Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

ĐỊNH DANH

(Tái bản 1 khúc entry cũ)

Con bé Sao Khuê nhà tôi lúc 4 tuổi, một bữa đang chơi ngoài sân nhà, bỗng reo lên: Ba ơi, gió bay một cái ụp ti tới nhà mình! Tôi hỏi lại vì chưa hiểu: Cái gì con? Cái ụp ti. Chưa hết ngạc nhiên khi nghe một từ lạ hoắc thì nó cầm lấy cái vật thể lạ ấy vào nhà trước sự kinh ngạc của tôi. Hóa ra, hàng xóm phơi đồ, gió bay một cái nịt ngực vào sân.

Kể cho mẹ nó nghe, tôi được giải thích vì sao con bé định danh như thế: Khi đi học mẫu giáo hoặc ra đường, vợ tôi bắt nó phải đeo khẩu trang dù nó rất ghét: Con phải ụp miệng lại chứ không là ho. Nghe riết những lời dặn dò đó, nó tự định danh khẩu trang là cái ụp miệng. Và vì thế, đối với nó, chức năng của nịt ngực phụ nữ là để ụp… cái ti ti! Danh từ ụp ti hiện nay chỉ mới phổ biến trong nhà tôi, search trên Google chắc chắn không có. Nhưng search hình của nó thì nhiều lắm. Nhưng hình ụp ti trên mạng thì trong trạng thái đang được sử dụng nên không dám đưa lên đây minh họa, vì sợ đóng cửa blog!

Blog Page

Nhãn:

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

VỘI VÃ TRỞ VỀ, VỘI VÃ RA ĐI

ra di tro ve by you.

Cơn mưa Sài Gòn chiều nay làm ướt sạch chút thu Hà Nội mình nâng niu mang về cùng chuyến bay.

Từ hôm qua tới giờ xê dịch cũng nhiều: Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Từ Liêm…

Và nâng lên đặt xuống cũng vui.

Một chuyến “đánh bắt xa bờ” không thành chẳng phải vì bão hay tàu thuyền lạc hậu mà bởi vì vội vã trở về

Blog Page

Nhãn:

MẤT VIỆC

(truyện đúng 50 chữ)

Ba mất. Chú nhận An phụ vá xe kiếm sống. Công việc chính là… rải đinh. Ngày nọ, một phụ nữ gầy gò dắt xe vào. An nhận ngay ra cô giáo cũ. Chiều ấy, An bỏ việc, mẹ và chú gặng hỏi thế nào, cậu cũng chỉ lắc đầu!

Blog Page

Nhãn:

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

LUYỆN NGỰC

- Sắp tới cảnh sát, thanh tra giao thông chắc phải có thêm dụng cụ hành nghề?

+ Dụng cụ gì?

- Thì ít ra cũng phải mang theo cái thước dây mà đo ngực chứ?

+ Trời! Làm gì mà đo ngực người ta giữa đường ông?

- Ông không biết chuyện ngực lép không được phép lái xe à

+ À thì ra có quy định là phải có hậu kiểm đó hả?

- Chứ sao! Các anh cảnh sát, thanh tra giao thông mai mốt tha hồ mà đo ngực.

+ Hay quá, vây là tôi thấy có thêm nghề kiếm sống rồi.

- Nghề gì?

+ Nghề luyện cho ngực nở. Tôi đảm bảo là khối người theo học chứ chẳng chơi.

- Ông khéo đùa.

+ Tui nói thiệt mà. Người chưa nở thì luyện cho nở, người đủ chuẩn thì luyện để cố mà giữ, kẻo nó tụt mất lại bị tước bằng lái như chơi. Mà ông là nhà báo, chịu khó khó PR dùm cho tôi mở lớp luyện ngực nghen

- Thôi ông ơi, mấy ông bác sĩ thẩm mỹ chỉ cần vài phút là có thể độn ngực lép thành ngực to ngay mà!

+ Ơ, nếu độn thì dân mình tự độn cũng được chứ cần gì đên bác sĩ thẩm mỹ. Chẳng lẽ lại lột áo người ta giữa đường à?!

Blog Page

Nhãn:

ĐỔ VỠ

(Truyện đúng 50 chữ)

Cậu học trò quê lặng nhìn hũ mắm trong sọt rác ở phòng giáo viên. Hôm qua, cậu xúc động tặng cô giáo dạy văn của mình món quà này. Hũ mắm do bà nội cậu làm. Cậu nhớ, cô giáo đã cười và nói, rất mê mắm miền Tây.

Blog Page

Nhãn:

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2008

NƯỚNG CÁI GÌ?

Ngô khoai hay khô khoai?

(Chuyện nghe từ một bàn nhậu)

Tiếng cụng ly. Rồi một giọng hát cất lên:

Gió lên rồi căng buồm cho khoái / Gác chèo lên ta nướng ngô khoai / Nhậu cho tiêu hết mấy chai

Tiếng vỗ tay.

+ Ê, sao tui hát hay vậy không vỗ tay cha?

+ Hay… thì có hay. Nhưng mà sai!

+ Cái gì sai?

+ Hát lại vài câu tui chỉ cho chỗ sai!

+ (Hát) Gió lên rồi căng buồm cho khoái / Gác chèo lên ta nướng ngô khoai…

+ Đó… đó sai chỗ đó đó…

+ Chỗ nào?

+ Gác chèo lên ta nướng… Nướng cái gì?

+ Ngô khoai?

+ Sai chính chỗ đó! Gác chèo lên ta nướng KHÔ KHOAI. Biết khô khoai là cái gì không?

+ Là cái gì?

+ Là khô con cá khoai!

+ Karaoke, sách in, TV, internet người ta cũng hát ngô khoai, mà ngô khoai mới có lý chớ!

+ Không phải cái gì có trên truyền thông đại chúng đều đúng cả. Tui hỏi ông, đây là bài dân ca Nam bộ hay Bắc bộ?

+ Nam bộ

+ Người Nam bộ có nói bắp là ngô không?

+ Thì ngô khoai là từ ghép, phổ biến mà!

+ Nhậu rượu đế có ai nhậu với ngô khoai không?

+ Ừ, cũng có lý, nhưng mà tui hỏi lại ông: Đã đi biển, đi sông mà chẳng lẽ không có cá tươi sao mà lại nhậu với cá khô?

+ Thì nhậu cá khô mới “bắc” chớ, với lại đây là bài dân ca phê bình cái thói lười lao động, mấy anh chàng nhậu này cũng lười bắt tôm cá nên phải nhậu với khô cá khoai thôi!

+ Nghe chưa có lý, tui chưa chịu…

+ Không tin thì đi hỏi đi?

+ Tui biết hỏi ai bây giờ?

+ Hỏi anh em bloggers xem, chắc có nhiều người biết về bài "Lý kéo chài" đó à nhen!

Comments

(6 total)

· huynh…

· Offline

Nếu "ngô khoai" thì người ta thường nướng nương ry. Kéo chài giăng bum khơi xa, "khô khoai" là món đc sn, nếu không phi là dân bin thì khó biết. Nhưng đã ra khơi thì cá khoai tươi mi là đc sn chính hiu. Phi nướng khô khoai, y là tính cách ca dân đi bin mê nhu! Bài hát ý đã rõ ri. Còn vn đ ai đúng, dn chng như trong bài là hết ý. S di trá hin nhiên nếu lp li hàng triu ln, nó s "tr thành chân lý". Chăng l báo, đài, karaoke mà sai à? Đng h Tây thì không th sai được!

Tuesday May 1, 2007 - 01:44am (PDT)

· NGƯỜI…

· Offline

Truyn hình và phát thanh sai ng pháp thy s mà không ai chn chnh dùm. Nhng dng câu mà trng ng thành ch ng luôn đy nhóc không th nào đếm xiết, y vy mà có thy ai chnh sa gì đâu. Bác Tú đi lo ch "ngô" hay ch "khô" mà không chu nói dùm cái li ng pháp ca truyn hình, mi ln tôi nghe như thế, hai v chng nhìn nhau và... lc đu!

Tuesday May 1, 2007 - 02:15am (PDT)

· NGUOI…

· Offline

Nhân bác phanvantu nói chuyn sai li hát, tôi thy có chuyn này cn nói: lâu nay, tình trng gii thiu nhng ca khúc ph thơ thường b nhà Đài, các ca sĩ, MC v.v... quên mt người làm thơ. Không biết khi tr tin bn quyn cho ca khúc thu băng đĩa, nhà thơ có được đng nào không nhưng quyn li ca h là được gii thiu như mt đng tác gi thì b thit thòi ri! Cái này cũng là chuyn văn hóa đy!

Tuesday May 1, 2007 - 04:22pm (ICT)

· PHẢN …

· Offline

Có mt câu hát trong bài hát "Đng chí", nhiu người hát sai, mà nhà Đài không biên tp k: "Đêm nay, đng hoang sương mui" thường được hát "Đêm nay, đng hoang sương xung". Sương nào mà ch xung! "Sương mui" mi thy nó ác lit, ch sương xung thì không nói ai cũng biết!

Tuesday May 1, 2007 - 04:31am (PDT)

Em có học chuyên đề dân ca hồi đại học. Thầy em cũng bàn về vấn đề này. Khô khoai là đúng đó anh Tú, em cũng gặp mấy bác làm nghề biển, mấy bác ý cũng cho ăn khô khoai (rất ngon). Thường đi biển dài ngày nên có nhiều lọai cá người ta phơi ngay trên thuyền để ăn dần. Khô khoai là một lọai trong số những lọai cá đó.
Vote cho "khô khoai"!

Nhãn:

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

BÃO HÒA GAME SHOW




Nếu bây giờ search trên Google chuỗi ký tự “trò chơi truyền hình”, trong vòng 0,25 giây, cỗ máy tìm kiếm sẽ cung cấp 171.000 địa chỉ có bài viết ít nhiều liên quan đến nội dung này. Thuật ngữ trò chơi truyền hình cũng như các dạng chương trình mang yếu tố “games” xuất hiện ở Việt Nam trong vòng một thập niên qua nhưng nó đã và đang trở thành hiện tượng truyền thông, giải trí tốn nhiều giấy mực của giới báo chí…

Khởi đi từ những dạng chương trình thi đố kiến thức, thi phản xạ, thi năng khiếu do VTV tổ chức cuối thập niên 90 như SV’96, Bảy sắc cầu vồng, Trò chơi liên tỉnh, Bạn yêu nhạc v.v… trải qua nhiều năm hoàn thiện cùng với quá trình xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình, trò chơi truyền hình (TCTH) giờ đây thành những món ăn khá đa dạng và có dấu hiệu bão hòa, xuất hiện trên hầu hết các kênh truyền hình trong cả nước.

Chưa có dạng chương trình truyền hình nào mà tốc độ phát triển vũ bão và phong phú như TCTH. Từ những hình thức ban đầu dạng thi đố ở sân khấu, phim trường với các đội chơi, các cá nhân, thiết kế sân khấu, phông màn, bục bệ đơn giản… giờ đây, TCTH ở Việt Nam được sản xuất với công nghệ nhập ngoại không thua gì các đại gia trong làng truyền hình thế giới.

Có nhiều TCTH huy động hàng trăm người tham gia (như Đấu trường 100), có nhiều TCTH xây dựng phim trường riêng, thiết kế phần mềm ứng dụng riêng, âm nhạc riêng, hệ thống ánh sáng riêng, kỹ thuật thu hình rất riêng v.v… Sân khấu “Ai là triệu phú?” là một ví dụ, hệ thống đèn được thiết kế để người chơi, khán giả cảm thấy hồi hộp theo diễn biến ngày càng căng thẳng của 15 câu hỏi. Câu hỏi càng về cuối, đèn càng mờ hơn. Hệ thống thiết bị cho “đấu trường 100” được thiết kế rất riêng và phải nhập ngoại.

Format các chương trình này ngày càng đa dạng hơn. Nếu từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam, TCTH đa phần là cuộc thi kiến thức với lượng câu hỏi khá nhiều, thậm chí có những câu hỏi, phần thi không định lượng phải nhờ tới một Ban giám khảo (như thi thuyết trình, thi năng khiếu nghệ thuật v.v…) thì hiện nay, format các TCTH ít có tính chất “truyền bá kiến thức” mà tạo những hình thức thi tăng tính bất ngờ, may rủi, đòi hỏi người chơi phải suy luận. Chiếc nón kỳ diệu chừng 5 câu hỏi (3 vòng chơi chính, 1 câu cho khán giả, 1 vòng đặc biệt); Rung chuông vàng có 20 câu hỏi, Ai là triệu phú 15 câu… nhưng ít trường hợp thí sinh đi tới câu hỏi cuối cùng.

Công nghệ hiện đại được tận dụng tối đa trong các hình thức trò chơi. Từ bảng điện tử cho hình thức trắc nghiệm (thay cho cách giơ bảng A, B, C thời xưa) hoặc sử dụng cho hàng trăm khán giả cùng vote… đến việc xử lý tín hiệu từ điện thoại trực tiếp, cắt không gian người chơi trong cùng một trận thi đấu v.v…

Nhiều trò chơi còn ứng dụng thủ pháp sân khấu để tạo ra không gian đa chiều hơn cho khán giả xem chương trình. Ở nhà chủ nhật có thể xem là TCTH đầu tiên ứng dụng thủ pháp này khi các câu hỏi được thể hiện bằng tình huống do các diễn viên hài thể hiện. Rung chuông vàng cũng có 1 câu hỏi sử dụng thủ pháp sân khấu (các clip này làm theo hình thức cách điệu để tạo liên tưởng, suy luận cho thí sinh) để tránh hình thức đơn điệu do việc đọc trực tiếp câu hỏi của MC.

Nhiều TCTH không chỉ là cuộc thi kiến thức giữa các thí sinh mà là cuộc đấu trí, như một ván cờ. Trong format các trò chơi này, người thông minh và hiểu biết chưa chắc đã là người thắng cuộc.

Vài năm gần đây, xu thế làm truyền hình thực tế (reality TV) đã bắt đầu manh nha ở Việt Nam. TCTH theo xu thế này cũng đã xuất hiện. Do đặc điểm văn hóa Việt, nhiều format các chương trình games thử thách, làm những hành động quái đản theo kiểu phương Tây không được chấp nhận, nhưng các dạng chương trình TCTH có “tính chất thực tế” đã được xây dựng. Phụ nữ thế kỷ 21, Khởi nghiệp… là những ví dụ sinh động về việc “Việt Nam hóa” một số mô hình game dạng này.

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường truyền hình TNS, game show trên các kênh truyền hình lớn có rating người xem sau phim truyện nước ngoài. So với mua bản quyền phim truyện, việc sản xuất TCTH ít tốn kém hơn. Vì thế, cuộc chạy đua TCTH trong cả nước đã góp phần làm cho loại hình giải trí này đang trong tình trạng bão hòa. Các công ty truyền thông nhỏ, chưa đủ thực lực thiết bị và con người để sản xuất, cũng tham gia vào lĩnh vực này. Để giảm chi phí đầu tư, nhiều đơn vị đã xây dựng TCTH thuần Việt như “VN quê hương tôi” (BTV), “Sóng nước phương Nam” (VTV), “Lướt sóng”, “Sắc màu” (Cần Thơ)... Nhưng sản xuất TCTH không chỉ có ý tưởng mà cần công nghệ cao nên các chương trình này cũng không thu hút nhiều khán giả (có thể so sánh như khi xem đá bóng nước ngoài được ghi hình bằng 16 camera trở lên với xem các trận bóng giải V-Leage với 4 góc máy ghi hình, đó là chưa kể chất lượng trận đấu)

Nhưng lý do chính làm khán giả đang có xu hướng quay lưng với TCTH chính là sự đơn điệu. Chiếc nón kỳ diệu càng ngày càng ít khán giả háo hức đón xem dù có nhiều cải tiến về hình thức. Lượng thông tin, tri thức thu thập từ các TCTH không nhiều và có khi lỗi kiến thức, những hạt sạn trong sản xuất chương trình không được sàng lọc kỹ càng làm khán giả khó tính phản ứng.

Bên cạnh đó, sự ra đời của các hệ thống truyền hình số với các gói kênh lên đến hàng trăm của HTVC, VTC, VCTV v.v… đã cho khán giả Việt Nam ngày nay nhiều cơ hội xem các chương trình giải trí khác.

TCTH chắc chắn sẽ là món ăn thực sự của khán giả nếu ở đó, họ cảm thấy mình được tham gia, được “tương tác” suy nghĩ với người chơi, được xem là một đồng chủ thể sáng tạo. Yêu cầu khắt khe ấy đòi hỏi các nhà sản xuất ngày nay phải tìm tòi nhiều hơn…

Blog Page

Nhãn:

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

ĐIỂM TIN




Ảnh: Các nhà báo ở Daklak vào bệnh viện thăm và động viên nhà báo Hoàng Dưỡng sau khi bị hành hung

PHO CHU TICH HOI by you.

Báo Tiền Phong số 287 ra hôm qua, 13/10, có thông tin trên trang 6: “Đắk Lắk: Phó CT Hội Nhà báo xin nghỉ vì phụ cấp thấp”. Bài báo mở đầu có đoạn viết:

Ngày 7/10/2008 ông Trần Xuân Định Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk đã làm đơn gửi lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk xin nghỉ việc từ ngày 15/10/2008.

Lý do ghi rõ trong đơn: “Tôi nghỉ hưu từ tháng 5/2008 , được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh và UBND tỉnh ra quyết định được hưởng phụ cấp 600.000 đồng/tháng (nên) tôi thấy không đủ điều kiện làm việc…”.

Link đây…

Cùng ngày, báo Đất Việt có đăng tin:

Nhà báo Hoàng Dưỡng – trưởng Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Buôn Đôn, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam - bị lâm tặc hành hung (vì đưa tin chuyện khai thác gỗ lậu) đã kháng cáo bản án của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột…

Hoang Duong by you.

Bình luận gì về 2 thông tin trên nhỉ?

Blog Page

Nhãn:

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

TỪ MỚI




Không biết phóng viên nào là nguời đầu tiên nghĩ ra danh xưng khác cho huấn luyện viên Henrique Calisto và thủ môn Fabio Santosthầy Tô trò Tốt.

Tôi rất khâm phục sự sáng tạo ấy.

Đã nhiều lần tôi tự thắc mắc: Sao không là “thầy Ca” mà là “thầy Tô” nhỉ? Hóa ra nghe âm thanh và nhìn chữ viết “thầy Tô” nó đã hơn. HLV Henrique Calisto đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, hiểu sâu sắc bóng đá Việt Nam, văn hóa Việt Nam, nên gọi ông là thầy Tô nó mới rặt Việt. Tần suất xuất hiện những cái tên nguời là , là Tốt nhiều hơn là Ca, là San trong tiếng Việt.

Cái hay của sự sáng tạo này là khi những từ đó đưa vào sử dụng, cộng đồng đều hiểu ngay, đều chấp nhận ngay. Và bằng chứng về thành công của sự sáng tạo đó là rất nhiều báo, đài sau này đã bắt chuớc cách gọi thầy Tô trò Tốt trong một số bài viết, bài bình luận bóng đá Việt.

Chuyện sáng tạo từ ngữ như thế thường diễn ra trong đời sống báo chí theo những quy luật nhất định. Đầu tiên là do thói quen viết tắt những từ dài và có tần suất xuất hiện cao. Ví dụ: Forex (thay cho foreign exchange); telecast (television broadcast)… Nhưng cách sáng tạo thú vị là việc chuyển nghĩa những tên riêng (người, địa danh, sự kiện), hoặc danh từ chung nào đó thành các nét nghĩa khác.

Hai Lúa là một ví dụ. Hiện nay trong đời sống ngôn ngữ Việt, từ “hai lúa” được dùng khá đa nghĩa, trong đó có một nghĩa tính từ (rất hai lúa chẳng hạn).

Tên riêng cựu Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin những năm truớc cũng được báo chí khai thác sáng tạo rất độc đáo. Chẳng hạn từ putinport vốn đuợc ghép từ cái tên "Putin" của vị tổng thống này với từ “sport”. Putinport được dùng để chỉ những chính khách yêu thể thao.

Cũng có một loại ruợu ở Nga được định danh bằng cách ghép tên vị tổng thống nổi tiếng này với từ vodka. Đó là ruợu Putinka mà hiện ở Hà Nội vẫn có bán.

Bastistuta, chàng cầu thủ tài hoa, cây săn bàn nhạy cảm người Argentina còn được báo chí đặt cho cái tên rất độc đáo: Batigoal (kết hợp giữa tên Bastistuta và Goal – ghi bàn)

Từ wag trong báo chí tiếng Anh cũng mới xuất hiện. Trước đó nó chưa hề có trong vốn từ tiếng Anh. Ban đầu, wag là cách viết tắt “wife and girl”, như một cách nói lóng để chỉ những người vợ hay bạn gái của các cầu thủ nổi tiếng tới dự một dạ tiệc. Về sau, nó dùng để chỉ chung những người phụ nữ đi cùng một người nổi tiếng. Cho nên, khi nào bạn vào trễ ở một bàn nhậu mà nghe ai hỏi sao không mang wag theo thì bạn cứ tin mình là người nổi tiếng rồi nhé!

Những ví dụ thế chắc là nhiều, entry này như một gợi mở anh chị em cùng chia sẻ và sáng tạo thêm…
Blog Page

Nhãn:

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

TIN HOT

Seoul: 53 cô gái Hàn dự tuyển lấy chồng Việt Nam

Cảnh sát Hàn quốc vừa chặn đứng một vụ môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái phép.

10h sáng 10/10, cảnh sát xứ Hàn đã bắt quả tang 2 kẻ môi giới đang đưa hơn 50 cô gái trẻ đến để cho hai người đàn ông Việt Nam xem mặt, tuyển về Việt Nam làm vợ.

Hơn 50 cô gái Hàn Quốc được đưa lên tầng 3 và lần lượt xuống tầng 2 để 2 người đàn ông Việt Nam xem mặt và kiểm tra cơ thể. Trong lúc những người môi giới đưa các cô gái ra giới thiệu và hai người đàn ông Việt Nam kiểm tra, cảnh sát xứ kim chi đã ập đến kiểm tra và bắt quả tang.

Khuyến mãi gái Đài Loan ở Việt Nam

Mới đây một website tin tức ở Việt Nam đã đăng tải hai bài báo với nội dung phê phán gay gắt các Cty môi giới hôn nhân tại Việt Nam xúc phạm nhân phẩm phụ nữ các nước nói chung và phụ nữ Đài Loan nói riêng. Sự kiện các cô gái Đài Loan muốn lấy chồng Việt Nam bị biến thành hàng quảng cáo, hàng khuyến mãi đang gây xôn xao dư luận tại lãnh thổ này.

Theo tường thuật trong hai bài báo, các cô gái Đài Loan đã bị biến thành hàng hoá với lời rao bán tàn nhẫn.

Giới trí thức Việt Nam đã đặt vấn đề: Nếu tiếp tục để tồn tại tình trạng trên thì Việt Nam sẽ không tránh được tiếng xấu. Chính vì thế, các cơ quan chức năng đang buộc phải xem xét lại những chính sách đối với các Cty môi giới hôn nhân với người nước ngoài.

Gái Trung Quốc bán dâm tại Việt Nam

Ngày 09/10, Phòng CS điều tra tội phạm về trật tự xã hội - CA TP.HN đã triệt phá ổ nhóm mại dâm tại một quán karaoke thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Khi đột kích vào quán này lúc 11 giờ trưa, các trinh sát đã bắt quả tang 4 đôi nam nữ đang có hành vi mua bán dâm tại các phòng 201, 202, 203 và 204.

Cơ quan điều tra đã lập biên bản quả tang và tạm giữ 13 đối tượng gồm: 4 gái bán dâm, 4 khách mua dâm, chủ và 17 gái bán dâm đang sống ngay trong nhà. Được biết, hầu hết gái bán dâm tại đây đều có quốc tịch Trung Quốc.

Giải thoát 31 bé gái bị bán sang Việt Nam

Cảnh sát Việt Nam vừa khám phá một vụ tổ chức bán các bé gái Thái Lan tại Sài Gòn. Các em cho biết đã được chở từ quê nhà vùng nông thôn miền Nam qua biên giới trong những thùng sắt (container) dùng để chở hàng xuất khẩu.

P/S: Chả là dạo này mình hay nghĩ về tin tức trên báo: Tin nào báo bán chạy, tin nào “cúng cụ”, tin nào để "bàn thờ"… Đêm qua nằm mơ đọc được bản thảo của mấy bản tin trên, sáng ra chẳng nhớ phóng viên nào viết thế, tiếc nội dung tin có vẻ hot nên post lại đây.

Blog Page

Nhãn:

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2008

Những bài học từ con trai và con gái




Ba bận bù đầu bù cổ. Nghe mẹ bảo là tổ chức cho các con đi chơi, ba nói ngay, bận lắm không đi được đâu. Một tối, mẹ gọi ba ra hành lang thủ thỉ rằng cả năm các con đi học, hè nên cho chúng đi chơi ít nhất là một chuyến. Chuyện dẫn hai con đi, một mình mẹ ráng cũng được. Nhưng sẽ chẳng thú vị gì nếu đi chơi mà lại thiếu ba. Mà các con đều bảo thích đi với ba. Thế đấy. Nên ba phải đồng ý thôi. Và ba cho mẹ khoảng thời gian mà ba có thể sắp xếp được công việc. Còn thì mẹ lo tất, từ việc đăng ký khách sạn trong mùa du lịch cao điểm này, đến việc mua cho được vé tàu đi và về ngay trong đợt các thí sinh ngược xuôi thi đại học.

Ngày 26/6 cả nhà lên đường.

Chuyến tàu hoả rời ga lúc gần 14 giờ chiều. Các con giành ngồi hai ghế bên cạnh nhau. Và ba mẹ được tự do bên nhau. Cảm giác là lạ. Vì từ khi có các con, bao nhiêu lần đi chơi là bấy nhiêu lần mẹ vất vả ôm ấp bế bồng. Ba bỗng nhận ra, con trai 4 tuổi rưỡi của ba đã lớn, lớn thật rồi.

Đến khách sạn, tắm rửa xong đã 10h đêm, con trai nằng nặc đòi gọi điện thoại cho cô Sáu ở nhà. Mẹ giải thích rằng, bà và cô thường ngủ sớm, giờ này không nên đánh thức bà và cô dậy. Hơn nữa, lúc tàu chuẩn bị đến ga Nha Trang, mẹ đã cho con gọi điện thoại nói chuyện với cô rồi. Thế nhưng con trai vẫn khóc, con bảo cô đã dặn, đến nơi nhớ gọi điện cho cô biết chừng mà.

Ôm con vào lòng dỗ dành, ba chạnh lòng nhớ, không biết bao nhiêu lần ba đi công tác, chưa khi nào ba có ý thức gọi điện thoại về báo tin cho bà nội, là ba đã xuống máy bay an toàn. Thường chỉ là một tin nhắn cho mẹ. Rồi mẹ là người thông báo cho cả nhà về tin tức của ba. Đôi khi mẹ cũng đang làm việc, quên không báo cho bà, thế là bà cứ thắc thỏm mãi. Bao nhiêu chuyến đi xa – gần của ba, là bấy nhiêu lần bà lo lắng như thế. Mà ba thì chưa bao giờ có được phút áy náy như con.

Suốt chuyến đi, con luôn miệng nhắc, “Lần sau mình đi Nha Trang, mình cho cô Sáu đi cùng nữa nghe ba”, làm ba nhói đau trong lòng.

Con nhỏ thế mà luôn nhớ đến người thân, chu đáo cả trong ý nghĩ. Ba lớn thế này mà không mấy khi biết nghĩ đến chị mình, người chị đã hy sinh nhiều cho các em, các cháu.

Khi con biết một cabin cáp treo chứa được 8 người, con nói ngay “Cả nhà mình đi vừa ba ha, nhà mình có 7 người.”

Ngày cả nhà sang Vinpearl chơi, con gái được phân công nhiệm vụ xách túi đồ ăn. Ba thì mang giỏ quần áo và nước uống. Còn mẹ phụ trách em vì em vốn yếu đuối và quấn quýt mẹ nhất.

Chơi và tắm biển cả một ngày. Chiều tối, sau khi ăn xong, cả nhà ta đến sân khấu nhạc nước. Ba mải chụp hình cho con gái, loay hoay thế nào, lúc đi ngược lên, hai ba con quên mất giỏ đồ ăn (trong đó còn một cơ số thức ăn dành cho cuộc chơi đêm ở Vinpearl). Lên đến khu vực “thế giới games” chơi cả tiếng đồng hồ, em đòi uống sữa, cả nhà mới phát hiện ra giỏ đồ ăn không còn. Mẹ tiếc của chạy xuống khu vực sân khấu nhạc nước, mong tìm thấy giỏ đồ ăn cho con trai. Nhưng không thấy. Nhìn mẹ chạy bộ mướt mồ hôi, con gái ôm mẹ nói mếu máo “con xin lỗi mẹ”. Mẹ an ủi, mất thì thôi, mẹ mua sữa khác cho em cũng được. Nhưng con gái vẫn áy náy “Con làm mất bao nhiêu tiền của mẹ rồi!”.

Thì ra, con gái biết, mẹ chuẩn bị đồ ăn chu đáo cho cả nhà, cả nước nữa, vì đồ ăn ở Vinpearl rất đắt, đắt gấp 3 – 4 lần ở ngoài. Thế nên con áy náy. Ba chợt nhớ lại những câu chuyện mẹ kể về con. Có khi, mẹ cho con vài chục ngàn, dặn là không nên ăn vặt ở trường, nhưng nếu có mua kem ăn thì nhớ mua cho các bạn trong lớp nữa, đừng để các bạn đứng nhìn mà tội. Thế mà hết năm học, con vẫn còn nguyên tiền, chỉ mất mấy ngàn đóng quỹ. Hỏi con vì sao, con giải thích rằng, sáng con ăn ở nhà rồi, đến trường, cô đã cho ăn bữa trưa, bữa xế, thế là đủ, con không có nhu cầu ăn thêm. Ăn vặt, con sợ mẹ tốn tiền. Có lúc con còn bảo, ba mẹ liệu có nuôi được cả em và con học trường dân lập không?

Ôi con gái của ba! Mới 9 tuổi đầu mà đã lo toan nhiều đến thế, cân nhắc từng đồng như thế. Ba còn nhớ năm lớp 3 vừa rồi, con mặc bộ quần áo thể dục ngắn tũn và rách cả một lỗ ở đầu gối, cô Sáu phải mạng lại. Ba hỏi mẹ vì sao, thì mẹ kể là, con nhất định không cho mẹ mua bộ đồ thể dục mới. Con bảo thế là tốn tiền, vì bộ cũ vẫn mặc được. Mẹ bảo, mỗi lần nhìn con mặc bộ đồ thể dục ấy, mẹ rớm rớm nước mắt vì thương.

Con gái ba thì thế. Còn ba thì. Nhiều khi ba đã chi những khoản tiền lớn rất vô bổ, rất ngông cuồng, không băn khoăn gì cả. Mẹ và các con chắc là không biết. Và ba xấu hổ lắm con gái ạ! Những đồng tiền ấy, là mồ hôi nước mắt cả đấy. Mà ba đâu phải lúc nào cũng biết xót. Có những khi, vung tiền chỉ vì một câu nói, chỉ vì một thoáng sỹ diện. Khi biết tiếc thì đã muộn rồi.

Ở Vinpearl, con gái đòi chơi tất cả các trò chơi, kể cả những trò chơi cảm giác mạnh. Ba mẹ thì không an tâm. Bất kể trò gì con chơi, ba cũng phải chơi cùng. Chiều tối, ba mệt mỏi rồi, mà con thì cứ nằng nặc đòi chơi trò cuối cùng, trò nguy hiểm nhất, trò chơi phải có người lớn theo cùng. Ba mẹ không đồng ý. Vì bản thân ba cũng cảm thấy sợ.

Nhưng trong khi cả nhà đang ngồi trước cổng Thuỷ Cung để ăn tối, chỉ một giây ba mẹ quay sang chăm cho em ăn, con đột nhiên biến đi đâu mất. Mẹ và ba đã hớt hải tìm con trong đám đông và trong bóng tối đã sẫm màu. Khi ba thoáng nhìn thấy bóng cái váy xanh của con thì cũng là lúc những cái khoang chở đầy người cất lên khỏi mặt đất. Rồi nó quay tít, vung ra song song với mặt đất. Những tiếng hét vang lên trong không trung. Ba không thể nhìn thấy chiếc váy xanh của con nữa vì tốc độ quay quá nhanh. Trong khoảng khắc ấy, ba chỉ cầu trời cho con hạ cánh an toàn. Ba thầm hứa, nếu con xuống an toàn, ba mẹ sẽ không la con, dù con có ói, có thế nào đi nữa. Và kìa, những toa xe đã chậm lại, đã hạ thấp xuống. Và con cười toe toét bước ra từ một khoang tàu. Con đi với một bác lớn tuổi. Con hỏi bác ấy rằng, khi lên cao bác nhắm mắt hay mở mắt…

Ba mừng quá. Và ba không thể mắng con. Ba ôm con mà muốn khóc. Vì sợ, vì mừng. Con đã lớn, lớn thật rồi. Con có thể làm được nhiều việc mà ba mẹ không ngờ tới. Như khi con tự đi xe đạp sang nhà bạn Kim Ngân, cách nhà mình khoảng 3 cây số, ba mẹ đã thót cả tim. Thật là, không còn có thể bắt con ở yên trong vòng kiểm soát của ba mẹ, làm theo những gì ba mẹ muốn. Ba mẹ cần phải theo con, cần phải cùng con lớn lên rồi.

Một chuyến đi chơi của cả nhà, ba nhìn thấy bao nhiêu điều mà hàng ngày, vì bận rộn ba không nhìn thấy. Các con đã lớn và đã bắt đầu cho ba nhiều bài học trong cuộc đời. Ba yêu các con!
Blog Page

Nhãn:

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2008

NHẠI

Hồi còn công tác ở Đài PTTH Đồng Nai, tôi có nhiều dịp ngồi hầu rượu các nhạc sĩ Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Ca Lê Thuần, Diệp Minh Tuyền, Thế Bảo… khi họ về làm giám khảo cuộc thi Tiếng hát truyền hình Đồng Nai, một cuộc thi hát đơn ca được tổ chức cũng khá sớm trong làng truyền hình (Chú Xuân Hồng chỉ làm chánh chủ khảo được một lần, sau đó ông đột ngột qua đời, anh Diệp Minh Tuyền thì làm giám khảo đến lần thứ ba, sau đó cũng ra đi vì bệnh)

Trừ nhạc sĩ Hoàng Hiệp rất ít nói và hầu như không nói đùa, các nhạc sĩ trong ban giám khảo ai cũng có khả năng kể chuyện vui, mà một trong những chuyện làm chúng tôi cười muốn vỡ bụng hồi đó là chuyện nhạc chế lời hai.

Chú Xuân Hồng sưu tập được rất nhiều lời bài hát nhại ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” và hát cho mọi người cùng nghe. Kiểu như Bắt chị sui đẩy lùi lên ván gõ. Bắt anh sui nằm kế chị sui. Tình thông gia ai nói thây kệ cha!”.

Có một điều tôi nhận thấy, trong khi kể/hát về “lời 2”, “lời 3” những ca khúc của mình… nhiều nhạc sĩ lấy làm tự hào: Giai điệu ấy có hay mới được bà con thích như thế!

Nhiều người từng đi bộ đội đều biết lời nhại một ca khúc nổi tiếng của Trần Chung, “Bước chân trên đỉnh Trường Sơn”: Ta là con của bố ta mẹ ta / Nhớ nhà là ta tút ta về / Ta không cần ba-lô không cần may-ô chỉ cần lương khô… Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn…

Lời nhại này phổ biến khá nhanh trong sinh hoạt của bộ đội. Cũng như trong các căn cứ kháng chiến thời chống Mỹ, bài hát của Lư Nhất Vũ từng có lời 2 rất ngộ: “Chim kêu, chim kêu nghe buồn thấy mẹ, chim kêu hoài chết mẹ nghe chim…” nghe nói ai cũng nhớ.

Có nhiều bài hát mà lời nhại của nó đến hàng trăm dị bản như “Huyền thoại mẹ”, “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn.

Ví dụ về chuyện này thì đầy. Entry này chỉ xin trao đổi một ý chung chung.

Nhại là một nghệ thuật. Nhại là một hình thức sáng tạo.

Trong đời sống văn hóa, cả trên thế giới và cả ở nước ta, cả ngày xưa đến thời hiện đại, nhại và giễu nhại là thủ pháp, là sự sáng tạo. Đó là thủ pháp bắt chước một cách quá lố một câu thơ, một bài thơ, một đoạn phim, một trích đoạn kịch, một ca khúc, một bức tranh (tất nhiên đa phần những tác phẩm bị/được nhại là những tác phẩm nổi tiếng).

Nhại cũng có nhiều cấp độ về hình thức: Nhại cấu trúc, nhại giai điệu, nhại nhạc điệu (thơ), nhại từ, nhại câu, nhại toàn văn bản, nhại chi tiết (của một bức tranh), nhại nhân vật của tác phẩm… và nội dung như nhại chỉ để giải trí, nhại để châm biếm, nhại để đả kích v.v…

Cha ông ngày xưa có hình thức tập cổ, tập Kiều.

Các nhà báo thời nay cũng dùng nhiều hình thức nhại để sáng tạo tác phẩm báo chí. Cái tít một bài báo như “Em ơi, Hà Nội… chóp” viết về tình trạng xây dựng kiến trúc lộn xộn ở thủ đô cũng là hình thức nhại (chẳng lẽ nhạc sĩ Phú Quang hay nhà thơ Phan Vũ kiện vì vi phạm bản quyền!)

Trong báo Tuổi Trẻ Cười và nhiều trang báo có dùng thể loại tiểu phẩm, hình thức giễu nhại được sử dụng rất đắt. Nhân vật Sherlock Home chẳng hạn, cũng được nhiều nhà báo đưa vào tiểu phẩm của mình để diễn đạt nội dung châm biếm chuyện đời sống hiện đại ở Việt Nam.

Một câu thơ Kiều được nhại khá độc đáo rất nhiều người thuộc nhưng không ai cho đó là sự xúc phạm Nguyễn Du: Bắt phanh trần phải phanh trần / Cho may ô mới được phần may ô (Nguyên văn: Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao)

Bức họa nổi tiếng của Leonard de Vinci, bức tranh vẽ nàng Mona Lisa, có lẽ là tác phẩm hội họa được nhại nhiều nhất.

Mà phàm trong chuyện giễu nhại, những cái được xem là trang trọng khi được nhại để nói những chuyện tầm thường, tầm phào mới tạo ra tiếng cười. Và mục đích của người sáng tạo trong trường hợp này chính là tạo ra tiếng cười vui, hoặc châm biếm, đả kích…

Nhại lời ca khúc – trong chừng mực nào đó, trong không gian sinh hoạt nào đó – cũng là một hình thức sáng tạo dân gian, một thủ pháp nghệ thuật. Những sáng tạo như thế trong các hình thức sinh hoạt như nhậu nhẹt, họp mặt thì ai trong chúng ta cũng từng biết, từng thưởng thức hay tham gia. Chả có ai dùng tác phẩm nhại lời để kinh doanh nên chuyện kiện bản quyền ở đây có gì hơi khiên cưỡng.

Tất nhiên không ai ủng hộ những cách giễu nhại thiếu văn hóa, dung tục. Nhưng chụp một cái mũ chính trị vào để đánh hội đồng chuyện nhại lời ca khúc, tác phẩm văn chương trong những sinh hoạt nội bộ – dù chuyện này khó ai đem học thuật ra cãi lý – xem ra cũng chng công bằng.

Blog Page

Nhãn: