Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

MAI NÀY...




Bạn bước vào một siêu thị xe của Toyota. Chao ơi, nhiều xe quá. Bạn lách vào các gian hàng ở từng tầng lầu thoáng mát, chọn loại xe mình thích, màu xe mình thích nhất. Mở cửa xe, bạn vào xem xét từng chi tiết nội thất của nó. Rồi bóp còi. Nhấn ga. Phía trước mặt bạn là một lối ra bãi trống để bạn lái thử xe trên nhiều địa hình kể cả khi bạn chưa có bằng lái xe... Siêu thị xe hơi này không có vệ sĩ, nhân viên hay camera quan sát, bạn tha hồ “vọc” xe như thế bao lâu tùy thích. Không thích chạy chiếc này thì đổi chiếc khác, không ai quấy rầy, không ai để ý chuyện bạn làm... Thậm chí bạn có thể dễ dàng yêu cầu chiếc xe được tháo tung ra, lật qua, lật lại, xoay tới xoay lui để kiểm tra...

Tôi đang kể chuyện viễn tưởng? Không, chuyện thật đấy!

Đó là games online? Không, đó là không phải là trò chơi!

Chuyện đó xảy ra ở đâu? Trong không gian trực tuyến mà bất cứ ai trên hành tinh này cũng có thể tham gia với một thiết bị có kết nối internet…

Bao giờ chuyện đó xảy ra?

Hihi… Mai này!

Công nghệ tạo hiện trường ảo trong tương lai sẽ cho phép nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà quảng cáo làm như thế. Lâu nay, chúng ta hiểu quảng cáo trực tuyến là những banner trên các website, nhưng, không còn bao lâu nữa công nghệ sẽ cho phép và góp phần làm cho quảng cáo trực tuyến lên ngôi, đặc biệt, khi các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và điện thoại di động đem đến khả năng truy cập web tiện lợi hơn (mobile web initiative), web ngôn ngữ (semantic web) sẽ cho phép máy tính làm được nhiều tác vụ tự động một cách hiệu quả hơn.

Các chuyên gia dự đoán rằng doanh thu quảng cáo trực tuyến toàn cầu sẽ tăng nhanh và là nhân tố chính làm thay đổi, kích thích sự phát triển của loại hình truyền thông này trong thời gian tới.

Dự báo này hầu như không cần phải lý giải vì ai cũng thấy được những đặc trưng nổi bật của truyền thông trực tuyến: Quảng cáo online đang ngày một phổ biến bởi nó đem lại cho các đơn vị tiếp thị những tính năng đặc biệt mà các kênh thông tin khác không có.

Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ dần có thói quen “lướt web” để tìm hiểu “săm soi” sản phẩm trước khi mua một cách rất riêng tư thậm chí được tư vấn dễ dàng về chính sản phẩm đó trên mạng. Quảng cáo trực tuyến tạo cho các nhà quảng cáo cơ hội rất tốt để gây ấn tượng với khách hàng trước khi họ quyết định. Quảng cáo trực tuyến còn đem lại cho nhà quảng cáo khả năng theo dõi phản ứng của người tiêu dùng trên mạng, nhờ đó đề ra được những cách tiếp thị thích hợp.

Thế mạnh của quảng cáo trực tuyến là khả năng tương tác với sản phẩm: nghe được âm thanh sống động, xem tại bất kỳ nơi đâu, được tư vấn nhanh chóng để quyết định mua hoặc không mua được hỗ trợ nhờ công nghệ tạo hiện trường ảo.

Một lý do khác khiến doanh thu quảng cáo trực tuyến tăng là nhờ giá cả quảng cáo thấp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống.

Đặc biệt với báo trực tuyến, người ta có thể đo lường được hiệu quả quảng cáo (bao nhiêu người có thể nhìn thấy (tiếp cận) thông tin quảng cáo đó 1 lần, 2 lần,… n lần trong những thời gian cụ thể. Hoặc có thể tính ra chi phí chi tiết: mất bao nhiêu USD để đưa được thông tin quảng cáo tới 1.000 người khai thác mạng (trong tương quan so sánh với giá quảng cáo qua truyền hình vào giờ cao điểm để đưa thông tin đó tới 1.000 khán giả).

So với báo in, quảng cáo trực tuyến có chi phí thấp trong khâu sản xuất (báo in muốn tăng chất lượng thông tin quảng cáo phải tăng chi phí in ấn). Bên cạnh đó, đặc trưng phát hành toàn cầu cho phép quảng cáo trực tuyến không bị giới hạn không gian địa lý. Sản phẩm dịch vụ quảng bá được rộng rãi, tiếp cận tới công chúng/khách hàng bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu khắp toàn cầu.

Nếu với truyền hình và phát thanh truyền thống, bạn phải tiếp cận quảng cáo cùng với số đông trong thời gian “nhà đài” phát sóng, thì với quảng cáo trực tuyến, sự lựa chọn của bạn diễn ra theo ý bạn vào bất cứ lúc nào bạn muốn. Bạn có nhu cầu có thể thử lên thử xuống những đôi giày trên mạng cả giờ đồng hồ mà không bị ai quấy rầy hay nhòm ngó bực mình. Bạn có thể “thử” một thiết bị muốn mua trên mạng thoải mái chứ không chỉ "bị" nghe/xem/đọc quảng cáo thụ động như trong quảng cáo phát thanh – truyền hình truyền thống.

Có người còn dự báo, biết đâu trong tương lai, quảng cáo trực tuyến còn cung cấp cả... mùi vị của sản phẩm chứ không chỉ có âm thanh, hình ảnh 3 chiều.

Tất cả vẫn còn là dự báo về một xu thế. Xu thế này diễn ra với tốc độ, quy mô ra sao, chúng ta hãy chờ xem và hãy chuẩn bị để đón đầu!


Nhãn:

15 Nhận xét:

Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Em chỉ mong có công nghệ nào giúp con người"hỏng ăn mà mần nổi"hoặc "mần hoài mà không mệt"em xẽ giàu và tậu được ôtô.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Định "còm chảnh"chỉ còm một cái nhưng lại được tem á!May thiệt.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Neco nói...

Chưa Tết nói chuyện "lai rai"!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous HTGiap nói...

Bác vẽ ra một viễn cảnh đang tới thật gần.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous dongphuocvinh nói...

Chắc chắn là trong năm 2008 sẽ có 1 số chuyển động mạnh trong quảng cáo trực tuyến. Anh Tú chờ xem và khui sâm banh với em hé.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Úi "xí hổ" thiệt sai chính tả một cách ngớ ngẩn!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Bằng Lăng: Sờ chim sờ bướm cơ bản cũng giống nhau em ơi. Công nghệ có thể làm được chuyện "hổng ăn mà mần nổi", "mần hoài không mệt" nhưng ăn như thế, mần như thế thì trái tim nó teo lại em à!
@ Chưa Tết đã nói chuyện mai!
@ HTGiap: Mình cũng mong và tin nó sẽ đến thật nhanh
@ Đồng Phước Vinh: Anh nghĩ là công nghệ mô phỏng đã được ứng dụng trong đời sống rồi nên việc nó đi vào web để ứng dụng cho quảng cáo chắc là khả thi.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous hongdang nói...

Bác cập nhật các công nghệ mới của truyền thông dữ quá, coi bộ mai này...thẳng tiến Bộ Thông tin-truyền thông (hi,hi, không biết có bộ nào tên thế không?). Mai này, biết đâu đấy! :D

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

hình như ở mấy trường lớn ở Âu Mỹ, có hẳn một khoa Marketing by internet đó anh!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Ngọc Kỳ Lân nói...

hình như ở mấy trường lớn ở Âu Mỹ, có hẳn một khoa Marketing by internet đó anh!
===> giờ này mà còn viết vậy, chịu khó đọc thêm đi nhé. Không chỉ marketing trong kinh doanh... mà giờ người ta còn Mar cả trong lĩnh vực xã hội, y tế... thế nào nhỉ? còn lĩnh vực nào chưa có Mar?!!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous TKO nói...

Mai này anh Tú đi xe ảo
Cho cả làng lốc gơ lóa mắt chơi!:D

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous lanhkts nói...

Mai này bác Tú gặp thời
Sắm con xế hộp cho đời biết tay

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ TKO: Xe ảo trong mấy truong dạy lái xe cũng có nhiều lắm em ơi. Máy bay ảo còn có mà

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Bé Hoàng_ Chồng bé Chuột nói...

Bé H OK với Anh về mọi vấn đề nhưng để gọi là........chờ xem rồi đón đầu thì khó lắm Anh ạ! VN mình chung quy lại chỉ có thế nói răng.....đón đầu luôn là tuyên truyền nhưng thực tế chỉ nắm đựoc fần đuôi.........
Nếu em có mạo phạm do thiển cận về tư duy xin Tú Huynh lượng thứ bao dung.............
Đệ có nghe về quảng cáo trực tuyến thêm mùi vị....nhưng khó lắm anh...vì cái kiểu công nghệ ...tất tần tật phim ảnh nhạc hay gì gì cũng có mùi thì em rằng............

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous LEHAVN nói...

Bác Tú đưa ra một viễn cảnh hay qúa, cũng không xa vời đâu nhỉ. Đề nghị viết thêm nữa nhá : phim trường ảo, xe ảo, nhà ảo, vợ ảo ... :)

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ