Thứ Hai, 6 tháng 8, 2007

WEBBLOG: THE FUTURE MEDIA?




Blog: phương tiện truyền thông của tương lai?

Cứ nửa giây, trên thế giới lại có 1 webblog (gọi tắt là blog) ra đời. Hình thành từ cuối những năm 1990 và bùng nổ mạnh từ năm 2004 đến nay, blog là một hiện tượng xã hội, hiện tượng truyền thông, hiện tượng văn hóa, hiện tượng công nghệ… khá đặc biệt trong những năm gần đây. Có người dự báo: blog sẽ là “phương tiện truyền thông của tương lai”? Nhưng đã hình thành một quy luật, một hiện tượng truyền thông mới luôn đi liền với hàng loạt những vấn đề xã hội mới…

Ở Việt Nam, blog phát triển muộn nhưng tốc độ phát triển cực nhanh đặc biệt trong năm 2006 và lôi kéo được 80% thanh niên sử dụng mạng Internet tham gia và nó cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lưu tâm ở khía cạnh quản lý, dư luận xã hội, văn hóa mạng… Vì sao?

Blog ban đầu hình thành với mục đích thông tin và chia sẻ quan điểm của một người (như một dạng nhật ký điện tử), hay một nhóm lên mạng nhờ những nhà cung cấp dịch vụ miễn phí. Thông tin và diễn đàn qua blog có thể công khai trên không gian mạng, có thể thu hẹp trong một phạm vi đối tượng nào đó. Do đặc thù của Internet, blog nhanh chóng hình thành như một mô thức truyền thông đặc biệt, như một kênh báo chí đặc biệt. Bởi những người sử dụng blog (được gọi là blogger) không chỉ dừng lại ở viết “viết nhật ký điện tử”. Blog đan xen giữa thông tin và tài liệu, pha trộn sự kiện có thật và tin đồn, blog là một dạng đàm luận thời sự trực tuyến, là nơi thu hút thông tin và trí tuệ của nhiều người về một lĩnh vực chuyên biệt, chọn lọc… Sức thu hút của blog cực lớn bởi tính năng động, biên độ tương tác rộng và những chủ đề có khả năng lôi cuốn được nhu cầu thông tin và tự thông tin của nhiều người. Có những blog cá nhân thu hút trên dưới 100 nghìn độc giả mỗi ngày, lớn hơn lượng độc giả của nhiều tờ báo in trong nước. Nhiều đề tài, chủ đề báo chí được nổ ra từ nội dung các blog. Nhiều nhà báo ở Việt Nam đã sử dụng, khai thác blog để tác nghiệp.

Thế mạnh của blog nằm ở sức lan tỏa cực nhanh của thông tin do đặc tính kết nối thành một mạng lưới giữa những người cùng dùng chung một dịch vụ blog. Thế mạnh nói trên của blog cũng tiềm ẩn hiểm họa nếu thông tin sai lệch, thất thiệt lan tỏa nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, thậm chí gây ra thảm họa... Blog mở ra một kênh thông tin mới, thông tin của công dân, mà có người gọi đó là “nền báo chí công dân”, “kênh truyền thông cá nhân”. Với tính năng liên kết cực nhanh của nó, blog đang trở thành những nguồn thông tin mở (open sources) đáng quan tâm nhưng nó cũng đang bị lợi dụng. Những blog “đen”, blog sex, blog phản động, chống phá chính quyền… cũng đã hình thành. Tất nhiên, tỷ lệ những blog đen này ở Việt Nam là không cao so với đại đa số “cư dân mạng”, blogger có những hoạt động tích cực (như cuộc tuyên truyền rầm rộ kêu gọi cộng đồng dân cư trên mạng treo avatar cờ Tổ quốc vào dịp các ngày lễ lớn, hoặc những địa chỉ từ thiện giúp người nghèo, trẻ em bất hạnh, cứu trợ đồng bào lũ lụt, các blog chia sẻ trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trên các lĩnh vực…)

Sự bùng nổ của blog với khối lượng thông tin, trí thức khổng lồ và tốc độ nhanh đã thực sự tác động đến các cơ quan truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động quảng cáo, PR, tác động đến dư luận xã hội, hình thành nên một thế hệ công chúng truyền thông mới năng động hơn, tích cực hơn… Blog và báo chí trực tuyến nói riêng, Internet nói chung là sản phẩm của văn minh nhân loại, nó cần được khai thác tốt để phục vụ cuộc sống trên mọi lĩnh vực. Bởi blog có sức mạnh của thông tin của báo chí. Định hướng tốt, quản lý và khai thác tốt thế mạnh và hiệu quả của blog sẽ góp phần rất lớn trong công tác tư tưởng – văn hóa; góp phần mở rộng và phát triển nền dân chủ, nâng cao dân trí và tạo cơ hội hưởng thụ thông tin bình đẳng cho người dân.

Là hình thức truyền thông ra đời muộn nhưng dựa trên nền tảng Internet, hiện tượng blog trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có sự phát triển Phù Đổng bởi nó tích hợp sức mạnh công nghệ của truyền thông hiện đại. Nó đem đến những đặc điểm mới, rất mới về phương diện truyền thông. Mô hình truyền thông thế hệ mới đang tạo điều kiện cho mỗi người hình thành một kênh liên lạc riêng. Hiện tượng này về lâu dài sẽ tạo ra những biến đổi sâu sắc trong hoạt động truyền thông nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung.

Tuy nhiên, đến nay, đã có hàng loạt vấn đề liên quan đến truyền thông blog (như ngôn ngữ blog, văn hóa ứng xử qua nội dung thông tin của blog… ) đang đặt ra cần được định hướng…


Ảnh minh họa: Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong một ngày làm việc bình thường.

Nhãn:

5 Nhận xét:

Anonymous duythiện nói...

entry sâu sắc và có cái nhìn toàn cảnh tốt.
đưa lên tạp chí Cộng sản hoặc Người Làm Báo rất được, còn đăng VNexpress hoặc Vietnamnet thì hơi uổng!

lúc 23:04 6 tháng 8, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ BÁC THIỆN: CHO EM XIN. Đừng "đùa" thế tội nghiệp em!
@ Boong: Cái này để anh hỏi lại bác. Ảnh này chụp lúc anh làm phóng sự tại cơ quan bác Khoan (hồi đó, bác là đại biểu Quốc hội tỉnh ĐN)
@ Chú Trinh: làm blog đi, để cái blog trống trơn mà đòi rà soát quản lý blog sao đặng!

lúc 22:05 7 tháng 8, 2007  
Anonymous Boong Boong nói...

Thế bác Khoan có chơi blog không ạ?

lúc 04:04 8 tháng 8, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

* Hay thật, mình cũng "quản lý, rà soát cái vụ blog" mà cũng không tài nào rành bằng Bác Tú nhỉ?
* "Sức đâu mà chơi blog cháu ơi, Bác đang mở cái bài phát biểu đã đánh hồi tuần trước trong Word... mà hỏng biết hôm nay nó đâu rồi"!

lúc 05:22 8 tháng 8, 2007  
Anonymous meo^_^muop nói...

cho minh copy cai nay cua ban nha. thanks. minh dang can thong tin ve blog, ban co the chi cho minh 1 vai thong tin nhe.

lúc 04:32 18 tháng 9, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ