thời hồn nhiên viết báo làm thơ kiếm cơm..

Chiếc vòng đồi mồi

Anh theo đoàn cựu tù ra thăm Côn Đảo. Chuyến tàu đêm nặng nhọc trôi qua. Lần đầu tiên anh thấy biển bao la và hùng vĩ đến vậy. Anh ao ước: giá nàng cùng có mặt.

Không ngày nào trên mảnh đất thiêng liêng và đẹp hoang dã ấy anh không nghĩ về nàng. Những cuộc điện thoại xuyên biển đông từng chiều buộc anh phải tiết giảm thú vui hút thuốc lá. Nhưng phải đến ngày cuối, anh mới gặp được nàng trên dây nói. Anh thao thao kể về bãi biển hoang sơ với những con cá đủ màu ở khu sân bay Cỏ Ống, về nghĩa trang Hàng Dương thiêng liêng, về những con đường đèo hùng vĩ trên đảo...

Những ngày biển động trôi qua, tàu chuẩn bị về đất liền. Anh vét những đồng tiền còn lại đứng trước quầy "sourvenir" ở khách sạn Phi Yến. Chiếc vòng đồi mồi có dòng chữ "Kỷ niệm Côn Đảo" được anh chọn sau một hồi cân nhắc. Và nó được trao tận tay nàng trong một buổi tối ngập ngừng trước ngỏ. Nàng tròn mắt:

- Anh vừa đi Vũng Tàu về à?

- Không, Côn Đảo chứ, anh gượng cười.

Nàng chớp đôi mắt như Maika lục trong bộ nhớ thử xem Côn Đảo là nơi nào.

***

Hai tuần sau, một đứa bạn thân có xe máy gặp nàng trên đường đi học thêm tiếng Anh và kể lại cho anh nghe: Tao vừa gặp người yêu mày. Tay nàng đeo vòng cẩm thạch đẹp ghê!

Anh lại gượng nở một nụ cười, thầm nghĩ: chắc chiếc vòng đồi mồi đang ở trong ngăn kéo kỷ niệm.

8/1995

Những giọt nước mắt

- Mày nghĩ tao ác lắm hay sao mà mày khóc? Mày không thương tao, tao biết mà. Mày bênh cho nó, mày bênh cho ba mày...

Lan khóc. Những giọt nước mắt tự nhiên tuôn ra không tài nào kìm được.

Giá như chiều nay Lan đừng theo mọi người thì hay hơn. Của đáng tội, trước đó, Lan cũng hăm hở trước cuộc đụng độ giữa mẹ Lan và một người đàn bà xa lạ. Lan ghét bà ta, bởi bà là nguyên nhân bao nỗi bất hạnh, bao bực dọc xảy ra trong gia đình Lan gần một năm qua. Lan có một niềm tin: Cuộc gặp gỡ này sẽ làm ba ta thức tỉnh, sẽ làm bà ta buông tha ba mình. Chị dâu của Lan cũng có mặt ngay sau cú phôn của mẹ để tham gia cuộc bắt ghen. Lan chọn bộ quần áo cơ động nhất, vén mái tóc dài để tránh bị giật tóc khi cần phải bảo vệ mẹ.

Người đàn bà xa lạ ấy không nanh vuốt như Lan tưởng. Bà ta trẻ như Lan, bà ấy không kịp phản ứng, không kịp tự vệ, không kịp nói một lời trước những trận đòn tới tấp của mẹ và chị dâu Lan.

Dường như Lan không thể nhích thêm một bước chân trước cảnh tượng ấy, chỉ có những giọt nước mắt không ngăn nổi tự nhiên trào ra, vỡ òa cùng với những tia hy vọng của Lan.

Và bây giờ Lan lại khóc khi nghe những lời đay nghiến của mẹ.

10/1995

Nhãn:

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2007

AM I “NAM” OR “NU”?




Ai biểu ổng không biết tiếng Việt?

Cách đây đúng 10 năm, Đài PTTH Đồng Nai là một trong số ít Đài địa phương được Ban quản lý Dự án “hỗ trợ phát thanh địa phương” do Tổ chức SIDA Thụy Điển hỗ trợ chọn triển khai. Quy trình triển khai dự án đào tạo kỹ năng làm phát thanh trực tiếp (hồi đó gọi là phát thẳng) diễn ra 3 giai đoạn. Giai đoạn I có 2 chuyên gia Thụy Điển đến, đó là ông Goesta và ông KShell. Hai chuyên gia này làm việc cật lực vì họ trực tiếp lắp ráp phòng máy, dạy lý thuyết, tổ chức thực hành cho tuần basic.

Buổi sáng đầu tiên, ông Goesta tranh thủ ngay sau nghi thức khai giảng là đi lắp hệ thống bàn mix mới và thiết kế lại phòng thu. Làm việc say sưa nên thông dịch viên không thể chờ và đi ăn cơm trước. Khoảng 12 giờ, tôi đang ngồi ở phòng làm việc thì nghe có tiếng gọi thất thanh của mấy chị cùng cơ quan:

- Tú ơi! Tú ơi!

- Có chuyện gì thế?

- Ra nghe thử ông Thụy Điển nói gì? Nhìn mặt ổng có vẻ căng thẳng lắm!

Tôi lao theo mấy chị qua hướng ra nhà vệ sinh cơ quan. Ủa, sao lại là hướng này? , tôi nghĩ thầm nhưng chưa kịp hỏi thì đã tới nơi. Trước mắt tôi là ông Goesta người to lớn như con gấu với vẻ mặt rất “nghiêm trọng”. Dường như ông đoán ra tôi là người biết tiếng Anh (mặc dù lúc bấy giờ nói tiếng Anh cũng còn... mỏi tay) được gọi đến để trả lời giúp ông. Ông liền xổ về phía tôi và hỏi ngay:

+ AM I “NAM” OR “NU”?

Tôi hơi bất ngờ một chút (trước khi nhận ra là "Nữ" ổng phát âm thành "nu") và hiểu nguyên nhân: 2 lối vào nhà vệ sinh của cơ quan tôi không vẽ ký hiệu “đàn ông”, “đàn bà” mà cương quyết chỉ viết chữ Việt là “NAM” “NỮ” cho nó đậm đà bản sắc dân tộc (hồi đó chưa có nghe khái niệm hội nhập đâu). Ông Goesta đành phải đứng (chắc cũng 10 phút) sượng trân như thế vì không biết đi lối nào, dù rất muốn rẽ ngay.

Khổ thân, ai biểu ông không chịu học tiếng Việt trước khi qua đây nhỉ!

Nhãn:

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2007

TALKING ABOUT REPORT




Sau đây mời quý vị xem một phóng sự!

Hôm qua, lần đầu tiên mình coi được trọn vẹn hai chương trình của VTV6. Hay. Lạ. Thú vị. Là người từng làm tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình, mình rất khâm phục nỗ lực của các equip ấy!

Nhưng ở góc độ chuyên môn, mình thấy cũng còn nhiều chuyện để bàn, hôm nay mình bàn chi tiết này trước, vì nó “dính” tới rất nhiều chương trình truyền hình trong cả nước.

Đó là sự lạm dụng thuật ngữ “phóng sự”, "phóng sự ngắn".

Trong một talkshow rất độc đáo của VTV6 mang tên “I am me” (iME) – “vân tay” lần đầu phát sóng, nhân vật được mời là Hà Anh Tuấn, ca sĩ Sao Mai điểm hẹn, nhóm thực hiện đưa vào nhiều video clip “chèn” được chuẩn bị trước đó. Có một clip làm kiểu slideshow giới thiệu những bức ảnh của Hà Anh Tuấn lúc còn bé, khai sinh, chứng minh nhân dân của anh v.v… Tất nhiên đó là sự sắp xếp có dụng ý. Nhạc nền của clip này là một ca khúc (hình như “12 giờ” thì phải) do Hà Anh Tuấn thể hiện. Một clip khác ghi hình Hà Anh Tuấn đi đánh cầu lông với các cụm hình ảnh như: Tuấn đến sân cầu, khởi động, đánh cầu với bạn (góc máy không cho thấy đối thủ của Tuấn). Clip này sử dụng thủ pháp fast-motion trong lúc edit (dựng băng).

Những clip này đưa vào talk show ấy rất đắt, rất thú vị. Nhưng, hình như đã thành một thói quen trong giới truyền hình, MC Thùy Minh khi dẫn vào clip ấy có nói “Sau đây, mời quý vị và Hà Anh Tuấn cùng xem một PHÓNG SỰ do chúng tôi vừa thực hiện”. Và sau khi xem những “phóng sự” đó, ngôi sao Hà Anh Tuấn cũng chân thành bày tỏ sự xúc động “khi được xem những phóng sự này”.

Tất nhiên, các thành tố chèn (insert) trong một chương trình lớn nhiều khi là một tác phẩm báo chí độc lập. Nghĩa là nó có tính chỉnh thể, tách nó ra khỏi “môi trường” chương trình đó, nó vẫn đứng như một tác phẩm. Một số phỏng vấn dư luận (vox-pop) trong một số talkshow có thể là tác phẩm như thế. Nhưng không phải clip chèn nào cũng là PHÓNG SỰ.

Trong hoạt động truyền hình, với các dạng talkshow thường thu ở phim trường, để hạn chế sự "ngột ngạt" của không gian trường quay, để đưa đẩy vấn đề, để minh họa cho một số nội dung, thủ pháp dùng các “đoạn băng” chèn rất thường được sử dụng. Nhưng có khi đó chỉ là 1 đoạn tư liệu hình, hoàn toàn không thể xem là phóng sự.

Còn phóng sự truyền hình là gì thì có thể bàn cả một chuyên luận, thậm chí nhiều cuốn sách, nhiều luận án tiến sĩ… (đó là chưa nói đến phóng sự ngắn, phóng sự điều tra và chưa nói các loại hình báo chí khác như phóng sự phát thanh, phóng sự ảnh v.v...)

Không phải tôi hơi khó tính về câu chữ hay bày đặt khoe mẽ lý luận, song, tôi muốn được sự chia sẻ với các bạn về vấn đề này: Khi một MC, một người nổi tiếng định danh cho 1 một thực thể truyền hình nào đó là phóng sự, họ đã – vô tình hay cố ý - tạo niềm tin cho công chúng về khái niệm phóng sự, trong đó có những công chúng trẻ. Và nếu họ định danh sai?

Nhãn: