Thứ Hai, 6 tháng 8, 2007

HOW TO RING THE GOLDEN BELL




LÀM SAO RUNG ĐƯỢC CHUÔNG VÀNG?

“Rung chuông vàng” trên VTV3 tối nay 6/8 thành một cuộc trình diễn tệ hại của trường Đại học dân lập Hồng Bàng. Câu hỏi đầu tiên thuộc kiến thức phổ thông mà học sinh cấp II đã biết: Hãy điền từ còn thiếu trong câu đầu tiên của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: “Việc …….. cốt ở yên dân”. Ngay trong lần thử thách này, có trên 50% thí sinh bị loại khỏi cuộc chơi.

Và đến thí sinh trụ lại cuối cùng, tên là Huấn, cũng đành kết thúc cuộc chơi ở câu 15!

Tôi tự hỏi vì sao 100 sinh viên đã được tuyển chọn (trước khi ghi hình chính thức) trong một trường đại học có hàng ngàn sinh viên lại… tệ đến thế! Nhiều câu hỏi thật đơn giản như: “Nắng tốt …. , mưa tốt lúa”, họ cũng không thể suy luận ra một cái tên loài thực vật khả dĩ chọn vào chỗ còn thiếu, nhìn tấm bảng của các thí sinh bị loại, chỉ có thể nói một điều: buồn!

Ở chỗ tôi công tác, những năm gần đây, có khá nhiều cán bộ "chuẩn hóa" bằng cấp nhờ theo học tại chức ở trường Đại học dân lập Hồng Bàng mở ra ngay ở địa phương mình. Có một số cán bộ - công chức được “tuyển thẳng” vào đại học này và khi gần tốt nghiệp, phải khăn gói ra Hà Nội thi đầu vào cho đủ thủ tục (khi khóa học này bị phát hiện sai quy chế).

Đất nước mình hiện nay trường đại học ra đời nhiều quá. Một tỉnh nhỏ như Trà Vinh cũng có đại học. Có trường đại học dân lập mà thi đầu vào 4 điểm cho 3 môn vẫn còn thiếu sinh viên để tuyển! Một lần đi công tác ra Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tôi giật mình nhìn một thông báo ngay cổng Công ty Fujitsu - một đơn vị 100% vốn của Nhật: "Công ty không tuyển sinh viên trường Đại học dân lập Lạc Hồng"! Xin miễn bình luận.

Sự ra đời ngày càng nhiều các trường đại học tư đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu học hành của cộng đồng. Có điều, rất ít trong số các trường này thực sự lo xây dựng thương hiệu bằng chất lượng đào tạo trước khi nghĩ đến hiệu quả kinh doanh chữ nghĩa.

Có bao nhiêu cử nhân đã ra đời từ những ngôi trường kinh doanh chữ nghĩa như thế? Có bao nhiêu cử nhân thực tài đành phải nhường chỗ cho những sinh viên kiểu này, những sinh viên mà khi ra trường, họ lại tiếp tục dùng những mối quan hệ để được làm việc trong các cơ quan nhà nước?

Nhãn:

13 Nhận xét:

Anonymous Trinh N nói...

* "Quỉ vật ông" bây giờ ông muốn "chĩa" sang ngành GD hả. Ừ, được đó, mình làm cũng gần 15 năm trong ngành này mà! sẽ cung cấp "một ít" tư liệu thôi... là ông viết cũng khoảng 7 năm rưỡi mới hết chuyện của giáo dục.
* Hôm nào mang ổ cứng (HDD) khoảng 160GB đến chép nha (cần 7 cái HDD như thế mới đủ) - ok?

lúc 23:02 5 tháng 8, 2007  
Anonymous honhyday nói...

Đến cả mấy đứa công nhân gần phòng em khi xem song chương trình còn kết lại 1 câu: Trường ĐHDL Hồng Bàng được vậy là mừng lắm rồi. Tệ hơn nữa là mấy em công nhân đó còn trả lời đúng câu hỏi đó ngay từ những giây đầu tiên cơ.
Chuyện "Công ty không tuyển sinh viên trường Đại học dân lập Lạc Hồng"! thì đó không phải chỉ có ở công ty kia, mà đó cũng là chuyện của công ty em đấy.
Còn chuyện chuẩn hoá bằng cấp ở bậc đại học (nợ đầu vào) cũng là chuyện thường phố huyện thôi. Còn có nơi cho nợ đầu vào bậc cao học nữa đó. Chắc nước mình đang tiến tới phổ cập cao học quá anh ah!!!

lúc 23:23 5 tháng 8, 2007  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Đọc còm men của các anh chị, mình cứ hình dung ra cảnh lễ hội gì đó ở bên xứ sở bò tót, lễ hội có trò thả bò tót ra đường cho đuổi người chơi ấy mà, ai không chạy nhanh thì bị bò húc!. MÌnh nghĩ, mai mốt chắc những "người học thật" cũng chạy dạt ra để tránh những "người học giả" ... kiểu như người chạy tránh bò tót vậy đấy...

lúc 00:28 6 tháng 8, 2007  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Ha ha! nhiều cử nhân "Lạc đường" lại trở thành thầy trong các trường cao đẳng đại học mới ghê chứ! Bó Tay!

lúc 02:10 6 tháng 8, 2007  
Anonymous duythiện nói...

những ông cử ông nghè '4 điểm' ấy rồi sẽ mang tâm trạng dở thầy dở thợ, không tìm được việc làm trong cuộc sàng lọc khốc liệt, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Đáng sợ nhất là khi chúng 'tiếp tục dùng những mối quan hệ' hoặc dựa vào lý lịch, tìm được chỗ ngồi trong bộ máy nhà nước, lãnh đạo và quản lý những người thực học, khi đó những người tài vì không thể chịu nổi sẽ phải ra đi, và cả đất nước cứ mãi lùi lại cho vừa tầm với chúng. Điều đó mới thật kinh hãi!

lúc 04:04 6 tháng 8, 2007  
Anonymous Hai Ha Adelaide nói...

Em thấy ngày hôm nay chúng ta vay mượn và ăn cắp của đời sau nhiều quá!

lúc 18:17 6 tháng 8, 2007  
Anonymous Ngôn Action++ nói...

Hic, em thấy nhiều trường đào tạo bây giờ chỉ chạy theo lợi nhuận mà thôi, cả thầy và trò cũng vậy. Biết làm sao đây??? @_@

lúc 00:36 7 tháng 8, 2007  
Anonymous free nói...

Chất lượng giáo dục đã bị bỏ rơi hàng chục năm rồi. Không cứu vãn nổi.
Mình đã trực tiếp phỏng vấn hàng trăm cử nhân như vậy rồi. Hầu hết đều không biết gì đến kiến thức lịch sử, xã hội, lẫn chuyên môn vừa mới học.

lúc 02:59 7 tháng 8, 2007  
Anonymous Tom IIR nói...

no comment về mấy dzụ này! :D

lúc 03:07 7 tháng 8, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Đúng như Tom IIR nói, comment mấy dzụ này bao nhiêu cho đủ! Cù Huyền không ghi rõ ra chứ tui biết cái chuyện sinh viên tốt nghiệp Đại học dân lập Lạc Hồng giờ trở thành giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai trong khi nhiều giảng viên thực tài của trường này làm hợp đồng bao nhiêu năm nay phải chạy vạy để xin đi chỗ khác vì trường không nhận. Nghe đâu, CĐSP Đồng Nai tương lai là trường đại học rồi!

lúc 03:12 7 tháng 8, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

all: Xin cám ơn các anh chị và các bạn. Comments hay và thú vị quá, cho Tú xin những ý tưởng này để triển khai lại bài viết. Hôm nào có nhuận bút (không biết báo nào dám đăng?) sẽ đi nhậu offline chứ không nhậu ảo trên blog của bác Hai Miền Đông nữa!

lúc 03:42 7 tháng 8, 2007  
Anonymous taivnguyen2000 nói...

ui troi, danh mot phat dong ca tram cay rung... hihihi la minh khong dam nhan lop de day. khi nao chac chan da minh moi danh dung lop day. RUNG CHUONG VANG, cai nay minh cung thich... nhung cung khong tra loi duoc "nang tot... mua tot lua." co phai la "nang tot dua, mua tot lua"... ca dao, tuc ngu... co nhieu di ban va khong con phu hop voi thoi dai khi ky thuat trong trot phat trien (di nhien khong phai la tat ca)... con cau nay "duoc mua ..., ua mua..." (khong co dau chiu kho doc nhe)

lúc 05:27 11 tháng 8, 2007  
Anonymous ĐÍCH TÔN nói...

Bác Taivnguyen ơi, đâu có phải thời đại khoa học phát triển thì quên mấy câu tục ngữ! Với lại cái câu "nắng tốt dưa, mưa tốt lúa" nhiều khi không cần kiến thức mà cần suy luận: cái từ đó phải có VẦN mới tạo thành tục ngữ, mới ra tiểu đối trong câu tục ngữ. Cái điều chú Tú viết là chuyện những câu trả lời ngớ ngẩn như NĂNG SUẤT, CÂY TRỒNG. Thà không biết thì đừng trả lời!

lúc 23:13 12 tháng 8, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ