Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

QUANG TRUNG THUẬN TAY NÀO?

Ở Bình Định có 2 tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

1. Tượng đài vua Quang Trung đặt tại một công viên ở trung tâm thành phố Quy Nhơn bằng chất liệu đồng. Tượng đài này dường như đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quy Nhơn – Bình Định. Trên trang chủ báo Bình Định online có hình tượng đài này đặt cạnh măng – set. Trong rất nhiều ấn phẩm, nhiều mặt hàng lưu niệm ở Bình Định, bức tượng này được khai thác, tái hiện.

Quang Trung trong tượng đài này không cưỡi voi mà phi ngựa, tư thế rất đẹp. Tay PHẢI nhà vua đang vung gươm.

dong chi Quang Trung 2 by you.

2. Tượng đài vua Quang Trung thứ hai tại Bình Định đặt trong khuôn vuôn bảo tàng Quang Trung. Đây là hình ảnh vua Quang Trung đứng trước đại quân, tuyên lời hiệu triệu đánh đuổi ngoại xâm. Tượng này được xây cao 10m (trong đó bệ tượng cao 4m).

dong chi Quang Trung by you.

Trong bức tượng này, tay PHẢI vua Quang Trung đang đưa lên (trong lúc "trình bày" lời hiệu triệu chứ không phải hoàng đế Quang Trung giơ tay ra là để… kính chào quý khách như một cô dự thi hoa hậu vừa trả lời ứng xử với Ban giám khảo). Còn tay TRÁI nhà vua đang cầm chuôi kiếm (cái kiếm khá to và được đeo hơi trễ xuống phía bên tay trái).

Có ông bạn xem bức hình này trong entry trước của mình thì gửi mess hỏi: Vua Quang Trung cầm kiếm tay nào?

Mình nghĩ chắc vua Quang Trung vẫn cầm kiếm tay phải thôi, đeo kiếm bên trái cho dễ rút. Nhưng bạn mình thì có đứa nói những vĩ nhân thường có các đặc điểm khác người: biết đâu vua Quang Trung thuận tay trái?

Post hai tấm hình này lên, xin các bạn cho ý kiến giải thích dùm!

Blog Page

Nhãn:

15 Nhận xét:

Anonymous free nói...

Đeo kiếm bên thắt lưng trái là đúng đối với người thuận tay phải. Tay phải rút gươm ra khỏi vỏ dễ dàng chiến đấu ngay, còn tay trái vừa giữ vỏ gươm vừa làm phản lực cho tay phải nếu như lý do nào đó lực ma sát giữa gươm và vỏ hơi lớn.
Chuyện đeo gươm bên trái cũng là lý do tại sao ở Anh chạy xe bên lề trái (tay lái nghịch). Là vì ngày xưa, đàn ông đứng đắn ở Anh và tất cả các hiệp sỹ đều mang kiếm bên mình khi đi ra đường. Và phường tiện di chuyển hầu hết là dùng ngựa. Cách đeo kiếm thông thường như đã nói là đeo bên hông trái để thuận tiện cho việc rút ra tra vào bằng tay phải. Nhiều khi bao kiếm chỉ bọc gần đốc kiếm còn mũi thì để trống. Nhưng nếu mũi kiếm có được bọc hoàn toàn trong bao thì phầm mũi của bao kiếm cũng gây nguy hiểm cho chân ngựa của nhau nếu gặp hai người cưỡi ngựa đeo kiếm đi ngược chiều nhau theo cách mỗi người đều giữ lề phải (như luật giao thông của ta). Chưa kể khả năng va chạm kiếm vào nhau cũng rất cao trong một con đường hẹp. Do đó người Anh qui định tránh nhau và đi về bên lề trái để bảo vệ kiếm và ngựa. Từ đó hình thành luật giao thông đi bên lề trái là như vậy

lúc 19:07 6 tháng 8, 2008  
Anonymous free nói...

Nói thêm là nguy hiểm cho cả chân người nữa nếu đi theo lề phải

lúc 19:11 6 tháng 8, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Um và Lanh: Tất nhiên có nhiều người thuận cả trái và phải nhưng chắc chắn phải có 1 bên thuận hơn. Hồi đó nếu có ai chụp hình Quang Trung đánh trống, đánh chiêng, chắc là biết chính xác.
@ anh Free: Cám ơn cái còm của anh. Em biết thêm một điều mới và thú vị!

lúc 21:38 6 tháng 8, 2008  
Anonymous huy truong nói...

1.Em thich nhung cau thu bong da co cai chan trai kheo leo .
2.Em la nguoi thuan tay trai
3.Em nghi la Quang Trung thuan tay trai , nhung tay phai cung kheo leo khong kem vi ong la con nha vo . Chac khi day ong , su phu day them ca cong phu Song thu ho bat ( do Chu Ba Thong trong Anh hung xa dieu sang lap ra ).

lúc 22:15 6 tháng 8, 2008  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Chắc chắn QT thuận tay phải!
Và may thay, QT không làm "nghề tay trái"!
May hơn nưa, QT đi theo "lề của mình"!

lúc 22:40 6 tháng 8, 2008  
Anonymous HTGiap nói...

Cả 2 tấm hình đều thể hiện là Vua Quang Trung cầm kiếm tay phải đấy chứ bác.
Hình cưỡi ngựa, Quang Trung cầm kiếm tay phải.
Hình dưới, Ngài đeo kiếm bên trái là để thuận tay phải khi rút ra. Trước khi là vua, Quang Trung là võ tướng nên việc đeo kiếm như vậy là phù hợp.
Bác Um nói cũng có lý. Đã là một bậc thầy về võ như Quang Trung, có khi Ngài thuận cả hai tay.

lúc 00:16 7 tháng 8, 2008  
Anonymous Cuong nhabaotudo nói...

Hồi còn trẻ, mình thuận cả hai tay (những lúc vào rạp chiếu phim cùng người yếu) hahaha...

lúc 03:03 7 tháng 8, 2008  
Anonymous Um A Hum nói...

Trước hết, nói về kiếm: đeo bên tay trái là để tay phải rút, việc ấy đương nhiên rồi. Còn nói về Quang Trung thuận tay nào, thì nếu con (hay tổ) nhà võ như Nguyễn Huệ, ắt phải thuận cả hai tay! ặc ặc!!!

lúc 04:58 7 tháng 8, 2008  
Anonymous lanhkts nói...

Trừ trường hợp bác Tú làm tiền đề cho entry sau có bức hình chụp tượng vua Quang Trung được xây dựng ở đâu đó mâu thuẫn với tư tưởng nội dung của entry này thì còn lại vẫn là hợp lý. Những vĩ nhân hay người tài thì thường đặc biệt hơn, có thể cả hai đều xuất chúng hơn người thừơng. Ví như những cầu thủ giỏi ngày nay, hai chân sút tốt như nhau.Huống gì Vua là người tinh thông võ nghệ thì có khi thuận cả 2 chân, hai tay í chứ..hề hề.

lúc 05:43 7 tháng 8, 2008  
Anonymous Ng. Duy Nhân nói...

Giọng địa phương quê em toàn dùng từ TUỐT GƯƠM chứ ít khi dùng RÚT GƯƠM. Tuốt thường phải dùng cả 2 tay, một tay giữ và một tay rút.
Trong ảnh này, QT đeo gươm bên trái thì hẳn sẽ dùng tay phải tuốt gươm và tay trái giữ bao.
Như mấy blogger ở trên kia nói "có thể QT chơi được cả hai chân, hai tay" song em nghĩ "chân" phải thuận hơn bởi lẽ để ý một tí về thế đứng của dân võ nghệ, QT trụ ở chân phải (chân trái bước lên trước)

lúc 18:10 7 tháng 8, 2008  
Anonymous hongdang nói...

Đề tài này...thuận cả hai tay! Hehe. Bác Tú cả ngày vui nhé. :-))

lúc 01:49 8 tháng 8, 2008  
Anonymous Yen Ha nói...

Ở 2 tấm hình, vua QT đều thuận tay phải đấy chứ.
Tiếc là hồi nhà vua lâm trận em không có ở đó để ghi hình, chứ không em đã trả lời chính xác được câu hỏi này rồi.

lúc 01:51 8 tháng 8, 2008  
Anonymous Tien Long nói...

Em nhớ là ở bên Tây, tượng các võ tướng được tạc trong thế cho ngựa phi cả 2 chân trước lên là biểu hiện ông này bị chết trận. Như tượng Bảo nghĩa Hầu Trần Bình Trọng trước cửa chợ Bến Thành là theo ý này. Chắc riêng tượng Hoàng đế Quang trung thì không cần theo quy tắc của Tây!

lúc 18:35 10 tháng 8, 2008  
Anonymous ® KIENMA ® nói...

Có khi nào cụ 2 tay hai kiếm không bác nhỉ!?

lúc 01:57 16 tháng 8, 2008  
Anonymous Ch*m nói...

cho em hỏi là cái cột trụ dưới chân ngựa có fải là linga ko?

lúc 19:51 16 tháng 9, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ