Thứ Hai, 5 tháng 11, 2007

"NO DARE WHERE", HEHE...

HỔNG DÁM ĐÂU!

Sáng nay vào đọc một entry trong blog Quỳnh Vy, thấy bài thơ “EM BẢO ANH ĐI ĐI” và một số comment sau đó, mình nhớ tới một thành ngữ xuất phát từ Sài Gòn hơn 20 năm trước. Còm men cái ý nghĩ bất chợt vào blog ấy, giờ mang về đây “phát triển” thành một entry

EM BẢO ANH ĐI ĐI

Em bảo anh: “Đi đi!”

Sao anh không ở lại?

Em bảo anh: “Đừng đợi!”

Sao anh lại ra đi?

(Silva Kaputikyan)

Gần đây trong đời sống ngôn ngữ Việt, nhiều thành ngữ độc đáo ra đời và được cộng đồng chấp nhận như “biết chết liền”, “bó tay chấm com”, “chuối cả nải”…

Trước đây trong miền Nam và sau đó phổ biến ra cả nước, có một thành ngữ khá thú vị, không hiểu vì sao bây giờ nó được sử dụng với tần suất thấp hơn, đó là "HỔNG DÁM ĐÂU" một biến thể của “KHÔNG DÁM ĐÂU”.

Thành ngữ này từng đi vào thơ, vào lời ca khúc.

Có lần một người bạn là chuyên gia dịch thuật hỏi, làm sao chuyển tải cái thành ngữ này qua tiếng Anh hợp lý, mình nói: giải thích nó rạch ròi bằng tiếng Việt đã khó mà. Bởi ý nghĩa của thành ngữ này khá phong phú và phụ thuộc vào văn cảnh. Có khi nó được dùng với nghĩa đen “tôi không dám” nhưng trong hầu hết trường hợp, nó được dùng với cái nghĩa hàm ẩn, không phải tường minh như thế.

+ Tôi nói tôi không có khả năng (làm việc đó) nhưng thực ra là có khả năng đấy!

+ Tôi nói tôi không nghĩ như anh (chị) nói nhưng thực ra tôi cũng nghĩ như thế đấy!

Có thể đưa ra vài tình huống giao tiếp:

1/

- Blog anh làm hay quá!

- Hổng dám đâu!

2/

- Entry này tôi mua 1 triệu!

- Hổng dám đâu!

Cái thái độ của một người khi nói "hổng dám đâu" cũng giống như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. “Hổng dám đâu” thực ra tinh tế hơn kiểu nói “nói vậy mà không phải vậy”, hay như lời ca của Ngọc Lễ “con gái nói có là không, con gái nói không là có đó”.

Thành ngữ này có thể hiểu trong những hoàn cảnh nói năng cụ thể, chứ trên văn bản, cũng khó cảm. Nó phải được vang lên khi nói với cái ngữ điệu của người nói thì mới "RA” cái nét đa nghĩa độc đáo ấy. “Hổng dám đâu” thoạt nghe có vẻ như phủ nhận, nhưng chẳng phải phủ nhận. “Hổng dám đâu” cũng chưa chắc là một sự khẳng định được nói một cách khiêm tốn.

Sau này, trong đời sống bình thường, nó bị rút gọn theo quy luật phát âm đôi khi chỉ còn "dám!" thôi.

Thành ngữ này không dễ giải thích vì như đã nói, nó được dùng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, văn cảnh với mức độ ý nghĩa khác nhau. Vì thế, entry này như một gợi ý cho các bạn tham gia diễn đàn cùng đóng góp ý kiến, chia sẻ tư liệu về một thành ngữ.

Xin nói thêm, tôi vừa search thử trên Google, cả hai trường hợp “không dám đâu” và “hổng dám đâu” xuất hiện trên 60.000 trang web.

Nào xin mời các bạn...


Nhãn:

16 Nhận xét:

Anonymous Neco nói...

Hổng dám đâu, em còn phải học bài!!!

lúc 21:56 4 tháng 11, 2007  
Anonymous Misa nói...

Iem cũng, "hẩu dám đông"

lúc 01:57 5 tháng 11, 2007  
Anonymous TOẠI NGUYỄN nói...

hổng dám đâu - hổng dám đâu ?! (đoạn điệp khúc nè !)
Yahoo nó bị "khùng" - em comment mấy lần rồi mà kô đc , lần này viết ngắn gọn & phải copy lại cho chắc - mỏi tay wá !

lúc 20:31 5 tháng 11, 2007  
Anonymous opoap nói...

Dám nè anh! dám hết, nhận hết! :D

lúc 21:55 5 tháng 11, 2007  
Anonymous Riêng 1 góc chùa nói...

hổng dám đâu! em còn phải học bài, hông dám đâu em còn phải làm bài...

lúc 22:00 5 tháng 11, 2007  
Anonymous La witch nói...

Bổ sung thim: caí "hong dám đâu" này khi noí phải chề môi, mắt liếc...nên phải dành riêng cho phái đẹp.
Tui mà gặp chàng nào mà Hong dám đâu, thì í ẹ, (oh my mom), tui cũng hỏng dám lun.

lúc 00:44 6 tháng 11, 2007  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

hổng dám đâu!
Em dốt văn đâu đủ khả năng để bình lựng câu này đâu!

lúc 00:58 6 tháng 11, 2007  
Anonymous TKO nói...

TKO : Hổng chịu đâu! Bạn Neco lấy mất tem rùi!
Neco : Hổng dám đâu! Chị H chứ! Hihi!

lúc 01:01 6 tháng 11, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

Thui thì dịch đại như "lemon question" = chảnh đi anh:
- Hổng dám đâu = NO DARE WHERE (hé, hiii!)

lúc 02:09 6 tháng 11, 2007  
Anonymous Scorpion nói...

Hơ, chưa chắc nói vậy mà không phải vậy àh nghe anh.
Chẳng hạn bảo "anh Tú xinh gái hơn em", hổng dám đâu.
hehehe,

lúc 04:02 6 tháng 11, 2007  
Anonymous tuanvetinh nói...

Hổng dám (comment) đâu! hihi

lúc 04:42 6 tháng 11, 2007  
Anonymous Vietdung Design nói...

Chủ nhân của blog này nội giải thích ý nghĩa những cái comment "hổng dám đâu" cũng đủ me65t lòi tai rồi. Ha...ha...
Mà đừng có nói lại với tui là "hổng dám đâu" đó nhé. Ha...ha... Hổng dám đ.......................................âu.

lúc 18:41 6 tháng 11, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Thưa!
Em không dám mạn phép.
------
Dạ thưa anh, hổng dám nói gì, cũng hổng dám trề môi, liếc mắt, em biết phận em ạ.
Em biết có chị Cù ạ.

lúc 23:53 6 tháng 11, 2007  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

hihi
:))

lúc 03:58 7 tháng 11, 2007  
Anonymous honhyday nói...

"Thành ngữ này có thể hiểu trong những hoàn cảnh nói năng cụ thể, chứ trên văn bản, cũng khó cảm. Nó phải được vang lên khi nói với cái ngữ điệu của người nói thì mới "RA” cái nét đa nghĩa độc đáo ấy". Đồng ý với anh.
Một trườgn hợp nữa rất đúng với phân tích trên. Đó là khi ta nói từ cám ơn. Trong nhiều trườgn hợp từ cám ơn (với cách nói nhấn âm và kéo dài giọng) được dùng như để "cảnh cáo" một ai đó rằng: tôi không cần sự giúp đỡ của anh (chị) hay khỏi nói đi tôi còn biết rõ điều đó hơn bất kỳ ai.Ở một số vùng thuộc các tỉnh miền núi phía bắc người ta ít dùng từ cám ơn (theo nghĩa đen) trong giao tiếp hàng ngày. Mà từ cám ơn chỉ được dùng chủ yếu với nghĩa tiêu cực. Vậy nên nếu 1 ai đó lỡ có cám ơn ai thật lòng nhưng lại nhận được câu trả lời "cám cho lợn, ơn cho đảng" thì có nghĩa là người được cám ơn đang rất rất khó chịu về mình rồi đấy.

lúc 04:14 8 tháng 11, 2007  
Anonymous hongphuong v nói...

Cái loại ngôn ngữ thời thượng đó còn nhiều lắm xin bạn sưu tập thêm để lưu giữ cho kho tàng văn học nước nhà. Vốn quí đó bạn. Tôi tin bạn có thể làm việc đó. Bạn cứ làm và bạn bè sẽ dần dần đóng góp. Chúng ta chung sức vun bồi ngôn ngữ của chúng ta.
Chúc bạn thành công. Chuc suc khoe.

lúc 04:34 13 tháng 11, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ