Thứ Năm, 15 tháng 11, 2007

Entry for November 16, 2007




NÓI SAU LƯNG

Năm 2001, tôi tham gia một khóa đào tạo báo chí viết về kinh tế tại Thái Lan do IMMF (Quỹ Tưởng niệm báo chí Đông Dương) tổ chức. Học viên là các nhà báo đến từ các nước Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam. Đoàn Việt Nam già nhất và nhóm Campuchia toàn là phóng viên trẻ.

Trong buổi “welcome party” tối đầu tiên khi các học viên đã tập trung đầy đủ tại Sasa House (trong khuôn viên Đại học Chuala Long Korn) có nhiều quan chức và nhiều nhà báo quốc tế tại Bangkok cùng tham dự, mỗi học viên đều phải lên bục tự giới thiệu và phát biểu ngắn gọn. Ngay sau đó là tiệc đứng và giao lưu.

Tôi để ý, trong lúc giao lưu , các học viên Campuchia đã tỏ ra không mặn mà với mấy thằng “come from” Việt Nam như tôi. Chẳng hạn họ mời anh em Thái Lan chụp hình, trao danh thiếp, không mời "mấy thằng" Việt Nam.

Trong ngày học đầu tiên vào hôm sau, có một số trò chơi và bài tập nhóm (nhóm được phân ngẫu nhiên tùy nội dung) để các học viên làm quen nhau và làm quen cách làm việc trong toàn khóa. Mỗi người đặt cho mình một cái nick dễ phát âm và có ý nghĩa để cả lớp cùng gọi (do tên thật của các bạn Thái rất dài, tên thật các bạn Mianma, Việt Nam rất khó phát âm…). Trong các trò chơi và bài tập chung ấy, tôi cũng cố tỏ ra thân thiện nhưng vẫn có cảm giác như các bạn học viên trẻ đến từ Campuchia không dễ gần.

Chiều hôm đó, trong lúc đi bộ tới nhà ăn, nhóm Campuchia đi trước chúng tôi vài bước, tôi buột miệng nói với anh Hà Mạnh Tường (báo Quân đội Nhân dân), anh Đặng Đức Long (Thời báo Tài chính), và Nguyễn Minh Tuấn (báo Người Lao động) là những thành viên Việt Nam trong lớp: Em thấy mấy cu cậu Campuchia này lành lạnh thế nào!

Mấy anh kia cũng đồng ý với nhận xét đó. Rồi chúng tôi lại thay nhau bình luận đủ thứ chuyện để lý giải nguyên nhân.

Đoạn đường từ chỗ ở tới nhà ăn khá xa nên chúng tôi tranh nhau nói về đề tài “Campuchia” từ chuyện lịch sử, chuyện chiến tranh biên giới đến chuyện con cái các vị quan chức Campuchia hiện nay… đến chuyện “nói xấu” đích danh mấy “chú” Campuchia trong lớp…

Một tuần học trôi qua, tình hình cải thiện hơn. Cuối tuần, Ban Tổ chức lớp học cho cả lớp dự một party trên nhà hàng nổi. Trong lúc ngà ngà say, Lon Nara (báo Phnom Penh Post), một học viên Campuchia trong lớp, cầm ly bia lại gần tôi, sau khi hỏi tôi một số chuyện làm báo ở Việt Nam, anh ta buột miệng nói một câu tiếng Việt lơ lớ:

- Tôi cũng biết tiếng Việt đấy!

Tôi hơi chột dạ. Chẳng lẽ chuyện mình "nói xấu" hôm bữa Nara biết hết rồi?

- Tôi đẻ ra tại Việt Nam à! - Nara nói tiếp - Hôm bữa, mấy anh nói sau lưng về Campuchia, tôi cũng muốn nói chuyện.

Lúc ấy tôi choáng thật sự, đang định nghĩ một câu gì để phân bua, nhưng Nara nói tiếp:

- Mà bây giờ tôi quên tiếng Việt nhiều rồi.

Sau đó, tôi biết thêm, Lon Nara sinh ra tại Trà Vinh và ở Việt Nam đến 5 tuổi thì xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, anh theo cha về Campuchia. Và trình độ tiếng Việt của anh cũng không giỏi đến mức hiểu được chúng tôi đã “nói sau lưng” thế nào. Anh dùng cụm từ "nói sau lưng" theo nghĩa đen: Hôm đó, nhóm Việt Nam đi sau lưng nhóm Campuchia trên đường tới nhà ăn. Hú hồn. Còn lý do nhóm Campuchia tỏ ra ít thân thiện với chúng tôi dần dần tôi hiểu ra: đoàn Việt Nam toàn những người lớn tuổi, nhìn bề ngoài rất đạo mạo, còn họ thì trẻ hơn nhiều. Những tuần sau bữa tiệc hôm đó, tình hình "cải thiện" hơn. Tôi và Nara đã nói chuyện thường xuyên hơn và có lúc nói với nhau bằng tiếng Việt. Sau này, khi khóa học kết thúc chúng tôi vẫn email qua lại một thời gian.
Câu chuyện trên đây tôi xem như một “bài học nói năng” trong môi trường làm việc “liên quốc gia” mình cần rút kinh nghiệm.

Image

Trong ảnh: Lon Nara (Phnom Penh Post), Nguyễn Minh Tuấn (báo Người Lao động) và bà Sarah Mc Lean – giám đốc dự án của IMMF. Ảnh chụp tại CLB báo chí quốc tế Bangkok.


Nhãn:

19 Nhận xét:

Anonymous Chaien nói...

Nghĩ mà ghen tức với Thái Lan, toàn hợp đồng với quốc tế để dạy cho các nước nghèo và kém hơn như Vn, vừa được tiền làm thuê, lại còn được tiếng với các nước nghèo.

lúc 20:07 15 tháng 11, 2007  
Anonymous Perfume nói...

chú à!một dịp quý giá để giao lưu nhỉ!
nhưng tại sao người Campuchia họ lại thể nhỉ?? vẫn luôn nói tình bạn bè anh em hữu nghị truyền thống cơ mà, hay họ vẫn có cái nhìn ác cảm về lịch sử... (giới trẻ còn thế mà)
may mắn thật chú nhỉ! đúng là một bài học kinh nghiệm!"sau lưng"-nguy hiểm thật!

lúc 01:48 16 tháng 11, 2007  
Anonymous Xoăn... nói...

Cũng bị rơi vào tình huống này một vài lần rồi ạ... nhưng không được may mắn như anh vì toàn các bạn Lào-thạo cả tiếng lóng của Việt nam cơ ạ...:D,
Trong 03 nước ĐNA, Lào thân với VN hơn, CPC cũng tuỳ vào việc người đó đến từ đảng phái nào thôi... Nhớ có thời gian học cùng các bác ý 03 tháng, suốt ngày mượn working group để nói politic... nhưng VN ra dáng anh cả... không chấp... có nhiều người giờ vẫn thành bạn đấy ạ...

lúc 02:36 16 tháng 11, 2007  
Anonymous .я. nói...

- Tôi cũng biết tiếng Việt đấy!
- Tôi đẻ ra ở Việt Nam à!
---> Đây mới là Tiếng Việt!

lúc 03:52 16 tháng 11, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

Rất vui và thú vị khi cả Diễm Xưa Sài Gòn và Diễm Xưa Hà Nội cùng gặp nhau tại entry này.

lúc 18:46 16 tháng 11, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Nói sau lưng...
Tệ này không chỉ diễn ra nơi đất khách, giữa các chú khách đâu...
Không biết phải đứa ra nhận xét thế nào về hiện tượng một nhóm người Việt trăm phần trăm, nói thứ ngôn ngữ hủng ai hỉu với thái độ cũng "ai không hiểu đây chả cần", giữa một nơi tập trung đông người Việt... nơi công cộng đoá... Hình như, họ sành điệu... hình như, họ quytstộc...

lúc 18:54 16 tháng 11, 2007  
Anonymous opoap nói...

chênh lệch tuổi tác thiệt hòi gớm anh, lại còn thấy hơi "ưng ức" nưã chứ. ;)

lúc 18:56 16 tháng 11, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ An Thảo: Hiện tượng Thảo nói mình cũng thấy. Không biết định danh như thế nào. Nhà XHH chắc có ý kiến hay hơn rồi!
@ Qpoap: Bởi vậy, anh vẫn thường nghêu ngao hát: "Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy cố ước muốn cho thời gian trở lại..."

lúc 19:05 16 tháng 11, 2007  
Anonymous tuanvetinh nói...

Ngay cả người Việt với nhau vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp nói xấu sau lưng anh à.

lúc 20:01 16 tháng 11, 2007  
Anonymous La witch nói...

Nói thiệt dzới pác, cái dzụ nói xấu sau lưng cũng đã lắm nên tiu hong bỏ được, chắc phải rút kinh nghiệm woài.:D

lúc 21:31 16 tháng 11, 2007  
Anonymous TT.huỳnh nói...

Hú vía Bác há!
Mà mí bạn Căm-pu-chia cũng thiệt tình ghê, thấy ngừ dzà là lảng xa ra mặt, trong khi ngừ dzà có cái hay của ngừ dzà (ặc), ở bờ-nóc này thấy dzất dzỏ đìu đó há Bác, hìhì

lúc 22:36 16 tháng 11, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Chaien: Những khóa học như thế này không liên quan đến người Thái. IMMF là một tổ chức quốc tế. Thái Lan chỉ là nơi được chọn để đào tạo thôi.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về IMMF tại website: http://www.immf.or.th
"The IMMF was founded in 1991 by British photojournalist Tim Page, who survived multiple wounds while covering the Vietnam War but lost a number of close colleagues in the conflict. The foundation was set up in memory of those killed on all sides while covering the wars in Vietnam, Laos and Cambodia since 1945.
The IMMF was registered in Great Britain as a charitable trust in 1991 and subsequently as a separate foundation under Thai law in Thailand with the aim of improving standards of professional journalism in the region. The first IMMF Thailand president was Charles Antoine de Nerciat, Bangkok bureau chief of Agence France-Press...
...

lúc 23:19 16 tháng 11, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

May ma "Viet Nam-Campuchia samaki" nen anh Tu hom do khong bi " oanh' ", hiii!

lúc 00:08 17 tháng 11, 2007  
Anonymous Diemxua nói...

Hồi bên Nga, bọn Diễm cũng hay có tật "nói sau lưng" bọn Tây. Đại khái bình phẩm đứa này đẹp, đứa kia béo... Khi về nước, đến Nội Bài rồi do quen mồm vẫn "nói sau lưng" đồng bào mình mới chết chứ... Đồng bào mắt tròn mắt dẹt nhìn bọn Diễm như nhìn mấy đứa bị... chập mạch vậy.Buồn cười quá.

lúc 02:26 17 tháng 11, 2007  
Anonymous Lún Ghẻ nói...

thu nhat : tui CPC khong ua VN la dung roi. Mang tieng la mang quan sang CPC giup , nhung nhieu nguoi van keu vn qua xam chiem CPC day .
thu hai , co chuyen muon share chuyen noi xau sau lung voi anh Tu ne .
Hoi em lam trong SB , chuyen nghe co tat noi xau " dang truoc mat khach Tay " ( khong them noi xau sau lung dau nhe ).
Co lan , em va may nho ban thay mot ong khach Tay mat xanh mui lo vo lam thu tuc truoc quay em. Em cuoi chao khach nhung noi tieng Viet voi tui ban " cha oi, ong nay dau hoi ,khong co toc nhin mac cuoi qua ". Ong khach Tay so cai dau hoi cung minh , cung cuoi khi khi ma noi lai bang tieng Viet, giong Nam rac mot cach ranh roi : " ua, tui biet roi , cai dau hoi cua tui nhin mac cuoi lam . " Em dieng nguoi , cui gam mat xuong lam xong thu tuc cho khach . Mat tu xanh toi do let, tu do sang vang..... tum lum het . Ton toi gia .

lúc 04:14 17 tháng 11, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ TT. Huỳnh: Tự zì hồi đóa mình hok bít kưa xừng làm nghé!
@ Châu: Chi tiết của em thú vị quá!

lúc 22:46 17 tháng 11, 2007  
Anonymous mitdac nói...

ồ, hóa ra anh học cùng khóa báo chí ấy ở Thái lan với anh Đặng Đức Long - anh em à. Hì, năm 2004, em gặp bà Sarah Mc Lean ở Hà Nội trong cuộc phỏng vấn. Đáng tiếc là em bị faied vì tiếng Anh tồi quá. hic. Nếu dịp ấy được sang Thái, có lẽ bây giờ vẫn ôm mộng viết báo. hic

lúc 19:39 19 tháng 11, 2007  
Anonymous mitdac nói...

failed. hì. Vẫn ko thoát

lúc 19:40 19 tháng 11, 2007  
Anonymous honhyday nói...

he! Hồi sinh viên em cũng bị mấy anh bạn Lào học ở trường Luật nói "xấu" ngay trước mặt. Thế mới oách chứ! Họ thách và phân công nhau tán tỉnh 2 đứa bọn em xem anh nào cưa đổ trước. Đứa bạn em thì cứ nhe răng ra cười khi thấy họ cười. Rủi cho họ. Em nghe và nói được tiếng Lào khá tốt. Sau khi mấy ông bạn Lào cá độ nhau chán chê họ mang chuối ra mời bọn em ăn (không biết có ẩn ý gì không). Em nói với họ là em không thích ăn chuối bằng tiếng Lào. Em còn khen là vừa nãy họ nói chuyện rất vui.Họ bỗng lặng thinh nhìn nhau.Hihi. Chắc họ còn choáng hơn anh lúc đó. Sau đó bọn em trở thành bạn tốt của nhau.

lúc 02:43 25 tháng 11, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ