Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2007

WORD, SYLLABLE, LETTER…




TỪ, TIẾNG, ÂM TIẾT, CHỮ…

Vừa rồi mở kênh VTV2, thấy chương trình “Theo dòng lịch sử” phiên bản mới đang phát giữa chừng. Xem thử, không biết phần chơi đó thuộc vòng nào nhưng đại khái luật chơi là từng thí sinh sẽ trả lời một số câu hỏi. Mỗi câu hỏi có khung thời gian cố định. Trong khoảng thời gian đó, thí sinh chưa nghĩ ra thì được quyền xin người dẫn chương trình gợi ý (tất nhiên, được gợi ý thì nếu đáp trúng số điểm sẽ bị giảm xuống).

Điều mình muốn chia sẻ với các bạn nằm ở cái cách mà chương trình gợi ý. Ví dụ đáp án là “Đông Bộ Đầu”, người dẫn chương trình sẽ gợi ý: “Đáp án gồm 3 TỪ, mở đầu bằng chữ Đ”; Đáp án là Ải Chi Lăng, người dẫn chương trình sẽ gợi ý: “Đáp án gồm 3 TỪ, mở đầu bằng chữ A”.

Nhưng, nói chính xác, thì cụm “Ải Chi Lăng” gồm 2 từ, từ “Ải” và từ “Chi Lăng”.

Lâu nay chuyện lầm lẫn các khái niệm ngôn ngữ học như TỪ, TIẾNG hay ÂM TIẾT, CHỮ… trong đời sống truyền thông và trong sinh hoạt cộng đồng khá phổ biến.

Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết, nên chuyện một TỪ trùng khít với một âm tiết (sylable) là bình thường. Nhưng tiếng Việt có nhiều từ gồm 2, 3 âm tiết. “Sạch sành sanh”, chẳng hạn, là một từ. Một từ có 3 âm tiết.

Âm tiết – theo tự điển của Nguyễn Như Ý – là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, gồm một hoặc vài âm tố, trong đó chỉ có một nguyên âm và có thể mang thanh điệu

Âm tiết hay tiếng được xét ở góc độ ngữ âm.

Từ – theo tự điển của Nguyễn Như Ý – là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để tạo câu

Từ được xét ở góc độ từ vựng học, ngữ nghĩa học.

“Chữ” là ký hiệu. Trong đời sống ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, khái niệm chữ có nhiều cấp độ nghĩa. Chữ có khi được hiểu như một tiếng, có khi là một ký tự, cách viết (charater, letter).

Có thể tham khảo thêm tự điển wikipedia về âm tiết:

A syllable (Ancient Greek: συλλαβή) is a unit of organization for a sequence of speech sounds. It is typically made up of a syllable nucleus (most often a vowel) with optional initial and final margins (typically, consonants).

Syllables are often considered the phonological "building blocks" of words. They can influence the rhythm of a language, its prosody, its poetic meter, its stress patterns, etc.

A word that consists of a single syllable (like English cat) is called a monosyllable (such a word is monosyllabic), while a word consisting of two syllables (like monkey) is called a disyllable (such a word is disyllabic). A word consisting of three syllables (such as indigent) is called a trisyllable (the adjective form is trisyllabic). A word consisting of more than three syllables (such as intelligence) is called a polysyllable (and could be described as polysyllabic), although this term is often used to describe words of two syllables or more.

***

Chuyện lầm lẫn giữa 2 khái niệm “tiếng” và “từ” rơi vào rất nhiều games show trên sóng truyền hình cả nước. “Tam sao thất bản” có nhiều phần thi mà cả thí sinh và MC đều lẫn lộn từ - tiếng. “Hành trình văn hóa” – có phần thi đặc biệt khi 2 người (người gợi ý và người trả lời) 10 nội dung của chương trình đưa ra cũng thế.

Tất nhiên, sự lẫn lộn này không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới nhưng tôi nghe nó có cảm giác khó chịu như khi gặp biển hiệu “sữa honda”, "sữa xe đạp". Còn bạn?

Nhãn:

9 Nhận xét:

Anonymous Hằng Đỗ nói...

Bác ơi, chỗ chúng em gọi những cái này là "biểu hiện một cách tập trung nhất sự ngu dốt củamình trên TV" bác ạ! Nhưng mà không ai dạy được các bác TV đâu (Sozy nhé, quên mất là bác phantu cũng là nhà đài!)

lúc 04:31 13 tháng 4, 2007  
Anonymous Ngoc Oanh nói...

Chuyện từ, tiếng, âm tiết...thường xảy ra trên TV. Không chấp. Nhưng tôi còn biết nó xảy ra ở một Học viện. Khi người ta ra đề thi tuyển sinh. Ho viết: Hãy viết một bài luận không quá...200 từ (Lẽ ra là 200 âm tiết).
Đúng như anh Tú đã viết: có những từ rất dài, thậm chí 4 âm tiết, ví dụ; chủ nghĩa xã hội ...là 1 từ gồm 4 âm tiết...
Nếu cẩn thận thì TV nên mời các nhà ngôn ngữ làm cố vấn.
Chuyện kể rằng: một giáo sư ngôn ngữ đi ăn sáng, thấy đề biển: "Ở đây có SÔI nóng" thì nhất định không ăn. Thà nhịn đói chứ không ăn SÔI, mà chỉ ăn XÔI thôi.(sai chính tả là việc của bà bán xôi, ăn là việc của giáo sư...)
Còn ta, ta không xem TV thì thôi, có sao đâu. Vì họ làm chương trình đâu phải cho ta xem, mà chủ yếu là cho...Nhà tài trợ xem thôi mà. Nhà tài trợ thì miễn sao...quảng cáo được nhiều...Họ đâu cần biết Từ, Tiếng, Âm tiết...làm gì???
Thế và, trong lịch sử, vẫn tồn tại những tranh luận không bao giờ ngã ngũ. Ví dụ: Chè đỗ đen là một từ hay hai từ?...Có người bảo đó chỉ là một từ dùng để chỉ một loại chè. Nhưng có người bảo đoa là hai từ gồm chè và đỗ đen ghép lại...Phân tích tràng giang đại hải chưa ngã ngũ...
Và trong khi chúng ta đang tranh luận thì ngoài kia, người ta vẫn ăn chè đỗ đen...Một loại chè vẫn hàng ngày nuôi sống bao gia đình lương thiện. Có lẽ họ vẫn bán cho người bình dân mà không bán cho...giáo sư!!!

lúc 04:50 13 tháng 4, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Sáng nay tôi coi chương trình "Trò chơi âm nhạc 2007" phát lại sáng sớm trên VTV3, giờ đọc blog này tôi thấy phantu chưa khách quan khi không khen cái trò chơi đó nó không vi phạm chuyện từ - tiếng. Trong trò chơi đó, người biên tập đã biết phân tách các ô chữ thành các từ. Cho nên có những ô có 2 tiếng, ô 1 tiếng (À, tất nhiên chuyện trật tự từ trong câu tiếng Việt còn nhiều cái để bàn nữa).
Mà chắc bác là nhà Đài nên hay để ý chuyện Đài, nhễ?

lúc 00:24 14 tháng 4, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

Sáng nay, nhận được 3 cái comment này. Thấy vui quá. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” mà có đến 3 niềm vui là lãi to. Thích nhất là cái comment của thầy Oanh. Thú vị và sắc sảo. Chắc phải xin thầy nhượng bản quyền cái chuyện “thà nhịn đói chứ không ăn SÔI, chỉ ăn XÔI thôi”. Giáo sư mà tìm không ra XÔI thì chắc nhịn đói thiệt chứ khán giả truyền hình ngày nay thì có nhiều món để chọn lựa trên đầu ngón tay. Kiên quyết không ăn những món họ không thích. Cái thời “bắt phanh trần phải phanh trần / Cho may ô mới được phần may ô” trong truyền thông đã qua rồi. Đó là chưa nói khán giả giờ cũng tham gia làm truyền thông một cách tích cực bởi đây không còn là lĩnh vực độc quyền.
Chúng ta vẫn sẽ ăn chè đỗ đen mặc cho ai tranh luận. Nhưng nếu bán chè đỗ đen, chắc phantu sẽ chọn giải pháp ghép các tiếng (sylable) lại thành từ (word) như bọn Anh, bọn Mỹ cho đỡ cãi. Chẳng hạn “chèđỗđen”, “Họcviện báochí tuyêntruyền”… Mà cũng kẹt, gặp từ “bi – a” (một trò chơi, môn thể thao) chẳng hạn, ghép một cái là … nhậu luôn!
Cô Hằng ơi, phantu giờ là nhà hội rùi, không còn nhà đài nữa…
Cám ơn bạn Nguoidongnai nhé, một chi tiết hay, mình sẽ để ý

lúc 02:28 14 tháng 4, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

xin lỗi, nick của bạn NGUOI BIEN HOA, mình nhầm với 1 bạn khác

lúc 02:32 14 tháng 4, 2007  
Anonymous nguatroi nói...

Bữa nay làm gì mà bàn cái vụ ngôn ngữ dữ vậy anh? Chuyện nhỏ xíu như con cuốn chiếu ấy mà.
Mỗi ngày đi làm tôi đều phải đi ngang qua một chỗ có tấm bảng bự chảng với dòng chữ: "Hảng kem Thịnh Phát" (đoạn gần nhà họa sĩ Hồ Giáo, phường Bửu Long).Miễn bình luận.
Một lần em chở đứa cháu gái học lớp 1 đi lòng vòng Biên Hòa chơi, tới chỗ gần ngã 3 Cây Chàm thì dừng lại để nghe điện thoại. Trong lúc bà dì nghe điện thoại thì đứa cháu mặt mày xanh lè xanh lét hét toáng lên: "Trời ơi, ghê quá". Nhìn theo tay đứa cháu chỉ, bà dì cũng xanh lè xanh lét khi đọc được dòng chữ trên tấm biển hiệu: "Xay bột trẻ em".

lúc 04:49 14 tháng 4, 2007  
Anonymous Mai Ngố nói...

Em cũng thấy thế đấy. Ở Biên Hòa mình. Ngay trung tâm thành phố mà người ta có mấy tấm bảng to đùng đều ghi "Hẻm" thành "Hẽm". Mỗi lần đi qua là mỗi lần bực hết sức. (Ơ, nhưng mà "hẻm" đúng hay là "hẽm" đúng nhỉ? Hic, nghi ngờ mình quá, tóc vàng hoe mà). Nhưng sự nhầm lẫn này chắc có lẽ cũng gần như dạng của "Truyện Kiều" với "Đọan trường tân thanh" mất rồi. Không còn mấy ai quan tâm lắm đâu anh ạ. Blog anh "chất lượng cao" ha. Thỉnh thỏang em vào đây "suy nghĩ" tí nhé! Được không?

lúc 22:04 20 tháng 4, 2007  
Anonymous Mai Ngố nói...

Mà đố anh đọc được cụm từ này : "Cúan thịt chó". Đó là tên một cái quán ở gần nhà bố mẹ em đấy.

lúc 22:05 20 tháng 4, 2007  
Anonymous fit_ke06 nói...

AI CHI LANG go^`m 3 chu moj dung chu aj la` cu*?a. chj la ca`nh
lang la` mo^. kakaka

lúc 23:10 14 tháng 6, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ