Thứ Hai, 1 tháng 10, 2007

TALKING ABOUT CITIZEN JOURNALISM




BLOG KHÔNG THỂ LÀ BÁO CHÍ?

Hôm qua, báo Thanh Niên lại bàn về blog. Bài “đinh” của chuyên đề này là phỏng vấn bác Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (bấm vào đây xem bài “Cần có chế tài để blog phát triển lành mạnh!”)

Entry này không bình luận gì về nội dung chính của cuộc trao đổi đó và chuyên đề blog này. Bởi với cá nhân tôi thì nó không có thông tin gì đặc biệt, không có cách tiếp cận nào mới. Thử search bằng công cụ Google (tiếng Việt) những vấn đề liên quan đến blog như: định nghĩa blog, truyền thông blog, quản lý blog, ngôn ngữ blog, công chúng (xem/nghe/đọc) hưởng thụ blog, diện mạo công chúng sử dụng blog, văn hóa blog, thậm chí, lịch sử hình thành và phát triển blog, dự báo tương lai blog, các khái niệm mới về blog, các nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ blog (cũng hôm qua Tuổi trẻ có bài giới thiệu về mạng xã hội Yahoo! Mash) v.v… thì rất bao la.

Entry này xin nêu lại vài chi tiết nhỏ về cách hiểu blog qua bài phỏng vấn ấy và mong được nghe ý kiến của các anh chị em về vấn đề này:

Trong lời dẫn cho bài phỏng vấn, báo có nêu (xin trích nguyên văn):

Blog là một loại hình giao lưu trực tuyến rất phát triển trong thời gian gần đây. Ở mặt tích cực, blog là nơi để các blogger thể hiện mình, là một kênh thông tin giúp mỗi cá nhân nâng cao hiểu biết, nhận thức về các vấn đề xã hội qua các diễn đàn.

Và trong nội dung trả lời phỏng vấn, ông Đỗ Quý Doãn có nói:

Nếu coi blog là một loại hình báo chí thì cũng không đúng bởi không luật nào quy định loại thông tin đó là báo chí cả.

Ở đây có 3 ý: (1) Blog là một loại hình giao lưu trực tuyến; (2) Blog là một kênh thông tin; và (3) Không luật nào quy định loại thông tin đó (blog - PVT) là báo chí cả

Có một điểm chung trong 3 ý giải thích về webblog nói trên: Thừa nhận blog là hoạt động truyền thông. Và nếu căn cứ vào nội dung cả bài phỏng vấn thì người hỏi và người trả lời đều thừa nhận tính chất “truyền thông đại chúng” của blog.

Blog mang trong lòng nó tính chất của internet, một phát minh đưa loài người vào kỷ nguyên thông tin. Thông tin blog vượt biên giới quốc gia, không bị lệ thuộc vào vùng phủ sóng như phát thanh – truyền hình truyền thống và mang tính tương tác cao.

Những dạng thức blog mà chúng ta đang sử dụng và nhận diện chỉ mới là bước khởi đầu của quá trình tích hợp truyền thông cá nhân vào truyền thông đại chúng. Blog còn phát triển đa dạng và bất ngờ với sự phát triển của công nghệ và thách thức cả trí sự tưởng tượng của những người giàu óc tưởng tượng nhất.

Trước đây khi nghe nói đến quảng cáo trực tuyến, chúng ta chỉ có thể hiểu đó là những banner trên website, nhưng ngày nay, quảng cáo tương tác đã hình thành. Bạn có thể thử nhấn ga (ảo) một chiếc xe Toyota bạn muốn mua để nghe tiếng máy, bắt nó xoay đủ chiều, thậm chí lật ngược lại để coi gầm xe và lái “ảo” để thử cảm giác. Tất cả những việc làm này rất riêng tư chứ không như xem quảng cáo trên truyền hình. Nhà quảng cáo không ép bạn xem cùng một sản phẩm, cùng một thời điểm và cùng với mọi người. Mùi vị còn có thể gởi qua mạng để bạn thử một loại nước hoa…

Khái niệm báo chí công dân (citizen jounalism) không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Và Việt Nam còn có nhiều định nghĩa về báo chí trong trường báo khác nhau. Nhưng không định nghĩa nào phủ nhận tính chất truyền thông đại chúng của báo chí. Tất nhiên, có người phản biện: truyền đơn cũng là truyền thông đại chúng, hay tin nhắn (SMS) từ Tổng đài dội đến hàng triệu máy di động cũng là truyền thông đại chúng nhưng nó có là báo chí?

Vâng, không có mệnh đề đảo.

Nhưng blog là một sản phẩm văn minh của xã hội loài người. Nó là một thực thể truyền thông mới. Blog trước hết là… blog. Nếu luật chưa quy định (hay cho phép) nó là báo chí, liệu có phải nó không thể là báo chí?

Tôi chưa thể trả lời câu hỏi này, vì thế, rất mong được nghe ý kiến của các bạn!

Nhãn:

16 Nhận xét:

Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Định nghĩa chính thống: "Báo chí là cơ quan phát ngôn của các tổ chức của Đảng và Nhà nước”.
Nhưng định nghĩa báo chí cũng như định nghĩa nói chung, đôi khi được xác định tuỳ theo góc độ của người định nghĩa nó. Trong nghiên cứu khoa học người ta gọi đó là “định nghĩa để làm việc”
Nếu cần một định nghĩa để quản lý thì định nghĩa trên là quá lý tưởng, và đương nhiên không bao gồm blog.

lúc 01:18 1 tháng 10, 2007  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

NHìn dưới góc độ cấu trúc, thì bất kỳ thực thể nào cũng nằm trong hệ thốg với những mối quan hệ chằng chịt. Việc xác định giá trị là rất khó... đôi khi trong toạ độ này (không gian - thời gian - chủ thể ) này thì là giá trị, ở toạ độ khác lại không hoặc ít ...
Các bác ở trên cao, bao quát phạm vi rộng hơn ta, chắc các bác biết cân bằng giá trị ở mức tương đối trong các tương quan khác nhau... Đấy là tầm của nhà quản lý!
hehe!!!

lúc 02:03 1 tháng 10, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

Blog là nơi mình để những gì mình thích hay muốn chia sẻ với bạn bè, thay vì viết trong quyển sổ tay như hồi xưa chép nhạc chép thơ hay viết nhật ký thì bây giờ viết blog, nhưng blog còn có thể có người cùng đọc và trao đổi những điều tâm đắc hay bức xúc với mình, nên blog thật sự thú vị. Blog có thể là báo chí với những người làm báo viết blog và những người đọc blog của nhà báo. Quốc Ấn_Mai nói đúng: phải hỏi các ngài bộ trưởng , thứ trưởng có blog hay không trước khi họ phát biểu về blog!

lúc 19:29 1 tháng 10, 2007  
Anonymous ĐÍCH TÔN nói...

Ngoài wikipedia, có thể tìm thấy mỘt số định nghĩa khác về blog trên Web như sau:
Theo www.bytowninternet.com/glossary thì
+ Blog is short for weblog. A weblog is a journal (or newsletter) that is frequently updated and intended for general public consumption. Blogs generally represent the personality of the author or the Web site.
(Blog là cách gọi tắt của weblog. Một weblog là một tạp chí hay một hòm thư thông tin mà được cập nhật đều đặn và có mục đích phát hành cho cộng đồng sử dụng. Nói chung, Blog đại diện cho cá nhân tác giả hoặc website)
Hoặc www.conceptwebsites.com/SEO/common-terms.htm thì định nghĩa
+ A blog is basically a journal that is available on the web. The activity of updating a blog is "blogging" and someone who keeps a blog is a "blogger." Blogs are typically updated daily using software that allows people with little or no technical background to update and maintain the blog.
(Blog – về cơ bản - là một tờ báo phát hành trên web. Việc cập nhật bog gọi là blogging và người điều hành một blog gọi là blogger. Thông thường, blog được cập nhật hằng ngày dùng những phần mềm cho phép nhiều người bình thường (chỉ cần kiến thức cơ bản hoặc thậm chí không cần hiểu biết kỹ thuật mạng) có thể duy trì và phát triển blog.
Và trên matra.sourceforge.net/misc/glossary.php thì nói ngắn gọn
+ An online Journal.
(Blog là một tờ báo trực tuyến)
Tất cả đều có 1 điểm chung: quan niệm blog như là một hình thức báo chí!

lúc 19:33 1 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ All: Cám ơn các bạn đã comment
Trong chuyện này không có tranh luận đúng - sai. BỞi khi thống nhất với nhau về khái niệm mới tranh luận được. Mỗi người nói blog và hiểu blog một cách, nói về báo chí và hiểu báo chí theo cách của mình thì không gặp nhau là điều dễ hiểu.
Vấn đề mình cần biết lại là ở chỗ: Có phải vì luật chưa quy định nên blog không thể xem là báo chí?

lúc 19:40 1 tháng 10, 2007  
Anonymous TKO nói...

Với em : Blog là để ghi những gì mình thích!
Có người khác cùng sở thích thì càng tốt.
Bạn hiền Diễm nói hay quá!
Hok biết Luật báo chí có mục nào quản lý sở thích con người hok anh Tú!?

lúc 21:01 1 tháng 10, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Wiki ko đc caá bác quản lý nhaàta ủng hộ nên...
Hờ hờ...
Thôi thì ta cứ... "lốc nhau"
Báo hay không báo đã nào (thống) nhất đâu
Những người không "lốc" được sâu
Thì đành nghe họ...., đỡ buồn
(THEO CÁC BÁC, họ ba chấm ("họ...") là họ đang làm gì? Nghiêm túc và thành thật, thánh thiện và trong sáng trong cách sử dụng từ điền vào chỗ trống nhé!!!

lúc 22:15 1 tháng 10, 2007  
Anonymous manhtran81 nói...

Định nghĩa chính thống: "Báo chí là cơ quan phát ngôn của các tổ chức của Đảng và Nhà nước”.
Đây là định nghĩa của báo chí Việt Nam chứ? Bác nào cho em cái định nghĩa chuẩn của báo chí với. Rồi mới xử thằng "blog" đc.

lúc 22:18 1 tháng 10, 2007  
Anonymous Scorpion nói...

Quan điểm của em có lẽ áp đặt, nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, blog tạm thời "được xem" như báo chí chỉ ở một giới hạn nào đó thôi, và biết đâu sau này blog sẽ được trở thành một dạng báo chí?!
Còn bây giờ, với em, blog chưa có cơ quan ngôn luận, thể thức (muốn viết sao thì viết, tự do chủ nghĩa. Viết cái gì, viết để làm gì, viết cho ai, tác dụng/tầm ảnh hưởng tới cộng đồng...), tính giáo dục thật sự chưa cao. Đã coi là báo chí thì phải tuân theo các quy định kể cả chế tài. Cho nên, em cũng mong muốn sau này là báo chí và chế định báo chí sẽ được mở rộng hơn, để blog phát triển đúng hướng. Báo cáo hết,

lúc 00:18 2 tháng 10, 2007  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

Ổng phải nói vậy thôi!
Bởi vì ổng quản lý được báo chí, chớ ổng không quản lý bờ lốc được.
Blog là... blog.
Đồng ý!
Nhưng blogger đôi khi công tâm và tình tảo hơn keyboard của nhà báo.
Vì nhà báo dù gì cũng là công nhân viên nhà nước.
Không nên quá phiền trách họ!

lúc 03:15 2 tháng 10, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Bác Doãn nói không sai mà bác Tú nói chẳng trật.
Và theo bác Tú thì blog mang bản chất báo chí. Có bản chất báo chí thì chắc gì nó được coi là báo chí cũng như bác Tú có "bản chất nhà báo" nhưng mà nếu không có thẻ nhà báo, không ở trong một cơ quan báo chí thì làm sao được coi là nhà báo?

lúc 03:24 2 tháng 10, 2007  
Anonymous free nói...

Theo định nghĩa chính thống của nhà nước thì "báo chí" như bác Dõan nói.
Ví dụ như ta tìm định nghĩa hay tên gọi cho một cái "bánh" chẳng hạn, thì có hằng hà sa số ngôn từ tùy theo mỗi địa phương. Nhưng dù có dịnh nghĩa thế nào đi nữa thì cái "bánh" phải "ăn" được, nếu không "ăn" được thì các cụ nhà ta bảo nó là cái "bánh vẽ"

lúc 03:56 2 tháng 10, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Trước hết, phải xem blog có thể thể hiện những chức năng, đặc điểm của báo chí nói chung và báo chí cách mạng VN nói riêng không?
Tiếp theo, đánh giá độ ảnh hưởng mang tính chất báo chí (nhấn mạnh điều này) của blog ra sao?
Tiếp nữa , đưa ra câu hỏi cho Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn: "Ông đã có blog chưa hay chỉ đưa ra câu trả lời trên cơ sở những taà liệu đã cũ kỹ trong khi nghành truyền thông đã phát triển vượt bậc?"
Cuối cùng, phỏng vấn lại lần nữa xem Thứ Trưởng Bộ TT-TT có thay đổi ý kiến như Bộ Trưởng Bộ GTVT không, cho chắc ăn!!!

lúc 04:04 2 tháng 10, 2007  
Anonymous Sea nói...

Blog có phải là báo chí hay không còn tùy vào mục đích, định hướng của mỗi người viết blog. Vẫn có một số blog, lạc vào đó như đang ở 1 tờ báo net.

lúc 05:44 2 tháng 10, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Kính các Bác!
Cho em học theo nói leo một tý!
Em thì em chả cần biết blog là cái gì. Em nghiện báo in sao thì em nghiện Log vậy. Báo in em còn bỏ được ít ngày, chứ đang đi đường lắm lúc ai còm cái gì hay bụng cũng nóng bừng như thường. Về mở coi lìn, chưa kịp cởi... dép.
Nói vậy thôi. Đó là cảm giác cá nhân.
Xét nghiêm túc tý nào.
Bệnh hoạn nghề nghiệp cho em thấy, ai không thích thì kệ họ, kệ cả việc vì sao họ k0 thích. Chả xem xét vì họ k0 biết viết blog hay vì họ không quản được blog...
Nói thật. Vụ quản lý blog còn là chiện rài hơi lém lém... Bảo loại hình truyền thông đại chúng "truyền thống" là mấy tờ báo in mà các bác còn chửa quản hết... Nữa là ông in-tẹc-lét...
Mờ bác thích quản thì bác quản đi. Ai bảo bác k0 được thực hành công vụ đâu. Cơ mà các bác ấy quên là cây đời mãi xanh tươi.... cơ sở hạ tầng chạy cao xa bay, bác pháp luật chạy theo điều chỉnh... Thì em cũng mơ ước trình độ quản lý của các bác có tính "đón đầu" để đởm bẩu cái tính "vượt trước" của kiến trúc thượng tầng chứ.... Cơ mà... Bác k0 làm được thì kệ bác. Chúng em log kệ chúng em.
Hơhơ. Hay bác cấm loại hình này đi... Cho mấy phần Trái đất chít theo lun.
Nói thật... em len lén soi thử mấy cái mô hình truyền thông trong lịch sử loài người... từ 1 chiều đến 2 chiều... từ chích trực tiếp đến thông qua lòng vòng... Hơhơ... Xem ra ông blog quá ổn. Chả bít lấy cái rì để bênh bác cái cho mát mặt.
NÓi thật với bác. Xét mấy vòng hiệu quả truyền thông, từ ngoài vô trong, từ tiếp cận đến tiếp nhận, đến hiệu ứng xã hội... đặc biệt sống còn là cái con phản hồi, feedback... Hơhơ.
Ai dám cãi là sức phản hồi của blog h0k thuộc hàng vô địch... Nhìn kìa... Tem tẻm tèm tem.... Thi nhau bóc rào rào kìa...
Hơhơ... Còn cái quả gây hiệu ứng dư luận XH... Úi chà... Vụ Cần Thơ... Khỏi bàn nhé... Trơ như đá cẩm thạch còn ngất ngây con gà tây, hok viết nổi, không dám nói mấy thứ từng tưng trong tuần qua... Xem kìa... thông tin đa chiều nhé... nhà báo tự do nhé... nhà báo xịn thi đua bình luận nhé, định hướng dư luận nhé... Đám râu ria chầu rìa chúng em cũng nức nở mà chả sến tẹo nào nhé... Hơhơ...
Rồi blog đẹp, blog xinh... Rồi mấy Ku phản động phi vào viết bậy bị tẩy chay nhé... Hơhơ, ai bẩu "nhà báo công dân" k0 có "văn hoá chính trị"...
Thôi, em xin mấy bác. Bít là bác có nỗ lực nhặt ra cái con từ điển 1000 từ không được dùng trên blog... Bác cũng kinh nhỉ... Hơhơ. Em hỏi thật... Sao bác bít có tới chừng ấy từ trên log k0 được thuần phong mỹ tục... Ai chỉ cho bác thế... Em xin phụ lục được h0k... Bác trông kìa... Nó dám gọi cái "ti" là cái "chũm cau"... mà nó là ông bà, tổ tiên mình đó bác. Hơhơ. Có đứa dám rủ nhau lập CLB fan Hồ Xuân Hương... Hơhơ... Bùn cười nhỉ. Cụ đó mà sống lại, thích làm blog thì khéo lại hot nhất quả đất ấy chứ.
Mà cũng tiếc cái công bác. Bít thiên hạ nó nghiện log… Sao bác chả truyền thông k0 mất phí bằng cách lập một con blog để giới thiệu cái từ điển ấy… Dĩ độc trị độc đi bác… Hay bác sợ nhỡ nghiện như chúng nó thì chít…
Hơhơ… Em loging tý đã… mai viết tiếp…
Đừng ai phê bình em nhé…

lúc 18:54 2 tháng 10, 2007  
Anonymous Tom IIR nói...

Bác Tú đọc trang 11 Tuổi Trẻ hôm nay chưa? Link đây: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=222608&ChannelID=16

lúc 04:30 4 tháng 10, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ