Thứ Tư, 20 tháng 6, 2007

ON THE OCCASSION OF THE JOURNALISTS' S DAY




tản mạn nhân 21.6

+ Số liệu năm 2003: Cả nước có trên 10.000 người được cấp thẻ nhà báo! Bây giờ chắc nhiều hơn (vì ai được cấp rồi đâu có chịu trả, trừ phi bị thu hồi). Theo Mai Quốc Ấn, người gọi tôi bằng chú theo vai vế xã hội và là người được tôi coi lả đồng nghiệp: “trong số đó, khoảng 7% là NHÀ BÁO, 70% là THỢ BÁO, số còn lại chắc là… CÒ BÁO”

+ Hình như trong đầu từng thằng làm báo Việt Nam nào cũng luôn có cái kéo. Nó tự cắt nó trước khi bị cắt… hoặc tự cắt để không bị cắt!

+ Viết blog, viết comments nó cũng tự cắt (trừ phi giấu tên vì chơi trò ném đá giấu tay)

+ Kiếm cơm cũng là trách nhiệm (ít nhất đó là trách nhiệm với gia đình) nhưng những thằng kiếm tiền bằng nghề báo thì luôn miệng nói chuyện trách nhiệm.

+ Nhà báo luôn tỏ ra là người hiểu sâu sắc những lĩnh vực hắn viết nhưng thực chất cái hắn biết rõ nhất là tác phẩm này có được sử dụng hay không

+ “Không nghe cave kể chuyện

Không nghe nghiện trình bày

Không dây với nhà báo

Không láo với cấp trên

Không quên các bậc tiền bối

Không bối rối trước chị em”

Là một tổng kết về kinh nghiệm ứng xứ. Xin khoan nói chuyện đúng sai, cái “tổng kết" ấy trong chừng mực nào đó cũng cho thấy uy lực của báo chí, sức mạnh của dư luận xã hội. Nhưng về phía nhà báo, chúng ta nhìn cái nguyên tắc ứng xử ấy ra sao?

Nhãn:

14 Nhận xét:

Anonymous ĐÍCH TÔN nói...

Khong boi roi truoc chi em thi hoi kho chu Tu oi!
Nha ngay nha bao, chuc chu "mat sang, long trong, but sac" (a, hinh nhu chu Tu dung may vi tinh chu dau co dung but) de DAM GIAN, TAI DAO (nhung co gao van cu tai)

lúc 21:43 19 tháng 6, 2007  
Anonymous NGƯỜI ĐỒNG NAI nói...

Có những anh/chị nhà báo đi xe với Bí thư Tỉnh ủy, được ăn cơm/nhậu với giám đốc doanh nghiệp... cứ tưởng mình cũng oai như Bí Thư, cũng sang như doanh nhân. Họ tự huyễn hoặc giỏi đến mức họ tin điều đó là đúng! Bọn "dân gian" nói chẳng sai (mượn lời bác Tú nói lại)

lúc 00:21 20 tháng 6, 2007  
Anonymous Tom IIR nói...

Rất may là mình không nằm trong cái % nào trong số đó! Vì chưa có thẻ nhà báo! :D

lúc 01:22 20 tháng 6, 2007  
Anonymous Boong Boong nói...

Eo ôi! Nhà báo là thế sao?

lúc 01:26 20 tháng 6, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Lẽ ra là "không dây với báo chí". Nhưng báo chí thì trừu tượng quá và tốt đẹp quá nên "không dây với những nhà báo" cụ thể mới đúng. Tổng kết như thế hơi bị hay và hơi bị đúng, có gì bác phải "lật lại", phản biện? Dận gian thì cấm có sai.

lúc 01:47 20 tháng 6, 2007  
Anonymous duythiện nói...

'không dây với nhà báo'?
mình vẫn dây với nhiều nhà báo lâu nay nè, và rất thú vị, chẳng thấy phiền hà chi (ngoài việc mất rất nhiều thì giờ để ... há mồm nghe nhà báo nói, vì nhà báo thường biết nhiều và nói chuyện rất duyên)
Chắc tại số mình hên, gặp toàn nhà báo xịn! hì hì!
Tranh thủ chúc mừng sớm nhà báo xịn Phan Tú nhé! và cũng xin chúc mừng tất cả các nhà báo thân thiết !

lúc 01:51 20 tháng 6, 2007  
Anonymous Ly Khanh nói...

Chuc mung anh chi nhan ngay nha bao, chuc cac bai viet cua anh luon sau sac va thuc te, chuc anh luon mai tim duoc niem dam me trong cac bai viet cua minh, mai mai yeu nghe.

lúc 02:06 20 tháng 6, 2007  
Anonymous huynhtoi2007 nói...

Chúc mừng các nhà báo, kể cả "nhà báo không có thẻ" (loại trừ "có thẻ" nhưng không là nhà báo)!
Có nhà báo thích đi với Bí thư vì người ta sợ nhà báo hơn sợ Bí thư. Cũng như có thư chim đạu theo lưng cọp khiến người ta sợ/ghét chim hơn cọp.
Có nhà báo thề với vợ; "Không uốn cong ngòi bút!". Vợ tin lời, nhưng quên rằng, nhà báo thời nay không viết bằng bút nữa!

lúc 02:10 20 tháng 6, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

cám ơn anh Thiện rất nhiều!

lúc 02:13 20 tháng 6, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Cái nguy hiểm nằm ở chỗ "cáo mượn oai hùm" lại mang tính phổ biến tịnh tiến theo cả diện rộng và chiều sâu. Nếu "mượn oai hùm" mà ít (chứ không hẳn là không) mang tính tư lợi thì chẳng ai gọi là "cáo".
"Trung ngôn nghịch nhĩ", "Sự thật mất lòng" hẳn bây giờ cũng còn có lý...
Khổ nỗi, người đời lại thích "mật ngọt" hơn "thuốc đắng"!
Chuyện thay đổi cách ứng xử này e là khó chú Tú ơi, vì ý thức xã hội bao giờ cũng chậm hơn tồn tại xã hội. (Vậy thì phải chăng) Ý thức nhà báo bao giờ cũng chậm hơn báo cáo tổng kết báo chí của Hội Nhà báo (?!) Xét đến cùng thì số đông dẫu sao vẫn tuân theo quy luật "cuộc chơi"!

lúc 19:38 20 tháng 6, 2007  
Anonymous Hai Miền Đông nói...

HMĐ chỉ là "thảo dân", không dám lạm bàn chuyện đúng sai của báo giới!
Tuy nhiên quả thật ngày nay, với sức mạnh của truyền thông đại chúng thì uy lực của báo chí dường như tăng lên gấp bội. Và điều này hầu hết bà con đều rất vui, rất hài lòng. Vì mình được nghe, được thấy, được biết những thông tin nóng sốt, những thông tin mà trước đây mình chưa bao giờ nghe. Không ít thì nhiều đã nâng tầm các nhà báo lên một bực và ắt hẳn giới báo chí cũng đều cảm thấy vui mừng và tự hào về điều đó!
Chuyện tiêu cực thì đâu đâu cũng có thể xảy ra, trong tất cả các ngành nghề và theo thiển ý của HMĐ thì có lẽ nghề báo cũng không ngoại lệ. Chắc tùy Tâm của mỗi người thôi! Đâu đâu cũng có người này người khác.
Dù gì thì những con người viết "vì lợi ích dân tộc, vì lợi ích quốc gia" luôn đáng trân trọng và tự hào lắm vậy!
Nhân ngày Nhà báo VN, Chúc những nhà báo chân chính luôn nắm chặt "đồ nghề" của mình để bà con ngày càng có nhiều món ăn tinh thần thật bổ dưỡng và thơm ngon hơn nữa! Tuy nhiên cũng cần đảm bảo cái vệ sinh an toàn thực phẩm cho bà con.
Một lần nữa xin chúc mừng!

lúc 01:39 21 tháng 6, 2007  
Anonymous Crystalhouse nói...

Là một doanh nhân, mình lại rất thích dây dưa với nhà báo đặc biệt là nhà báo giỏi . Vừa dây dưa vùa cù nhây cù nhưa nhưng vui phết ! Nhà báo giỏi nói một hiểu hai ba bốn viết năm sáu bảy tám . Nhà báo giở, nói ba bốn năm sáu vẫn ngây ngô dám viết cả về những việc họ chưa biết, chưa học, chưa hiểu bao giờ .

lúc 03:48 21 tháng 6, 2007  
Anonymous Crystalhouse nói...

Nhà báo giỏi thì đáng nể lắm . Nhà báo giỏi có thể lay động tâm can của cả một thế hệ chỉ từ 1 bài viết .

lúc 03:57 21 tháng 6, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

Nhưng nhà báo giỏi hiếm như là mùa thu. có người cả đời không có thẻ nhà báo nhưng là nhà báo giỏi. Chủ tich Hồ Chí Minh viết báo thời thanh niên bên Pháp, bằng tiếng Pháp với một nỗ lực rèn luyện đáng kinh ngạc. Hoặc chú Trần Bạch Đằng viết báo cho đến khi gần trút hơi thở cuối cùng.
Dân văn chương hay có câu đùa: Nguyễn Du ngày xưa đâu có tốt nghiệp cử nhân văn chương, không tốt nghiệp trường viết văn... Nguyễn Du mà vẫn lám nên kiệt tác

lúc 00:50 22 tháng 6, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ