Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

LEARNING FROM OUR COLLEAGUE’S EXPERIENCES




Tuần rổi, có một bạn trẻ đang làm báo tập sự mail cho tôi hỏi xin tài liệu nghề báo và trao đổi vài chuyện về nghiệp vụ. Một trong những cái mail tôi gửi cho bạn ấy có nói đại ý là trong làm báo, CÁCH ĐÀO TẠO TỐT NHẤT LÀ HỌC Ở ĐỒNG NGHIỆP. Bạn ấy tỏ ra chưa hiểu, entry này như một chia sẻ thêm.

HỌC Ở ĐỒNG NGHIỆP

CÁCH ĐÀO TẠO TỐT NHẤT LÀ HỌC Ở ĐỒNG NGHIỆP, Thoạt nghe, nhiều người cho rằng đây là một nhận định vội vã bởi nhà báo ở Việt Nam vốn ít "chịu" nhau, làm gì có chuyện học từ đồng nghiệp là tốt nhất! Thế nhưng đây không phải là kết luận của tôi mà là nhận định của một nhà báo đã từng trải, đã có nhiều thành công và khi tôi được học ông trong một khóa ngắn hạn do IMMF tổ chức tại Thái Lan, ông đang làm việc cho một tờ báo lớn, Financial Times (Anh) và tham gia giảng dạy ở các trường Đại học danh tiếng tại Anh, Mỹ, Nam Phi: ông Graham Watts.

Theo Graham Watts, nhà báo chỉ có thể là một chuyên gia trên lĩnh vực báo chí chứ khó có thể là chuyên gia trên lĩnh vực họ đang theo dõi. Chẳng hạn, bạn có thể viết rất hay những bài báo về thị trường chứng khoán nhưng chưa chắc bạn đã có thể trở thành một tay môi giới chứng khoán giỏi. Bạn có thể bình luận bóng đá rất giỏi nhưng khó có thể trở thành một chuyên gia bóng đá...

Các nhà báo đàn anh thường khuyên lớp trẻ rằng nếu anh không hiểu điều gì thì đừng nên đưa nó vào bài viết của mình. Hiện nay, nhiều nhà báo trẻ của chúng ta viết bài theo công thức, ít sáng tạo nên thường lệ thuộc vào nguồn tin một cách máy móc. Nguồn tin ở đây có thể hiểu như là những báo cáo, những phát biểu, những thông cáo báo chí từ các buổi họp báo hay thậm chí một bài báo đã đăng, phát sóng. Internet ngày nay đã trở thành kho thông tin khổng lồ, song, nhà báo cũng phải hết sức thận trọng trước các nguồn tin từ internet.

Có một thực tế nữa là hiện nay nhiều nhà báo do tự ti, tự ái, do lười biếng, dấu dốt... nên không dám hay không muốn đặt câu hỏi ngay cả với đồng nghiệp của mình. Nhà báo giỏi chính là những người biết luôn luôn hỏi, kể cả những câu hỏi ngớ ngẩn. Và chính vì thế, họ lệ thuộc quá nặng vào nguồn tin nên không có sáng tạo, không có phát hiện và bài viết rất mờ nhạt thông tin.

Có nhiều kênh thông tin để nhà báo có thể học hỏi. Học - hay đúng hơn là tự học - là phẩm chất quan trọng của nhà báo. Nhưng, cũng theo ông Graham Watts, "một nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế thì không cần thiết phải đọc những cuốn sách nghiên cứu kinh tế dày cộm, thay vào đó, hãy đọc thơ, đọc tiểu thuyết". Và như đã nói, cách học hay nhất là học từ đồng nghiệp. Học từ đồng nghiệp hay nhất là đọc, nghiên cứu các bài báo hay của đồng nghiệp. Và không chỉ đọc, nghiên cứu mà còn phải biết hỏi, biết tra cứu chéo dữ liệu từ các đồng nghiệp.

Sẽ có nhiều cách phân tích thêm về nhận định này, nhưng, thiết nghĩ, câu trả lời hay sẽ thuộc về chính kinh nghiệm của bạn. Mong được các bạn chia sẻ thêm về ý kiến này.


Nhãn:

17 Nhận xét:

Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Thảo:
Những gì mình viết hôm nay
Cũng là học hỏi các thầy - đàn - anh
Một chút chia sẻ chân thành
Rất mong các bạn sẽ dành còm men!
@ Tom IIR: Cám ơn em đã đọc và chia sẻ.
@ Tuấn: Anh nói theo cách ông bà mình dạy thôi em à: HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN. Có điều bài hơi bị sơ lược!

lúc 18:08 30 tháng 9, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

Không liên quan gì đến nghề báo nhưng từ hồi được quen biết anh Tú cũng bớt được ác cảm "nhà báo nói láo" nhiều rồi, cám ơn anh dùm cho các nhà báo khác!

lúc 18:14 30 tháng 9, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Diễm Xưa: May quá, em chỉ gặp anh trên không gian blog nên giảm được cái định kiến đó. Chứ nếu gặp anh ở ngoài đời và gặp sớm hơn, chưa biết chừng... HÌhì... Dù sao anh cũng cám ơn em nhiều!

lúc 18:18 30 tháng 9, 2007  
Anonymous Tam Mao nói...

Học đồng nghiệp như phân tích của anh hòan tòan xác đáng. Chứ học trong trường báo chí ở VN chủ yếu là lý luận, nghiên cứu báo chi và văn học, đâu có dạy về cách làm ngêề nhiều đâu! Đúng vậy không anh Tú?

lúc 18:54 30 tháng 9, 2007  
Anonymous opoap nói...

"Nhà báo giỏi chính là những người biết luôn luôn hỏi, kể cả những câu hỏi ngớ ngẩn." :)
Em có thêm kinh nghiệm rồi! mặc dù em ko trongnghề làm báo.

lúc 19:14 30 tháng 9, 2007  
Anonymous opoap nói...

"Nhà báo giỏi chính là những người biết luôn luôn hỏi, kể cả những câu hỏi ngớ ngẩn." :)
Em có thêm kinh nghiệm rồi! mặc dù em ko trongnghề làm báo.

lúc 19:14 30 tháng 9, 2007  
Anonymous Neco nói...

Không liên quan đến nghề làm báo, nhưng "...những người biết luôn luôn hỏi, kể cả những câu hỏi ngớ ngẩn..." cũng cần cho tất cả lĩnh vực và trong cuộc sống hàng ngày nữa! Cám ơn anh về những điều này ạh!

lúc 19:23 30 tháng 9, 2007  
Anonymous Misa nói...

em xin phép copy bài này vào blog của mình như một bài học hàng ngày, cảm ơn anh

lúc 19:59 30 tháng 9, 2007  
Anonymous .я. nói...

Trước tiên, cảm ơn anh cái đã.
Sau, câu mà bạn opoap nói, em có ý thía lày: dẫy thì em đây thuộc hàng chuẩn bị thành nhà báo giỏi rồi, dì em chiên da hỏi ngớ ngẩn mà, hì hì ...

lúc 20:39 30 tháng 9, 2007  
Anonymous TKO nói...

Ở công ty em có khẩu hiệu :
Muốn biết phải hỏi.
Muốn giỏi phải học.
Mà học thầy hok tày học bạn!
Người xưa đã nói thế phải hok anh Tú!

lúc 21:13 30 tháng 9, 2007  
Anonymous Hai Miền Đông nói...

Những điều bác nói thực hay
Cũng là học hỏi những thầy "anh em"
Thông tin bổ ích đáng xem
Xem rồi ai cũng còm-mèn : Than-kiu!
----

lúc 22:53 30 tháng 9, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Tam Mao: Các trường báo chí đều cung cấp các nhóm kỹ năng và trang bị hệ thống lý luận nhất định cho nghề nghiệp. Phần nghiên cứu báo chí cũng ít thôi, không có nghiên cứu văn học. Nghề làm báo cần phải học suốt đời. Entry của mình chỉ quan tâm đến chuyện học hành của người đang làm báo. Câu hỏi của bạn là một vấn đề khác. Và vấn đề này cũng đã có nhiều ý kiến trao đổi khá sôi nổi đấy!
@ Opoap; @ Núi Bé; @ Neco: Lẽ ra từ ngớ ngẩn phải đặt trong ngoặc kép. Các bạn rất tinh!
@ TKO: Hoàn toàn đồng ý với em!
@ Hai MĐ: Than kìu!

lúc 23:58 30 tháng 9, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Những gì anh viết hôm nay
Là tư liệu tốt mai này cho em
Càng xem càng những thòm thèm
Xin bác vững bút đàn em được nhờ...

lúc 04:39 1 tháng 10, 2007  
Anonymous Tom IIR nói...

Tks anh đã chia sẻ bài này! :D

lúc 05:04 1 tháng 10, 2007  
Anonymous tuanvetinh nói...

Em thấy anh nói đúng. Bản thân em đã không được đào tạo về báo chí. Nhưng qua học tập ở các bậc đàn anh, đồng nghiệp, sách báo, nên cũng tự trang bị được ít nhiều về nghề.

lúc 05:57 1 tháng 10, 2007  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

Có nhiều bạn bè truyền cho ta những bí quyết nho nhỏ để có thể bớt vất vả trong nghề. Đó chính là những bài học lớn.

lúc 01:06 2 tháng 10, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Thực tế trong đời sống báo chí tự cổ chí kim, từ nhà báo Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Ái Quốc, Huỳnh Thúc Kháng của Việt Nam đến các đại nhà báo thế giới đều học nghề kiểu này. Có một ý mà tôi thấm trong lời khuyên của ông Graham: Phải biết đọc văn chương để hiểu con người. Ngay cả viết kinh tế cũng là viết về con người. Dân học báo chí trẻ ở VN hiện nay rất yếu kiến thức văn chương. Tôi nghĩ đó là bi kịch, bác có đồng ý không?

lúc 03:28 2 tháng 10, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ