Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2007

VU DAI BLOG COMMUNITY




LÀNG VŨ ĐẠI BLOG

1/ Hồi cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm lần đầu tiên ở xảy ra ở Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ vụ thông tin về dịch SARS trước đó, đặc biệt là câu chuyện ở Trung Quốc, các cơ quan báo chí không thể thiếu cân nhắc trước việc đưa hay không đưa tin sự kiện này. Ở một địa phương có đàn gia cầm lớn nhất nước, có những nhà máy chế biến thức ăn gia cầm, chế biến thực phẩm từ gia cầm quy mô lớn như Đồng Nai, chuyện thông tin về nguy cơ cúm gia cầm, không ăn thịt gia cầm là một điều không dễ dàng, nhất là ngày Tết đang đến gần. Người làm báo luôn thấm nhuần lời dạy “Viết cho ai? Viết để làm gì?” phải đứng trước một chọn lựa nghiệt ngã: Sức khoẻ và tính mạng của người dân nếu đại dịch xảy ra và đời sống kinh tế của tỉnh, đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sẽ điêu đứng nếu gia sản họ phải đem thiêu hủy, ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc sẽ lao đao biết đến bao giờ gượng lại… (mà thực tế lúc đó Chính phủ vẫn chưa có một chỉ đạo chính thức, cũng như chưa có chính sách trợ giá nếu thiêu hủy đàn gia cầm trên 5 triệu con)

Câu chuyện ấy có thể xem là một ví dụ tiêu biểu cho việc xử lý thông tin. Không phải lúc nào tin tức cũng rõ ràng rành mạch cho người làm báo chọn lựa.

Và câu chuyện liên quan đến đoạn video sex của một cô gái trẻ, nổi tiếng sáng hôm qua 12/10 cũng vậy. Tôi biết, nhiều tòa soạn báo mạng cũng phản ứng với thông tin này trong những cân nhắc không dễ dàng.

2/ Tôi không muốn bình luận chuyện video sex và báo chí này vì tự thấy mình mâu thuẫn trong nhận định. Nhà báo có quyền và trách nhiệm thông tin sự thật. Nhưng không phải sự thật nào cũng nên thông tin. Khi bác sĩ điều trị ung thư bảo người thân của bạn chỉ còn mấy tháng nữa chắc chắn sẽ "đi", sự thật đó, có nên nói cho bệnh nhân không? Là ví dụ thôi. So sánh như thế trong chuyện này cũng khập khiễng. Trong những chuyện như vậy, tiếng nói của báo chí chính thống (giữa lúc "dư luận mạng" kinh hoàng như thế) thì cần định hướng, cần nhân danh mục đích cao hơn trên cơ sở sự thật, và tất nhiên với những biện pháp nghiệp vụ hợp lý, nhân văn.

3/ Blog, email hay các trình duyệt web… và những sản phẩm của thời đại số, đối với tôi, trước hết là một công cụ: công cụ liên lạc, giải trí, học tập, công cụ thể hiện mình, công cụ làm nghề. Ngay từ entry đầu tiên, “Vài dòng tự bạch”, viết trên blog này cách nay một năm, tôi đã tự đề ra phương châm cho mình “cố không làm tổn thương ai, cố tha thứ có ai làm tổn thương mình”. Bởi vẫn biết rằng sẽ có lúc, mình bị buộc hay vô tình làm tổn thương một ai đó. Phải “cố” thôi, dù rất khó.

4/ Blog là sản phẩm khá tiêu biểu của mô thức truyền thông mới. Vừa là truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, vừa là truyền thông đại chúng. Bloggers vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong đời sống truyền thông này. Tôi tin rằng blog còn phát triển bất ngờ hơn nữa với sự phát triển của công nghệ (có khi cách gọi blog, webblog cũng có thể thay đổi thành khái niệm khác). Thậm chí sau này có khi cái tủ lạnh, cái máy giặt ở nhà mình cũng thành phương tiện để blogging. Quá trình phát triển đó song song với quá trình hoàn thiện những quy tắc ứng xử trong không gian blog, một không gian vừa phẳng trong thế giới toàn cầu, vừa khu biệt trong những cộng đồng cụ thể theo những sự kết hợp cụ thể.

“Mọi sự áp đặt một phương thức quản lý quan liêu trên mạng chỉ có thể mang lại những tác động tiêu cực”, ông Dương Trung Quốc viết thế trên báo Pháp Luật TPHCM. Tôi ủng hộ ý kiến này.

Quá trình quản lý karaoke từ khi công nghệ karaoke còn xài băng video (analog - tuyến tính) xuất hiện ở Việt Nam đến sau này, nhìn lại thấy nó có lắm chuyện khó hiểu. Tôi có lúc nghĩ rằng giá như không có nhiều quy định chặt chẽ quá thì dịch vụ karaoke ở Việt Nam đã không có những biến tướng “phong phú” đến vậy. Bây giờ, khi “đầu karaoke” tràn ngập các phòng khách nhà dân, thì dịch vụ “karaoke đen” tự chết, chả cần ai quản lý cả.

Lại là một so sánh khập khiễng khi nói chuyện quản lý karaoke với dự định “quản lý blog”. Song, thiết nghĩ cần có một tư duy quản lý thoáng hơn kiểu cũ, cần có cái nhìn đúng hơn với blog, một thực thể truyền thông mới.

Blog tồn tại như nó được sinh ra trong không gian điều khiển. Và nó sẽ phát huy cái phần có ích của nó như các đầu máy karaoke gia đình hiện nay có thể đem đến những phút giây hạnh phúc cho các thành viên trong một nhà những lần hát với nhau.

5/ “Hiệu ứng bầy đàn” là một khái niệm kinh tế nhưng về cơ chế, nó có liên quan đến truyền thông. Đời sống blog nói riêng và đời sống truyền thông nói chung tạo ra hiệu ứng bầy đàn khi thông tin tác động vào tâm lý và cảm xúc xã hội với mức độ tác động mạnh nhất định nào đó. Và những chuyện tốt xấu liên quan đến hình thành, phát triển dư luận cũng không khó để lý giải.

Cộng đồng blog Việt là một cái làng, như cái làng Vũ Đại của Nam Cao ngày ấy, cho dù về mặt không gian, có những chủ blog đang ở trời Âu, đất Mỹ. Văn minh blog lù lù tiến vào làng Vũ Đại trên cỗ xe văn hóa nông nghiệp, văn minh lúa nước.

Và đến lượt mình, văn minh blog sẽ làm thay đổi cái làng Vũ Đại.

Và làng Vũ Đại blog đâu chỉ có Chí Phèo.

----------------------------

Ảnh minh họa: Quốc Ấn

Nhãn:

27 Nhận xét:

Anonymous Hai Au nói...

Hay! Hay cho cái tứ làng Vũ Đại blog! Tâm đắc, tâm đắc!

lúc 21:33 12 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Anh Nhân: Anh nhanh ghê! Em vừa post lên và đang sửa blast thấy anh comment rồi.

lúc 21:37 12 tháng 10, 2007  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Tất nhiên là không thể chỉ có Chí, hay chỉ có Chí và Bá Kiến trong cái làng của chúng ta.
Hôm nọ nghe má mình kể chuyện, có một anh uống rượu say, qua một đêm, người nhà phát hiện cứng quèo rồi. Chị vợ bỏ theo người khác đã lâu về khóc bù lu bù loa đòi chịu tang chồng. Bà con hàng xóm không cho. Họ bảo, hạng đã theo trai không được quyền để tang chồng nữa!
Một quy tắc ứng xử không thành văn, đã có giá trị điều chỉnh hành vi cộng đồng.
THật ra, không nên quá bi quan. Sau vụ Trà Chanh, ngay trong thế giới blog đã có nhiều phản ứng trái ngược. Ngay sau vụ Thùy Linh, nhiều blogger đã lên tiếng thức tỉnh nhân tính. Bản thân chúng ta đang tự điều chỉnh đấy thôi. Mà đó là tín hiệu rất tốt trước sự thay đổi kinh khủng của cuộc sống
Bất kỳ hiện tượng nào cũng nằm trong một hệ thống các mối quan hệ. Văn hóa là cân bằng lợi ích giữa các mối quan hệ đó. Mang một hiện tượng ra đặt giữa càng nhiều mối quan hệ, thì việc cân bằng càng khó. Blog rơi vào trường hợp này.
Có vẻ đúng trong liên tưởng của anh. Chúng ta đang mang lối hàng xử trong một cái làng, đến một môi trường khác hẳn, khúc xạ mạnh - nhanh - đa chiều hơn ngàn lần! Nhưng đó là một thực tế phải chấp nhận trong hoàn cảnh của Việt Nam mình. Cái gì cũng phải có thời gian. Muốn nó không mất quá nhiều thời gian thì lại...đụng đến "Bác NHân" rồi!

lúc 21:59 12 tháng 10, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Cái "hiệu ứng bầy đàn" anh nói trúng quá. Rất hấp dẫn em.

lúc 23:03 12 tháng 10, 2007  
Anonymous RMIT nói...

Bài rất thâm thúy, nhưng mấy ngày nay cảm thấy rùng mình vì quyền lực nhà báo thật là đáng sợ anh Tú ơi!

lúc 23:05 12 tháng 10, 2007  
Anonymous HTGiap nói...

Cũng rất hy vọng văn minh blog sẽ "cải tạo" được làng Vũ Đại, bởi nếu không thì thành Bá Kiến với Chí Phèo ráo trọi, bác nhỉ.

lúc 23:32 12 tháng 10, 2007  
Anonymous thinhleparia nói...

Gì cũng phải có tâm và có lực, không có tâm có lực thì cứ chơi kiểu lỗ mãng, cấm tiệt là xong. rất nguyên thuỷ lại được việc.

lúc 00:04 13 tháng 10, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Sẽ có một entry phản hồi...

lúc 00:22 13 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ An Thảo: Mình đâu dám "múa rìu qua mắt nhà... xã hội học"!
@ Bác Binh Nguyên: Bác nói đúng. Tui cũng bị áp phê mấy ngày nay. Định bụng không lên tiếng, chỉ quan sát và viết chuyện vui trong blog nhưng rồi thấy cũng cần phải viết vài chữ vậy.
@ Cù Huyền: Đúng là chúng ta đang mang lối hành xử "văn hóa làng" vào không gian blog. Nhưng, lối ra cho vấn đề đâu chỉ có "bác Nhân".
@ Bác Thịnh: Hihi. Cấm luôn internet bác nhỉ. Đỡ phiền phức.
@ Ấn: Chờ xem entry của Ấn.

lúc 00:38 13 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Bác Giáp: Đúng thế, trong làng Vũ Đại blog cũng có cả bát cháo hành của Thị Nở bác ạ!

lúc 00:39 13 tháng 10, 2007  
Anonymous Mưa một mình nói...

Bờ lốc nói chung, không có tội. Chỉ tội cho những ai bị người ta lợi dụng blod để thực hiện hành vi nào đó vì mục đích cá nhân.
Thật khó để có một qui tắc chung trong văn hóa cộng đồng ở một thế giới ảo. Thôi thì, hãy biết chấp nhận nó ở mức có thể, như làng Vũ Đại ngày ấy đã chấp nhận Chí Phèo.

lúc 00:46 13 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Mưa một mình: Cộng đồng chắc chắn sẽ tìm ra những giải pháp để điều chỉnh thôi.

lúc 00:57 13 tháng 10, 2007  
Anonymous ki_en nói...

Em thì thấy cách giao lưu online giữa blogger Phan Văn Tú và blogger Cù Huyền khá là hay :) Rất bình đẳng!

lúc 03:31 13 tháng 10, 2007  
Anonymous Cua™ nói...

hay !

lúc 04:16 13 tháng 10, 2007  
Anonymous Cua™ nói...

hay !

lúc 04:20 13 tháng 10, 2007  
Anonymous La witch nói...

Hong bít từ lúc wen bác Tú đến zờ, mình có làm bác phải cố tha thứ hong?
Thui để kím cái lò gạch cũ để lánh nạn khi cần thiết dzậy! :)

lúc 19:19 13 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ La Witch: Ôi, một còm men làm mình "xúc động" quá! Lò gạch cũ trong blog mình cũng có mà!

lúc 19:48 13 tháng 10, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Thì thôi, bác đã nói zậy thì em rút lui....
Nhưng mờ.... Bác nói zậy khác rì quản lý cái quyền loging bình đẳng của em....
Cây đời phải xanh tươi....
Em nghĩ, thực ra nhà quản lý có tham vọng điều chỉnh cũng tốt thôi, là hợp lẽ... Có điều tầm nhìn và hiểu biết của các bác về lĩnh vực cần điều chỉnh thì hạn hẹp mà sự phát triển của blog lại như một vụ bicbang... Cái làng Vũ Đại blog tự nó sẽ phát triển và điều chỉnh. Các bác ấy nên tác động để điều khiển thì hơn là bóp nghẹt nó mà đau tay, phản tác dụng...

lúc 01:56 14 tháng 10, 2007  
Anonymous Tiểu Oa nói...

Buồn cưỡi vãi. Định hướng báo chí hố hố hố.
Báo chí viết là vì bọn dân chúng muốn thế. Độc giả ko thích, ko tò mò, ko ham muốn thì nó cũng chả thèm dính mũi vào. Định hướng báo chí quá bằng bảo định hướng lại thẩm mỹ của cả đám đông dân chúng hô hô
Bao giờ đàn ông hết thích dí mắt vào xem phim sex, đĩ ko còn khách mua hãy nói chuyện này, nhé

lúc 03:00 14 tháng 10, 2007  
Anonymous Tiểu Oa nói...

Buồn cưỡi vãi. Định hướng báo chí hố hố hố.
Báo chí viết là vì bọn dân chúng muốn thế. Độc giả ko thích, ko tò mò, ko ham muốn thì nó cũng chả thèm dính mũi vào. Định hướng báo chí quá bằng bảo định hướng lại thẩm mỹ của cả đám đông dân chúng hô hô
Bao giờ đàn ông hết thích dí mắt vào xem phim sex, đĩ ko còn khách mua hãy nói chuyện này, nhé

lúc 03:00 14 tháng 10, 2007  
Anonymous TKO nói...

Tuần mới vui nhen Anh Tú!
Vẫn còn rất nhiều bát cháo hành hoa nóng hổi của TN anh ơi!
CS là tổng hòa mọi cá thể với tất cả ưu khuyết bổ sung cho nhau!
Tự trọng và tôn trọng nhau! Đó là nguyên tắc trong cư xử!
E báo cáo hết ạ!

lúc 03:19 14 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Ki_en: Chỉ bình đẳng trên mạng thôi! Hihi...
@ Bác Duy Thiện: Bác nói đúng quá! Nhưng vấn đề là quá trình đó nó nhanh hay chậm thôi.
@ An Thảo: HOàn toàn đồng ý với quan điểm của Thảo.
@ Bright: Comment của bạn là một ví dụ sinh động về văn hóa blog đấy, "nhé!"
@ TKO: Anh đồng ý... (bắt chước quảng cáo chewing gum: lời nhân vật Bạc Hà)

lúc 04:43 14 tháng 10, 2007  
Anonymous duythiện nói...

'Và đến lượt mình, văn minh blog sẽ làm thay đổi cái làng Vũ Đại'
Vâng, tôi cũng tin như thế.
Và tôi cũng tin sức mạnh của báo chí rồi sẽ được điều chỉnh theo hướng tốt hơn, không phải bằng những biện pháp như cắm người hay quy định rõ lề phải, mà do chính phản ứng của độc giả (tẩy chay hoặc tin yêu ủng hộ).
Báo (hoặc blog) lá cải vẫn sống thôi, vì chúng luôn có độc giả của mình, nhưng tác động của nó lên xã hội đã và đang nhạt dần, và rồi sẽ bị đào thải dần.

lúc 05:33 14 tháng 10, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Qua "nhà" con theo dõi cái "giang hồ bờ lốc" đi chú.
Nhìn nhận bằng văn học, sau đó chuyển qua thơ, mỹ học, triết học, xã hội học, chính trị học,... Hì hì, gọi là cho nó đa chiều ấy mà.

lúc 19:01 14 tháng 10, 2007  
Anonymous Werewolf again nói...

Anh Tu hay qua. Lang Vu Dai con co Kim Lan va anh giao nua.

lúc 04:03 15 tháng 10, 2007  
Anonymous tuanvetinh nói...

Em nghĩ việc quản lý blog cũng cần thiết, vì khi chúng ta vào một sân chơi nào thì cũng cần tuân thủ những qui định của luật chơi. Tuy nhiên, những qui định ấy phải không mang tính áp đặt mà là nhằm định hướng, khuyến khích sự phát triển của cộng động mạng. Điều này đòi hỏi nhà chức trách phải hiểu vấn đề và phải có tầm nhìn.

lúc 04:44 15 tháng 10, 2007  
Anonymous Callafashion nói...

An ninh mang cua Viet Nam kem qua nen moi co chuyen khong quan ly noi blog. Hi hi

lúc 21:10 30 tháng 10, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ