Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2007

REWRITING




SỬA

Một nhà văn trẻ sau khi trình làng tiểu thuyết đầu tay, khoe với tôi: Tớ đã viết cuốn sách này trong vòng một tháng!

Một ông bạn vừa bảo vệ luận văn thạc sĩ (ngành KHXH-NV) kể: luận văn mình bị thúc hối quá, viết ào ào có 2 tuần lễ là xong, không sửa chữ nào. Mà thầy hướng dẫn cũng không sửa.

Một bạn trẻ nói với tôi: Em không bao giở sửa blog.

Tôi cũng thường tự hào là mình viết rất nhanh. Nhưng tôi cũng tự biết mình không thuộc loại thông minh và sắc sảo đủ để viết ra một lần là hoàn hảo. Trừ trường hợp áp lực làm thời sự phát thanh – truyền hình: phải viết thật nhanh để kịp lên sóng, hoặc làm bài thi trong lớp không kịp giờ, hoặc viết báo khi bị thúc hối…., phần lớn bài vở của tôi, sau khi viết xong, thường được đọc lại và sửa. Lần nào đọc lại đều thấy có những chỗ cần sửa.

Trong nhiều giai thoại của nghề báo chí văn chương, có khá nhiều câu chuyện liên quan đến viết nhanh sửa nhiều này. Có nhà thơ ứng khẩu đã thành tác phẩm hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhà thơ nổi tiếng vẫn sửa bản thảo sau những lần tái bản.

Cám ơn công nghệ thông tin (mà cụ thể là việc xử lý văn bản bằng máy tính) đã giúp tôi và những người như tôi dễ dàng sửa chữa "tác phẩm" của mình. Tôi phục những người viết một lần là hoàn hảo, nhưng quyết không dám học theo. Vì sao? Tôi muốn chăm chút cho bản thân mình, tôi tôn trọng chính tôi.

Ảnh minh họa: Bản thảo DI CHÚC (viết tay) của chủ tịch Hồ Chí Minh (nguồn: Wikipedia)

Nhãn:

3 Nhận xét:

Anonymous huynhtoi2007 nói...

Ông bà mình dạy, muốn nói uốn lưỡi 7 lần (cẩn trọng). Viết cũng vậy. Viết không sửa là biệt tài, nhưng không phải ai cũng viết được vậy. Sửa là có trách nhiệm với trang viết. Phong cách của Nguyễn Tuân: Hay xóa những chữ quan trọng thay bằng từ mới, rồi lại xóa những từ mới thay, khôi phục lại từ cũ. Làm như vậy để người biên tập thấy rằng chữ dùng đã được cân nhắc kỹ, biên tập viên không cắt bỏ!. Hiện công nghệ thông tin giúp cho việc viết - sửa rất nhiều nhưng cũng để lại nhiều khuyết tật cho việc thiếu trách nhiệm với trang viết. Chung qui, cốt lõi là trách nhiệm của người viết đối với trang viết...

lúc 00:57 28 tháng 5, 2007  
Anonymous Hằng Đỗ nói...

Mình cũng nghĩ cần sửa. Nếu không thì sinh ra cái ông biên tập để làm zì?
Nhưng mà sợ nhất là nhưng ông có trách nhiệm sửa lại không hiểu biết mấy. Giống như ông bác sỹ cắt nhầm ý. Nếu 1 ông đi mổ cắt ruột thừa mà về lại thấy cứ béo ra, chạ có nhu cầu zì, chắc là bị "biên tập" nhầm rùi!

lúc 04:03 29 tháng 5, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Cám ơn bác Ong Mật về những chia sẻ sâu sắc. Vâng, chung quy là trách nhiệm của người viết đối với trang viết. Giờ đây, có người dùng tiền công quỹ (hoặc tiền tham nhũng) ra sách ào ào, coi thường - vô tình hay dốt nát - chữ nghĩa thánh hiền. Nghĩ mà buồn cho đời sống văn hóa, báo chí, truyền thông...
@ Hoan hô Ms. Hằng ủng hộ Tú! Cái loại biên tập thiếu hiểu biết thì còn nhan nhãn. Mình đã từng chịu đựng chuyện đó nên biết. Có ông chả hiểu gì mỹ thuật cũng xía vào sửa design bìa báo, maquette sân khấu (về màu sắc, font chữ, đường nét, hình khối). Có ông chả hiểu gì về teamwork trong kíp làm phát thanh - truyền hình đã dùng quyền lực để can thiệp khi chương trình đang diễn ra trên sóng. May mà còn có 1 cái họ chưa cắt nhầm: NHUẬN BÚT!

lúc 00:33 30 tháng 5, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ