Thứ Tư, 9 tháng 7, 2008

HÃY ĐỂ THỊ TRƯỜNG LÊN TIẾNG!




Trên một diễn đàn, gần đây, Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói: “Bộ máy Nhà nước hiện nay "chết cứng", vào khó, ra khó. Ở nhiều cơ quan, công chức “lèng èng” phải chiếm tới khoảng 1/3. Cần có cơ chế để liên tục chọn được người có năng lực và đào thải những người không đáp ứng được yêu cầu.”.

Tôi nghĩ ý kiến trên là đúng. Tuy nhiên để chọn được người giỏi cho bộ máy thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, không ngoại trừ ý muốn chủ quan của người sử dụng lao động. Có tiêu chí đánh giá khoa học, nhưng người tuyển dụng, sử dụng lao động không khách quan (mà điều này là luôn luôn tồn tại) thì lao động giỏi cũng khó mà sống được trong bộ máy của chúng ta.

Tôi nghĩ hợp đồng lao động là cách để dòng lao động luôn luôn động, luôn luôn chảy, tránh “chết cứng”.

Chúng ta phải làm quen với việc dịch chuyển lao động và phải coi đó là chuyện bình thường, là tốt cho xã hội. Cứ nhìn vào thị trường lao động cao cấp thì sẽ thấy, luôn luôn sôi động nhưng cũng không nhiều tiêu cực, bất ổn. Đó là cuộc chơi của những cao thủ. Trong đó, “chủ cao thủ” thì biết tìm “tớ cao thủ” và thật sự, “tớ cao thủ” cũng biết cách đi tìm “chủ cao thủ”.

Hiện nay, biên chế đã bó chân rất nhiều lao động giỏi và là một cách bắt buộc họ phải chịu đựng.

Ví dụ, một cán bộ được bổ nhiệm làm lãnh đạo của một cơ quan nào đó, những lao động tốt (trong biên chế nhà nước) của cơ quan ấy nhận thấy năng lực của vị cán bộ là có vấn đề. Nhưng họ không đi chỗ khác được vì không được ký giấy chuyển. Thậm chí, với những người là đảng viên thì còn phức tạp hơn. Nếu cố tình ra đi họ sẽ mất tất cả, sau này có muốn quay lại cũng khó và phải làm lại từ đầu. Vậy là họ chịu đựng cho qua “nhiệm kỳ” của sếp. Mà nhiệm kỳ của sếp ở các cơ quan hành chính Việt Nam thì có khi hơn cái khoảng 5 năm theo quy định một cách bất bình thường.

Hợp đồng lao động sẽ giúp cho bản thân những lao động giỏi có cơ hội “làm giá” với người sử dụng lao động, cho phép họ có tiếng nói trong trường hợp họ thực sự không tìm được sự đồng điệu với sếp hay sếp thực sự “có vấn đề”.

Ví dụ, nếu một sếp làm việc trong thời gian 6 tháng, 1 năm mà có hàng loạt lao động tốt chấm dứt hợp đồng, điều đó phải được coi là một trong những yếu tố để đánh giá chính năng lực của sếp. Như vậy trong trường hợp này, hợp đồng lao động còn cho phép một cơ chế sàng lọc nhân lực cao cấp thông qua nhân lực hạng trung.

Ta không sợ hợp đồng lao động có thể làm mất người giỏi dễ dàng. Bởi thật ra, giữ người giỏi trong khi họ không còn say sưa, đam mê tận hiến thì cũng không nên giữ làm gì. Và mục đích lớn nhất chúng ta không chỉ là tạo cơ chế để thu hút người giỏi, chúng ta còn cần cơ chế tạo điều kiện cho người giỏi làm việc cống hiến nữa cơ mà. Thế thì tại sao không nhìn từ hai phía, cho phép người giỏi có khả năng tìm sếp giỏi và ngược lại? Vì chúng ta biết, hiệu quả của một hoạt động chính là sự ăn khớp, hài hoà, cộng hưởng.

Vẫn biết rằng, để bảo đảm sự an toàn cho hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, những vị trí quan trọng luôn được các cấp ủy Đảng tương ứng bổ nhiệm bằng ý chí của tập thể thậm chí cá nhân cán bộ lãnh đạo Đảng. Điều này chắc chắn không thể không mâu thuẫn với việc hình thành một thị trường nhân lực đúng nghĩa trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhưng phải có lộ trình để cho hai mục đích này xích lại gần nhau, nếu không bộ máy sẽ vẫn trong thế “chết cứng” như hiện nay.

Ngành nội vụ không biết đã bao giờ thống kê xem, có bao nhiên cán bộ được bổ nhiệm dám dũng cảm từ chối quyết định bổ nhiệm vì lý do không đủ năng lực. Nếu có chắc cũng rất hiếm. Nếu những cán bộ (vì lý do nào đó) khó nói ra sự thật ấy, thì hãy để thị trường lao động (mà cụ thể là chế độ hợp đồng lao động) nói giùm.

------------

Ảnh: Đón các sĩ tử về thành phố thi Đại học

Blog Page

Nhãn:

16 Nhận xét:

Anonymous Rau Thom nói...

Nhất trí nhớn với bác, thị trường quyết định tất cả. Đôi khi người ta cứ đổ tội cho em đi câu kéo anh em, nhưng thực ra, họ không thích cơ quan họ nữa mới đi đấy chứ anh nhỉ. Oan em lém!

lúc 00:31 9 tháng 7, 2008  
Anonymous honhyday nói...

Đơn vị em đang bị chảy máu chất xám đó anh. Rất nhiều kỹ sư giỏi "ra đi", đó là những kỹ sư sau khi đã học xong thạc sĩ, có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt có người còn là cán bộ quản lý nữa.

lúc 00:35 9 tháng 7, 2008  
Anonymous Cuong nhabaotudo nói...

Công tác cán bộ là khâu yếu nhất hiện nay.
từ đó...

lúc 01:32 9 tháng 7, 2008  
Anonymous lanhkts nói...

(Nói với anh, đừng để ai nghe)Hơ hơ ! Chẳng quá xa ! Cứ xét bản thân em, 1 bằng kts, 1 bằng ksxd, 1 chứng chỉ hành nghề,hồi đó hơn 7 năm kinh nghiệm ở cả 2 lĩnh vực chuyên môn + nhiệt huyết cống hiến + lý tưởng ..và -(trừ) 1 số vớ vẩn = kết quả là không xin được công việc chuyên viên (ở sở chuyên nghành)...khoan nói đến hợp đồng bác nhé(con chúng ta có gì hay hơn chăng ?)

lúc 04:04 9 tháng 7, 2008  
Anonymous lanhkts nói...

To : Quốc Ấn :Ờ thì không ai cho tớ vào cơ quan thì tớ tạo cơ quan riêng cho tớ !

lúc 18:23 9 tháng 7, 2008  
Anonymous Diem xua nói...

D cũng có kinh nghiệm "xương máu" với mấy ÔNG "hành (là )chính" lắm anh ạh. Mới đây ghé Tòa Án từ sáng sớm chưa có ai "xếp hàng" trước mình nhưng chỉ chờ có mỗi việc họ đưa cho liên lạc của họ mớ thư mời gì đó mà mất gần 1 tiếng: thấy mà "nóng" hết sức, hổng lẽ Tòa Án quận không có gì làm và rảnh đến nỗi chuyện cỏn con vậy cũng rề rà mất đứt 1 tiếng ( vậy thì ngày 8 tiếng họ làm sao vừa làm vừa blogging ...cho kịp thời đại hé anh,hiii!)

lúc 22:32 9 tháng 7, 2008  
Anonymous An Thảo nói...

Làm nhà nước buồn lắm chả có...

lúc 23:07 9 tháng 7, 2008  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Bác lanhkts nói nghe mà lạnh người...
Thế cuối cùng bi giờ bác đang làm ở đâu hè?

lúc 01:21 10 tháng 7, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ All: Cám ơn các anh chị, các bạn đã comment nhiệt tình! Tú bận quá không trả lời từng người được. Thông cảm dùm Tú.

lúc 01:25 10 tháng 7, 2008  
Anonymous thinhleparia nói...

Quá đúng nhưng đừng mơ cơ chế này nghe theo nhé !:P

lúc 03:18 10 tháng 7, 2008  
Anonymous Đen nói...

Có nên nghĩ đến chuyện thay bà Thảo không?

lúc 04:05 10 tháng 7, 2008  
Anonymous tuanvetinh nói...

Thu hút nguồn nhân lực giỏi luôn được các sếp hô hào nhưng làm thế nào để thu hút và phát huy hết khả năng của họ thì có rất ít người làm được

lúc 04:25 10 tháng 7, 2008  
Anonymous OverAC GPE nói...

Biên chế của nhân viên nhà nước là cái mâu thuẩn nhất trong hệ thống tuyển dụng ở VN:
- Người vào biên chế thì chỉ có thuyên chuyển chứ không đi ra, mà thường thì người trong biên chế dù tệ mấy thì ngồi lâu thể nào cũng được lên lão làng, tội gì không ngồi
- Trả lương theo thời gian trong biên chế càng khiến người dở ở lại trong biên chế còn người giỏi thấy có cơ hội thì nhảy ra tìm chổ thử thách mình.
- Mỗi đợt tăng lương là tăng toàn bộ hệ thống làm nặng nề cho hệ thống lương bổng. Trong khi thưởng thì có khi cao ngất trời (hỏng biết từ đâu ra)
- Lương thì gần như đồng đều ở khắp các địa phương dù là anh làm nơi có mức sinh hoạt cao hay thấp. (vô lý)
- Lương nhà nước thì èo uột --> tham nhũng là tất yếu.
- Một điều nghe từ dân Y khoa là bật lương của ngành y là một trong những ngành có lương thấp nhất vậy nên các bác sỉ muốn đa phú thì phải bất nhân.

lúc 05:59 10 tháng 7, 2008  
Anonymous Cúc tím nói...

Bác nói thế chứ em nhớ cái thời đi học, em toàn từ chối các "cương vị" lớp trương hay lóp phó... kakaka...

lúc 23:39 10 tháng 7, 2008  
Anonymous TÉP RUỐC nói...

Em ơi! chị cũng từng năn nỉ cô giáo tha cho con chị cái chức lớp trưởng nè. Nhưng mà lớp trưởng là công bộc thật - nên chẳng ai thích, chỉ trẻ con là bị lừa. còn làm sếp là công bộ giả cầy nên ai cũng thích cả!

lúc 01:28 11 tháng 7, 2008  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

hay cứ như em, một năm đổi công ty 1 lần nhỉ! hihi

lúc 18:10 12 tháng 7, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ