Thứ Ba, 17 tháng 4, 2007

WHAT IS LOYALTY?




CHUNG THỦY LÀ GÌ?

Chiều qua đang làm việc, thằng nhóc nhà tôi chạy tới và đòi “ba mở cho con phim hoạt hình” (thỉnh thoảng tôi vẫn cho nó coi hoạt hình bằng laptop...). Bấy giờ hơi bận rộn, tôi bảo, con ngồi chỗ này cho ba làm việc và chỉ vào cái ghế bên cạnh. Nó buột miệng hỏi: “Ba ơi, tại sao lúc nào ba cũng chỉ ngồi cái ghế đó?”. (Xin được nói thêm: Thằng bé nhà tôi khi nào hỏi một cái gì “quan trọng” thì nó thường cất lên lanh lảnh 2 chữ “ba ơi” đầu tiên. Và những câu hỏi đó thường là khó trả lời, đại loại như “ba ơi, sao con gà có nhiều trứng trong bụng thế?”, “Ba ơi, sao máy bay nó bay được trên trời?”…)

Tôi hơi chột dạ, à hóa ra mình lâu nay cũng ngồi với cái chỗ duy nhất này khi làm việc mặc dù nhà mình có khá nhiều chỗ ngồi khác lý tưởng hơn. Và tôi cũng nhanh chóng hiểu ra: “À, ba ngồi đây cho gần ổ cắm điện”. Từ câu hỏi của thằng con tôi chợt phát hiện ra có một số người thường xuyên ngồi ở một vị trí cố định trong một cái quán cà phê hay quán ăn nào đó. Tôi cũng là một người như thế nhưng không phải vì thích cái chỗ ngồi mà vì ngồi gần ổ cắm điện trong một quán cà phê có wifi.

Chợt nghĩ miên man về cái chuyện mình chuyển công tác từ một cơ quan mình đã gắn bó gần 21 năm tới một cơ quan mới. Tôi đã phải trả lời hàng trăm câu hỏi “chia sẻ”, “chung vui”, “thắc mắc” về lý do ra đi…

Lại chợt nhớ có lần PGS.TS. Nguyễn Văn Dững đọc cho cả lớp nghe bài thơ đề tài chung thủy của nàng Vọng Phu. Bài thơ có cái tứ đại khái: Về đi, nàng vọng phu ơi. Nàng bị áp-phê bởi dư luận xã hội nên hóa đá chờ chồng. Làm gì có cái gọi là lòng chung thủy. Nàng đang dối lòng đấy thôi... (chắc phải nhờ thầy Dững post bài này lên blog mình)

Đem chuyện này kể cho vợ nghe và nói: anh biết vì sao người ta CHUNG THUỶ rồi. “Vì sao?” – Vì họ chưa/chẳng thể tìm ra cái tốt hơn. Họ không muốn thay đổi vì sợ sự thay đổi!

Còn theo ý bạn?

Nhãn:

8 Nhận xét:

Anonymous NGƯỜI ĐỒNG NAI nói...

Hôm chủ nhật đi đám cưới người bạn. Trong nghi thức mở đầu, đại diện nhà trai, nhà gái gì đó phát biểu: Chúc cô dâu, chú rễ chung thuỷ đến đầu bạc răng long... bằng 1 câu lục bát hẳn hoi. Chợt nghĩ, sống với nhau không được thì ly dị. Đó là nhân đạo. Hà cớ gì cứ phải ráng mà chịu đựng nhau chỉ vì đạt cái gọi là chung thủy. Nhân đọc entry này, xin post vài suy nghĩ cho vui

lúc 00:51 16 tháng 4, 2007  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Thầy Dửng ơi! Chị em không kiện đâu, chị em mừng lắm đấy ạ! Lâu nay, khi nói đến khái niệm chung thủy, người ta thường nghĩ đấy là một thuộc tính của nữ giới. Nói chung là phụ nữ vốn âm tính, âm tính thì ít thay đổi, ưa yên ổn, và thế là chung thủy! Hợp lý thôi, phải không ạ. Phụ nữ mà dương tính, mà hay thay đổi, mà không chung thủy thì trái lẽ tạo hóa!
Nhưng khái niệm chung thủy thay đổi theo thời gian. Và chúng ta cũng thay đồi theo thời gian. Phụ nữ đang ngày một dương tính, (không biết đàn ông có ngày càng âm tính không, cầu trời...!)
Và chung thủy còn tùy vào đối tượng cần chung thủy với, xem có đáng không đã. KHông đáng thì chung thủy là hơi bị thiếu iôt!
Nhớ có lần cô Đòan Hương nói: đại ý: Yêu nhau tới đầu bạc răng long à, dã man! sống với nhay 9 - 10 năm là quá lắm rồi!

lúc 03:50 16 tháng 4, 2007  
Anonymous Hằng Đỗ nói...

@ CÙ Huyền: Nghe dạy Văn thì nghe, chứ bàn tới hôn nhân và sự chung thủy thì tớ chẳng nghe bà Đòan Hương.

lúc 18:11 16 tháng 4, 2007  
Anonymous TÉP RUỐC nói...

NHưng đó là một quan niệm. Và ta cũng phải biết chấp nhận những cái khác ta. Nếu không cởi bỏ những quan niệm hết sức hình thức về lòng chung thủy, thì thật bi kịch, nhất là cho phụ nữ chúng mình! Chị nhỉ!

lúc 21:37 16 tháng 4, 2007  
Anonymous MisaVN nói...

Chung thuỷ, theo mình là một khái niệm lịch sử., phản ánh nguyện vọng, ước mơ của con người trong cuộc sống hôn nhân một vơi một chồng. Đã là nguyện vọng, ước mơ tức là điều mà người ta hướng tới, tuy nhiên không phải lúc nào cũng đạt được. Người nông dân, lúc khó khăn vất vả, lao động cật lực, bán lưng cho trời bán mặt cho đất vẫn không đủ ăn, mùa màng thất bát nên đã có giấc mơ vĩ đại: mơ rằng hạt thóc to bằng cái đấu và tự nó bò về nhà. ước mơ đẹp, nguyện vọng chính đáng, thiết tha không phải lúc nào cung đạt được, nhưng cái mà con người luôn hướng tới.
Luận về hôn nhân và chung thuỷ là đề tài hay, thú vị và vấn đề muôn thuở của con người. Tuy nhiên, cần có thời gian để bàn luận.
Nhân Thanh Tú nhớ đến bài thơ Nàng Tô Thị, mình post lên mấy câu thui nhé (còn bản quyền chứ! Hic)
...........
Người ta xúm vào khen nàng thuỷ chung
Để nàng tiếp tục đứng trơ một mình,
trong khi họ từng đôi bên nhau quấn quýt
Với nàg, tôi xin nói thật,
Đó là sự dối lừa ti tiện nhất trần gian
Tô Thị nghe xong, nước mắt dâng tràn,...
..........
Hêhê ! Nhưng mà tham khảo thui nhá, không thì chị em người ta mắng tui đó, tội nghiệp!

lúc 03:09 17 tháng 4, 2007  
Anonymous Old Man nói...

Chung thủy là kết thúc hợp logic và hợp đạo lý khi xét với sự khởi đầu.

lúc 03:40 17 tháng 4, 2007  
Anonymous Hằng Đỗ nói...

Chung thủy là sống có trước có sau. Mình hiểu từ này như vậy. Chung thủy thì khác với thói quen. Chẳng hạn người Nhật có thói quen làm việc cho 1 công ty nào đó trong suốt cả đời. Trong công việc, trong hôn nhân cũung như trong cuộc sống, mình sống sao có trước có sau, có tình, có nghĩa (mà điểm này phải được xem là nguyên tắc sống cơ)thì vẫn là "chung thủy".
Cũng nghĩa như vậy, nếu mà ở với nhau mà không thể tốt hơn là phá bỏ ràng buộc, dẫn tới phải chia tay thì việc không ở với nhau là điều cần làm, để cả 2 cùng tốt đẹp hơn. Nhưng cái chung thủy ở đây sẽ là: dù anh và em không còn là của nhau nữa, anh vẫn đối xử với em (em vẫn đối xử với anh)với những gì tốt nhất mà 2 người đã từng có trong cuộc sống.
Mình kinh nhất những người giả bộ "chung thủy", nhưng thực ra thì ... Trong trường hợp đó thì"Yêu nhau thì cũng bằng mười phụ nhau"...

lúc 03:54 17 tháng 4, 2007  
Anonymous 2 lúa nói...

Theo em thì chung thuỷ không nên giống như một tuyên ngôn, nó có thể chỉ là một cam kết của những người thực sự yêu nhau. Và tin nhau. Chung thuỷ không nên là một sự lớn tiếng, đó là sự cảm nhận của 2 người. Nhưng chung thuỷ đôi khi cũng là một sự sợ hãi. Sợ những điều mình chưa biết, sợ những gì thay đổi, sợ sự không an toàn. Chính vì thế mà người ta cố gò mình gắn bó với cái quen thuộc mà không dám rũ bỏ. Mọi người nghĩ sao ạ?

lúc 02:52 4 tháng 5, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ