Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2008

ĐIỆN THOẠI DI DỘNG CÓ TỪ BAO GIỜ?




Hôm qua, nhờ cúp điện mới có cơ hội đọc được truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, sách cô Hải Yến tặng bé Tép.

Truyện có lối viết hóm hỉnh, thông minh, có kết cấu “phục hiện” kiểu điện ảnh khá thú vị. Bút pháp truyện thì không có gì đặc biệt, không phúng dụ, huyền thoại, không trào lộng, giễu nhại, không tượng trưng.

Vẫn một Nguyễn Nhật Ánh có duyên kể chuyện

Có một chi tiết truyện mình cảm thấy hơi tiếc. Đó là tất cả các nhân vật chính trong truyện học cùng lớp, chơi cùng nhau, dù con gái xưng với con trai bằng “anh”, nhưng theo nội dung truyện nhiều lần lặp lại, họ bằng tuổi nhau, bối cảnh quá khứ được kể trong truyện là lúc tất cả họ đều 8 tuổi.

Và cũng theo nội dung cuốn sách, thời hiện tại, khi tác giả kể câu chuyện này thì nhân vật Hải cò “khoảng trên dưới 50”.

“Gọi thằng Hải cò là gọi theo thói quen, gọi theo cách tôi vẫn gọi nó vào cái thời chúng tôi tám tuổi.

Bây giờ, đúng ra tôi phải gọi Hải cò là ông Hải cò. Như vậy cho nó lịch sự. Vì Hải cò bây giờ đã nhiều tuổi lắm rồi, đại khái bằng cái mức 8 tuổi nhân cho 6, tức là khoảng trên dưới 50, nếu chúng ta vẫn quyết tin theo bản cửu chương.” (trang 87)

Nhưng nhân vật nữ - Tí sún – thì... 48 tuổi:

“Hồi xưa đâu có vậy. Cách đây bốn mươi năm, con Tí sún có lẽ từng nuôi hi vọng tôi sẽ nghe lời nó, dù chỉ một lần. Nhưng hi vọng nhỏ nhoi đó, nó không bao giờ nuôi nổi.” (trang 138)

Thôi thì cứ cho là các nhân vật chính của “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” vào thời điểm tác giả viết truyện là 48 tuổi thì vẫn có một điều tôi rất ngạc nhiên là sao cách nay 40 năm, vào năm 1968, họ đã có điện thoại di động để nghịch và lúc đó đã có dịch vụ nhắn tin SMS:

“Mẩu tin mới nhất của chú Nhiên đã hại tôi. Tôi háo hức nhắn tin cho con Tủn:
"Chiều nay chúng ta lên giường một chút chăng? Buồn ơi là sầu!"
Dĩ nhiên một chú bé 8 tuổi thì không thể hiểu nội dung thật sự của mẩu tin quái ác đó.”
(trang 78)

Cũng xin nói thêm là theo nội dung truyện, bối cảnh câu chuyện ở Việt Nam và các nhân vật là người Việt Nam. Cuối truyện tác giả có ghi “TP HCM tháng 1/2008”. Nếu câu chuyện xảy ra ở một nước tiên tiến nhất thì công nghệ SMS hồi ấy vẫn chưa có.

Ngày đầu tiên Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động là 16- 4 - 1993. Và dịch vụ tin nhắn, hay SMS (Short Message Service), dịch vụ cho phép gửi những tin nhắn ngắn 160 ký tự, ở Việt Nam, chỉ có sau đó nhiều năm.

***

Tất nhiên, sẽ có người nói: nhà văn có quyền hư cấu. Nhưng, quyền hư cấu không đồng nghĩa với quyền được vi phạm logic cuộc sống trong truyện. Một người viết tiểu thuyết lịch sử chẳng hạn, có quyền hư cấu các chi tiết về các nhân vật lịch sử nhưng không thể để Quang Trung sinh trước Nguyễn Trãi được. Nguyễn Nhật Ánh đã dùng những chi tiết hiện đại gán cho những trải nghiệm tuổi thơ của các nhân vật hơi già của mình nên “thời gian tính” bị lệch.

Cũng còn một vài chi tiết tương tự (xem truyền hình thời đó, chuyện cái máy thu hình được ông bố vợ hụt tặng chẳng hạn...) làm giảm sức thuyết phục của truyện, nhưng, đó là tiểu tiết, nhìn chung, đây là một tác phẩm hấp dẫn, thú vị.

Blog Page

Nhãn:

27 Nhận xét:

Anonymous Đen nói...

Hồi ấy chắc nhắn tin bằng cách viết vào tờ giấy nhét vào tập của "nó", bác nhỉ?

lúc 00:50 6 tháng 7, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Đen: Trong truyện này, các nhân vật dùng điện thoại di động của người thân (của mẹ, của chú) để nhắn tin hẳn hoi!

lúc 00:53 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Cái chiêu bắt giò này chắc khiến bá Ánh tâm phục khẩu phục!

lúc 01:03 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Nguyen Xuan Dien nói...

Những cái đó nhiều lắm. Nào là khi Nguyễn Trãi bị chém, hàng phượng vĩ ứa máu bên cạnh Tháp Rùa trầm mặc, cau mày...Nhưng nhiều hơn cả là trên sân khấu, phim ảnh cổ trang...Bác có mà bắt lỗi cả ngày!
Nhưng vụ này, bác vẫn cứ là cao tay...

lúc 01:17 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Ng. Duy Nhân nói...

Mải ăn bát cơm là mất tem rồi.
Ở thế cái này người Biên tập không phát hiện ra hay sao nhỉ! Ẩu quá.

lúc 01:54 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Mèo Béo nói...

Hic, mấy tuần trước MB đọc cũng thắc mắc chi tiết này phi logic nhưng chẳng có ai để chia sẻ anh Tú ạ!

lúc 02:10 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

hihi em có đọc cái nhận xét giống anh trong blog của Quin Quin, rồi có bác Càm Ràm vào binh vực, nhưng giờ hông nhớ kỷ, để qua blog em Quin Quin xem lại! hihi

lúc 02:54 6 tháng 7, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Ấn: Chú nghĩ đây là chút đãng trí bác học của bác Ánh
@ NGuyễn Xuân Diện: Cái ví dụ "Nguyễn Trãi bị chém" rất thú vị!
@ Duy Nhân: Có khi người biên tập họ có quan điểm khác em ạ!
@ Mèo Béo: Thì bây giờ chia sẻ với anh vậy!
@ Huy Đẹp Trai: Anh vừa đọc. Cứ tưởng một mình mình nghĩ thế chứ!
@ Trâu: Vì đào xuống dưới đất không có thấy có gì cả hả bác?
@ Lam Giáo đầu: Cái này phải xin một vé quay ngược lại thời gian lúc bác Ánh viết truyện dài này để kiểm tra xem.
@ An Thảo: Anh góp ý chút xíu thôi mà
@ Quỳnh Vy: Những bộ phim em nói là phim khoa học viễn tưởng. Thủ pháp cho Kingkong nói tiếng Anh là nhân hóa, một thủ pháp bình thường trong nghệ thuật. Nhưng chắc chắn phim viễn tưởng có logic nội tại của nó, không phải sai lầm đâu em. Trường hợp này khác em ạ: Truyện của Nguyễn NHật Ánh được nhắc trong entry này vẫn dùng bút pháp tả thực nên yêu cầu hợp logic cuộc sống là vấn đề nhà văn cần đặt ra.
@ lanhkts: TRong truyện, "bọn trẻ" nhắn tin bằng điện thoại di dộng thật của người lớn!
@ Bằng Lăng: Hồi mới giải phóng xem một bộ phim Việt Nam, thấy có một nhân vật sĩ quan chế độ cũ trốn trong rừng hàng năm trời áo xống rách bươm, phải tìm trái cây để ăn... mà hộp quẹt zippo vẫn còn cháy ngon lành và gói thuốc 555 còn mới tinh, có lẽ trong rừng có bán xăng và thuốc lá!

lúc 18:01 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Trau nói...

Các nhà khảo cổ Việt Nam đã xác nhận rằng mấy ngàn năm trước nươc mình đã xài công nghệ... không dây rùi, nói chi ba cái vũ di động lẻ tẻ năm 1968.

lúc 23:41 6 tháng 7, 2008  
Anonymous Um A Hum nói...

Chắc bác Nguyễn Nhật Ánh mải nhắn tin trong lúc viết truyện nên mới xây dựng tình tiết bất chấp thời gian tính như vậy! ặc ặc....

lúc 00:13 7 tháng 7, 2008  
Anonymous TranBaPhung nói...

Hổng sao hết á. Nếu ai théc méc cứ mời sang bên Giáp Gà đọc bô nớt entry "Cho tôi xin một vé đi... mát xa".
Khà khà...

lúc 00:29 7 tháng 7, 2008  
Anonymous An Thảo nói...

Hihi. Công nhận anh Tú bắt có nghề dữ!

lúc 02:34 7 tháng 7, 2008  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

Thông cảm nha anh.
Những bộ phim nổi tiếng của Mỹ như E.T, King Kong... cũng sai lầm.
hihi
Bất cứ con vật nào dù khổng lồ như King Kong, như khủng long, như người ngoài hành tinh..., khi xuất hiện đều biết nói tiếng Mỹ rất ngon lành.
Hông cần tập tành hát : Ây, bi, xi, đi, í, ép, gi...

lúc 02:38 7 tháng 7, 2008  
Anonymous lanhkts nói...

Ố ồ ! Em chưa đọc nên không biết bối cảnh khi "bọn trẻ" nhắn tin cho nhau nên không biết "chúng" dùng phương tiện gì, nhưng nếu tác giả chỉ viết kết quả là nhận nội dung tin nhắn thì ở tuổi học trò có nhiều phương tiện để ...làm chuyện ấy lắm, viết mẩu giấy nhét dưới hộc bàn hay ghi lên mặt bàn chẳng hạn... !?(Em sẽ đọc xem sao !)

lúc 02:46 7 tháng 7, 2008  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

The first commercial mobile phone service was launched in Japan by NTT in 1978. By November 2007, the total number of mobile phone subscriptions in the world had reached 3.3 billion, or half of the human population (although some users have multiple subscriptions, or inactive subscriptions), which also makes the mobile phone the most widely spread technology and the most common gadget in the world.
The first mobile phone to enable internet connectivity and wireless email, the Nokia Communicator, was released in 1996, creating a new category of expensive phones called smartphones. In 1999 the first mobile internet service was launched by NTT DoCoMo in Japan under the i-Mode service. By 2007 over 798 million people around the world accessed the internet or equivalent mobile internet services such as WAP and i-Mode at least occasionally using a mobile phone rather than a personal computer.
(nguồn wikipedia)

lúc 03:23 7 tháng 7, 2008  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Chuyện anh bắt giò thế này làm em nhớ mấy năm trước có một nghệ sĩ khá nổi tiếng của nước mình tặng sim điện thoại số đẹp để đấu giá quyên góp từ thiện anh ta nói đã sim đó đã theo anh ta hơn 20 năm hỏi có tin được không?

lúc 05:43 7 tháng 7, 2008  
Anonymous Diem xua nói...

Nguyyễn Nhật Ánh tính viếtc cho con nít coi thui chứ đâu có bít có ngày Bố của Tép coi rùi bắt giò NNA đau ui là đau vậy nè,hiii! Thiệt ra D đọc thấy vui vui chứ không để ý nhiều đến hòan cảnh lịch sữ như anh đâu, anh đúng là PRO, bái phục anh!

lúc 18:36 7 tháng 7, 2008  
Anonymous HQ nói...

Anh Tú đọc truyện kỷ quá ! Đúng là một nhà báo ! Tuy nhiên cũng nên hiểu cho tác giả những chuyện con nít, vì những sách truyện cho người lớn mà người ta cũng dùng "văn chương minh họa" thì có sá gì chuyện trẻ em. Phải không anh Tú

lúc 19:36 7 tháng 7, 2008  
Anonymous MỌI và MỌI mà thôi nói...

Em đi qua blog Rau thơm chơi đây, ủng hộ bác bắt giò cái vụ này. Ông nhà văn nọ chắc cũng tâm phục, khẩu phục thôi. Trưa nay em cũng mới coi qua cuốn này, trúng ngay cái đoạn nhắn tin trên nhưng em k thích dạng chuyện này lắm nên k mua. Lâu lâu stress có thể ngó qua cũng gặp được đoạn cười lăn lộn. Em thấy tướng Giáp - Bình định cũng viết hóm hỉnh không kém ông này.

lúc 19:50 7 tháng 7, 2008  
Anonymous Rau Thom nói...

Bác Tú đọc kỹ quá nhỉ, người như bác quá quý, đứa nào chởi lại, để em xoa má nó một cái. Sao bác hẹn em mấy phát mà chả thấy phát nào trúng thế nhẩy. Vưỡn đợi bác đấy!

lúc 01:03 8 tháng 7, 2008  
Anonymous Cuong nhabaotudo nói...

Thì thế mới có chuyện Tôn Đức Thắng có mặt trên Chiến hạm Rạng Đông của Nga...
Thông cảm đi bác.

lúc 02:21 8 tháng 7, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Bá Phùng: Đã đăng ký vé massage với bác Giáp rầu. Đợi kỳ này đi Quy Nhơn lấy luôn!
@ Rau Thơm: Không thấy báo lại nên tưởng quên rồi. Tuần này đi Sài Gòn đây!
@ Anh Cường: Em không dám biết cái vụ đó anh ơi!

lúc 04:48 8 tháng 7, 2008  
Anonymous ferfes f nói...

Em xưa nay chỉ đọc blog của thiên hạ chứ chẳng lập blog bao giờ. Nay tình cờ thấy blog của bác Tú "bắt giò" bác Ánh, thấy các bác trách oan bác Ánh quá nên em ngứa ngáy muốn thanh minh giùm cho bác ấy một phát. Em nghĩ CTXMVDTT cua bác Ánh không phải tiể thuyết lịch sử nên ko cần bám vào các mốc thời gian. Neên các bác cứ so sanh gì gì với chuyện Nguyễn Trãi, Tôn Đức Thắng là ko đúng. Nó cũng ko hẳn là tả thực, theo em nó gẩn như tiểu thuyết luận đề, tức là tác giả coi trọng cái thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến chúng ta, không nệ đến việc huy động mọi chi tiết có lợi nhất cho việc phục vụ chủ đề của tác phẩm như dtdd, tivi... Bằng chứng là các bác "bắt giò" CTXMVDTT mà vẫn thấy nó lôi cuốn, tức là nó thành công. Em nghĩ cái chi tiết dtdd không phải bác Ánh không thấy, chứng tỏ trong truyện không hề có chi tiết nào xác định mốc thời gian. Truyện chỉ xoay quanh "hôm nay" và "hồi đó" để phục vụ cho chủ để "người lớn" và "con nít". Bác Tú không thể lấy ngày ghi bên dưới tác phẩm để khẳng định "hôm nay" phải là năm 2008. Thời gian trong CTXMVDTT là "thời gian tiều thuyết", "thời gian giả định". Nếu đành đồng 2 thứ thời gian này, chúng ta sẽ mất hết hứng thú khi đọc Hòang Từ Bé của Exupery, vì phải cố đặt mình vào thời điểm ông viết. Em mạo muội bày tỏnhư thế để có chút phản biện, các bác đừng trách em tôi nghiệp.

lúc 04:51 8 tháng 7, 2008  
Anonymous Bi Va nói...

Em cũng mới vừa đọc truyện này xong, nói thật, lúc đọc đến đoạn ĐTDĐ thì em nghĩ “thời đó làm gì có điện thoại” vậy thôi . Khi đọc xong câu chuyện, em cũng dường như quên đi mất chi tiết đó,
Bây giờ đọc entry của anh em mới nhớ lại “Đúng là truyện có quyền hư cấu nhưng không đồng nghĩa với......” . Chắc NNÁnh lúc viết truyện thăng hoa quá nên cũng quên mất là viết về tuổi thơ thời xưa hay thời nay. Nhưng không vì một hạt sạn nhỏ mà tập truyện mất hay đi phải không anh?

lúc 20:41 8 tháng 7, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Diễm: Anh không "bắt giò", chỉ muốn nêu một chi tiết để được nghe những ý kiến trao đổi có tính chất học thuật tí mà!
@ Mọi và...: Mình không hề nghĩ đến chuyện đúng - sai trong chỗ này. Nhà văn có quan niệm riêng khi sáng tác
@ HQ: Chuyện "văn chương minh họa" là vấn đề lớn, vấn đề “nhạy cảm” của một nền văn học. Và chuyện đó hoàn hoàn khác với nội dung entry này anh ạ
@ Đèn Pha: Anh không nghĩ truyện này là truyện viết cho trẻ con. Và có lẽ em hơi cực đoan rồi!
@ Ferfes f: Có lẽ đây là cái comment mình chờ đợi nhất. Không phải vì chính kiến của bạn mà vì đây là một trao đổi có ý nghĩa học thuật.
Mình đồng ý với bạn: chi tiết “tin nhắn” nêu trên không ảnh hưởng đến chủ đề, đến thông điệp chính và sức hấp dẫn của truyện, và đó là thành công của tác giả.
Về ý kiến của bạn, có vài chuyện liên quan đến thuật ngữ, mà nếu trao đổi chắc nó sẽ rất dài, mình chỉ nói gọn vài điều:
Mình đồng ý với bạn rằng thời gian trong tiểu thuyết, thời gian nghệ thuật khác với thời gian thực tế và chúng ta không có quyền lấy cái mốc 2008 (được ghi cuối tác phẩm) để suy luận rằng tác giả viết tác phẩm này vào năm 2008.
Tuy nhiên trong khi nhận xét về chi tiết "nhắn tin" của truyện, mình buộc phải giả định thời gian gần nhất của sự ra đời tác phẩm này là lúc mình đọc được nó (năm 2008). Và vấn đề đặt ra của mình ở đây là LOGIC CUỘC SỐNG phải được tuân thủ trong tác phẩm.
Trở lại với “CTXMVĐTT”, câu chuyện như bạn nói, chỉ xoay quanh "hôm nay" / "hồi đó" để phục vụ chủ đề "người lớn" / "con nít". Giả sử thời điểm “hồi đó” là năm XXXX thì thời điểm “hôm nay” sẽ là năm XXXX + 40. Và cứ gán cho XXXX là năm nào, thì vẫn thấy điểm không hợp lý của sự xuất hiện tin nhắn di động (lịch sử hình thành và phát triển loại dịch vụ này chỉ bằng 1/4 con số 40 năm), trừ phi tưởng tượng rằng ta đang đọc truyện ở thì tương lai, cách hôm nay gần 30 năm!
Thêm một ý nữa, bạn nói rằng CTXMVĐTT “ko hẳn là tả thực, theo em nó gẩn như tiểu thuyết luận đề”.
Chỗ này nếu trao đổi, chắc rất dài, mình chỉ xin nói, khái niệm “bút pháp tả thực” và “tiểu thuyết luận đề” được xét ở 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Tranh luận chuyện này sẽ giống như 2 có người cãi nhau: (1) Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn! Và (2) Không phải, Nguyễn Nhật Ánh là đàn ông!
Cám ơn bạn đã comment rất thú vị.
@ Bi Va: Đồng ý với Vân!

lúc 22:29 8 tháng 7, 2008  
Anonymous ĐÈN PHA nói...

Điều này cho thấy, làm nhà văn thì dễ nhưng thành nhà văn lớn không dễ tí nào. Có lẽ, "bác Ánh" nghĩ rằng truyện này ch8ác chỉ có con nít đọc. Mà con nít thì...không biết bắt giò.
Giá như, những nhà văn lớn, nhà báo lớn luôn biết chơi và tìm hiểu nững cái gì mình chưa hiểu anh Tú hen?

lúc 02:47 9 tháng 7, 2008  
Anonymous Mai Ngố nói...

Em là fanc ủa chú NNA nè! Fan bự luôn! Hix "Buồn ơi là sầu"...

lúc 22:40 10 tháng 7, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ