Thứ Năm, 12 tháng 6, 2008

AI DỜI MỘ TRỊNH HOÀI ĐỨC?

Image

Giống như nhiều huyện, thị xã trực thuộc tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cũng có cổng giao tiếp điện tử (bấm ở đây). Hệ thống tài nguyên internet này ra đời từ những đề án lớn, tốn số tiền không nhỏ.

Phần mềm xuất bản cho các trang web tin tức của portal này giống nhau như đúc vì cùng ra đời từ một lò (hình như là lò Tinh Vân thì phải).

Mới đây, đứa cháu tôi làm bài dự thi lịch sử, lúc kiếm tài liệu về danh nhân văn hóa của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, cụ Trịnh Hoài Đức, tác giả “Gia Định Thành thông chí” nổi tiếng, Google dắt nó vào cái cổng giao tiếp điện tử này, trang này.

Không ai nghĩ rằng trang web của thành phố quê hương Trịnh Hoài Đức có thể sai dữ liệu. Đứa cháu tôi khi làm xong bài thi đã đem cho tôi xem lại. Tôi giật mình, ủa sao phần viết về Lăng mộ Trịnh Hoài Đức con lại dùng toàn hình ảnh chỗ công viên Đài Kỷ niệm? Râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi con ơi!

Đứa cháu tôi cứ gân cổ lên mà cãi. Rằng nó tra cứu kỹ rồi. Rằng trang web của thành phố Biên Hòa thì làm sao mà sai. Rằng nếu sai thì tại sao người ta lại đưa tới 3 tấm hình lên minh họa cho bài viết? V.v… May mà nó chưa nói rằng tôi mới là người dốt!

Tất nhiên, tôi bình tĩnh giải thích: Đài Kỷ niệm “chiến sĩ trận vong” cũng là một di tích. Nó được xem là di tích lịch sử vì được tác giả Nguyễn Ái Quốc nhắc đến trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Lăng mộ danh nhân Trịnh Hoài Đức không phải là những tấm hình đó. Tôi cũng mang các tài liệu khác ra cho cháu tôi coi để nó sửa lại bài dự thi.

Sau đó tôi cũng vào xem thử trang web này.

Chao ơi sao mà nhiều lỗi kỹ thuật, lỗi nội dung quá sá mà kể ra đây chắc có người cười đến vỡ bụng mất (ví dụ: click vô mục “bộ máy chính quyền”, nó nhảy ra chỗ “Thanh tra”, click vào chỗ “Hội đồng nhân dân” thì nó ra "nhiệm vụ của Văn phòng”…)

Rồi tôi lại xem tiếp các trang web cùng “hệ”. Khi lướt qua một loạt “cổng thông tin” như thế, chợt nhận chúng có quá nhiều điểm giống nhau: tin tức thì nguội, chép lại của nhau, chép lại từ các báo, tin – bài - ảnh do chính họ sản xuất thì không giống ai.

Và có vẻ như những trang web đang “ngủ quên” của địa phương, cơ quan vốn làm theo kiểu phong trào một cách lãng phí này hiện còn khá nhiều. Hỏi các cán bộ công chức trực thuộc, họ nói, hầu như không lướt vào web đó.

Vậy nhân dân có vào đây đọc tin, hoặc sử dụng các dịch vụ công, chính phủ điện tử ở cổng giao tiếp này không nhỉ?

---------------------------

chú thích thêm: Sáng nay 18/6, khi tôi vào lại trang web "dời mộ Trịnh Hoài Đức", hình ảnh đã được thay đổi đúng rồi. Trang cũ tôi có chụp màn hình trong entry này!

Blog Page

Nhãn:

6 Nhận xét:

Anonymous Ng. Duy Nhân nói...

Ôi anh ơi! Trái cây cho tết Đoan Ngọ họ còn đưa toàn dâu TÂY, táo TÀU, nho Mỹ, Kiwi Úc, ...nữa là. Đây này => http://www.baoquangninh.org.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=25105&CatID=44&MN=9

lúc 00:10 13 tháng 6, 2008  
Anonymous TT.huỳnh nói...

Cái vụ Cọp-Pát trong thời đại này quả là "lợi bất cập hại" nếu mà lạm dụng nó thái quá, phải không Bác?

lúc 03:01 13 tháng 6, 2008  
Anonymous Hai Au nói...

Đề nghị xem lại tư cách nhà báo của anh Phan văn Tú.
Sao anh dám chê cái pọoc-tồ của TP. Biên Hòa chứ?
:-D

lúc 02:14 14 tháng 6, 2008  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

Hình như bây giờ các quép-xai quốc doanh mọc lên như cỏ dại không được chăm sóc.

lúc 23:54 14 tháng 6, 2008  
Anonymous Diem xua nói...

May mà còn có anh Tú phát hiện dùm cho cháu. Nhưng có khi đi dự thi mà dẫn nguồn từ web site của TP Biên Hòa thì cháu anh cũng không bị bắt lỗi đâu ạh,hiii!

lúc 20:05 15 tháng 6, 2008  
Anonymous Meo con co con lon ton? nói...

Cảm ơn Anh vì đã PR cho "lò Tinh Vân". Hihi

lúc 23:40 19 tháng 6, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ