Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2007

"UNLIVE" BROADCASTING




Chú thích ảnh: Cầu truyền hình giao thừa 2005 của Đài Đồng Nai (điểm cầu phim trường chính). Phóng viên Minh Chung đang dẫn chương trình tọa đàm với phi công nổi tiếng Nguyễn Thành Trung (cùng phu nhân), á hậu Trịnh Trân Chân, và nối cầu với nhiều điểm.Trên monitor bên cạnh có hình TS Huỳnh Văn Tới đang phát biểu ở đầu cầu Long Thành.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁN TIẾP?

Một trong những phương thức sản xuất chương trình phát thanh – truyền hình theo hướng hiện đại mà Việt Nam áp dụng như một công nghệ mới trên 10 năm qua là phương thức làm PTTH trực tiếp. Đây không phải là chuyện thay đổi về kỹ thuật. Bản chất của phương thức mới này là cách làm PTTH tương tác. Theo phương thức này, không phải cái gì phát lên sóng cũng “trực tiếp”, cũng là sự kiện đang diễn ra. Âm nhạc (ca khúc), phóng sự, phỏng vấn v.v... có thể thực hiện trước nhưng tính chất sống động, dân chủ và tương tác, sự hấp dẫn, độ tin cậy… của chương trình mới là mục tiêu của phương thức này. Khán thính giả có thể tham gia chương trình. Phát thanh viên có thể xin lỗi khi sơ sót. Rất đời sống, rất con người...

Việt Nam dùng từ TRỰC TIẾP để dịch tính từ “LIVE” trong tiếng Anh, vốn có nghĩa là sống động. Trung Quốc thì dịch LIVE thành TRỰC TUYẾN. Từ “trực tiếp” ấy giờ trở nên quen thuộc với đời sống cộng đồng.

Nhưng vì phàm cái gì không trực tiếp thì được xem là gián tiếp cho nên xảy ra cách gọi chương trình ghi băng trước để phát và phát lại (unlive-broadcasting, re-taped, re-broadcasting, re-play) là chương trình gián tiếp.

Cách gọi tên các hình thức chương trình này hiện cũng phong phú: chương trình thu trước, chương trình phát băng, chương trình phát lại v.v… Chương trình không phát sóng trực tiếp (unlive) thì đâu có phải là chương trình GIÁN TIẾP? Không biết từ đâu, người ta dùng cái từ GIÁN TIẾP để chỉ cho hình thức này. Cách gọi ngớ ngẩn ấy chứng tỏ sự hiểu biết chưa trọn vẹn về bản chất của một phương thức sản xuất chương trình PTTH.

Nhãn:

2 Nhận xét:

Anonymous Ngoc Oanh nói...

Cái chú thích ảnh của bài này có thể gây hiểu lầm: Á hậu Trịnh Trân Trân là phu nhân của Phi công Nguyễn Thành Trung (cho dù có một ngoặc kép). Nếu trong ngoặc kép là tên của phu nhân và sau ngoặc kép thay ví dấu phẩy là từ VÀ thì sáng nghĩa hơn. Anh Tú ơi.

lúc 01:29 17 tháng 6, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

Thầy Oanh nhận xét thật chí lý. Đúng là viết chú thích như thế gây hiểu lầm. Lẽ ra có chữ VÀ. Nhân đây, cũng xin kể thêm câu chuyện: Hồi làm cầu truyền hình giao thừa 2005, trong kịch bản thì chỉ mời ông Nguyễn Thành TRung, không mời phu nhân. Nhưng đêm giao thừa, khi phi công NTT xuống BH, ông đi cùng vợ và vì quá trễ, 2 người đi thẳng vào phim trường, em ở phòng tổng khống chế không biết có "sự cố" xuất hiện bà vợ. Bây giờ thì cũng không biết tên bà.

lúc 02:47 17 tháng 6, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ