Thứ Ba, 30 tháng 10, 2007

TEA ADDICT




NGƯỜI GHIỀN TRÀ

Mấy ngày gần đây, báo chí cũng sôi nổi và bức xúc khi bàn chuyện “đầu ra” cho các trường học (Thanh Niên) và “đầu ra” nơi công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh (Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh sáng nay), tôi chợt nhớ tới chuyện loạt chuyện "đầu ra" trong quá trình tác nghiệp. Hôm nay kể một chuyện xảy ra gần 9 năm.

Năm 1998, nhiều vùng ở Nam bộ (đặc biệt là Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh) sôi nổi tổ chức các hoạt động kỷ niệm 300 năm hình thành vùng đất mới này. Mốc kỷ niệm dựa vào năm Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn cử đi kinh lý phương Nam để xác lập chủ quyền lãnh thổ năm 1698.

Bên cạnh hàng chục hoạt động sôi nổi, hàng chục công trình xây dựng, biên soạn, xuất bản, buổi lễ chính thức được tổ chức vào một ngày cuối năm nhưng được chuẩn bị từ rất sớm. Kịch bản lễ hội do nhiều cây bút tên tuổi viết, chương trình lễ hội do một Tổng đạo diễn nổi tiếng và nhiều đạo diễn “bộ phận” phối hợp thực hiện. Lễ kỷ niệm còn có cả màn diễu hành, duyệt binh, xếp chữ hoành tráng. Lễ lớn như vậy thì phải truyền hình trực tiếp cho cả khu vực và phải tập dợt.

Học sinh xếp chữ được huy động nhiều tháng trời. Đài Truyền hình phải tập ghi hình toàn bộ các lần tổng dượt để ban tổ chức rút kinh nghiệm

Mỗi lần tổng dượt kéo dài trên 5 tiếng đồng hồ từ 17 giờ đến 22 giờ đêm (y như là lễ thật, chỉ trừ đại biểu, duyệt binh, diễu hành là không có nhưng các phát thanh viên cũng phải đọc thuyết minh). Ăn cơm hộp từ 16 giờ 30, các phóng viên quay phim, phụ quay phải mang theo một cơ số nước để chống khát (cuối năm trong Nam bộ là mùa nóng).

Phóng viên S là người được giao phụ trách “máy toàn”. Máy toàn là cách nói của dân truyền hình để chỉ một camera quay cảnh rộng trong ghi hình các sự kiện lớn phối hợp nhiều máy quay. Các đạo diễn hình (video mixer) bao giờ cũng phải bố trí một góc máy đủ xa và cao để khán giả hình dung quy mô toàn bộ không gian sự kiện. (*)

Do sự kiện “lễ hội 300 năm” diễn ra trên sân vận động tỉnh và có nhiều màn xếp hình, sắp chữ, đèn laser cần mô tả từ trên cao mới thấy hiệu quả, nên đạo diễn truyền hình khi bố trí góc máy này phải sử dụng một giàn giáo xây dựng sắp thật cao.

Cũng như mọi vị trí công tác khác, phóng viên S nhận nhiệm vụ lên giàn giáo mang theo 5 chai nước khoáng. Có điều khác với những nhân viên còn lại, anh S không thể rời vị trí từ đầu đến cuối vì không có người thay và không thể leo lên, trèo xuống một mình. Anh chỉ có thể liên lạc với đạo diễn bằng hệ thống intercom.

Sau buổi tập dợt như thế, có lần, một vị lãnh đạo đến bắt tay động viên anh chị em nhà đài. Lúc đó, ông thấy hình ảnh anh em đang chuyền camera từ giàn giáo xuống đất một cách thận trọng nên dừng lại dưới chân giàn giáo quan sát, chờ cho phóng viên S trèo xuống mặt đất để bắt tay. Nhìn sau lưng phóng viên S có một túi ny lông trong suốt đựng những chai nước khoáng có màu vàng, ông hỏi:

- Phóng viên đài đeo cái gì thế?

- Dạ, đó là nước trà mang theo để uống ạ! - Anh đạo diễn ở dưới đất nhanh nhẩu trả lời dù biết rằng chiều nay S cũng nhận 5 chai nước khoáng và chẳng biết uống trà.

- Mang bao nhiêu chai mà còn dư nhiều thế?

- Dạ, tay này ghiền trà nhưng uống nước ít lắm ạ!

Phóng viên S khi vừa tiếp đất đã được đồng chí lãnh đạo xông tới bắt tay nên rất cảm động. Nhưng khi ông lãnh đạo chồm tới có vẻ như định ôm hôn thắm thiết trước ống kính quay phim thời sự thì anh S lùi ngay lại.

Sau này, anh em hỏi vì sao lùi lại như thế thì S nói:

- Sợ ổng ôm một cái là đụng vào mấy “bình trà” hoặc ổng nghe mùi “trà” là choáng!

Anh em thắc mắc hỏi S làm sao mà “đóng chai” số nước “đầu ra” ngon lành khi lễ hội diễn ra trước hàng ngàn người, S trà lời úp úp mở mở:

- Khán giả lo chăm chú nhìn chương trình sân khấu hoá hoành tráng dưới sân, ai cắc cớ nhìn lên giàn giáo của phóng viên đâu mà thấy mình lo “đầu ra”!

Nhưng không ai tin cách lý giải này. Có người nói, S lợi dụng lúc đèn tắt trong một số cảnh thì tranh thủ trút của nợ vào chai. Có người nói S kẹp cái chai vào chân máy camera và tì vào đó để che...

Image

(*) Góc máy này có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình ghi hình và xử lý chuyển cảnh, đặc biệt, nó là góc máy “chữa cháy” khi có sự cố… Một cú sút từ vạch 5 m 50 hoặc phát bóng của thủ môn trong một trận bóng đá, chỉ có góc máy rộng mới diễn đạt hết. Trong một số trường hợp ghi hình, góc máy này được fix cố định, treo trên vị trí cao, không cần phóng viên quay phim.

Image

Ghi hình một game show: Góc “máy toàn” như thế này có thể cho khán giả cái nhìn tổng thể

Nhãn:

17 Nhận xét:

Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

haha.. may vị lãnh đạo đó không nghiền uống trà, chứ không xin làm một hớp thì khó xử nhỉ!

lúc 18:16 29 tháng 10, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Bác Tú ơi. Cái món trà trộn này chắc bác k0 nghiền hè!

lúc 18:21 29 tháng 10, 2007  
Anonymous Trau nói...

fix cố định= cố định cố định?

lúc 18:28 29 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Huy: Lãnh đạo dù có "quan điểm quần chúng" cao tới đâu cũng không ăn uống bừa bãi thế đâu em!
@ An Thảo: Làm sao mà nghiện cho nổi Thảo ơi!
@ Trâu: Bị bắt giò rồi. Đúng là fix có nghĩa là cố định nhưng nó bị Việt hoá trong tác nghiệp truyền hình. Đây là cách nói quen tai của dân trong nghề. Bởi fix máy trong truyền hình nó liên quan tới khá nhiều trường hợp: chỉ fix chân máy (nghĩa là không vác trên vai di chuyển); fix cỡ cảnh (cố định khung hình); fix động tác (không zoom in hoặc out, không pan trái - phải v.v..). Trong tiếng Việt tình huống sử dụng vừa Tây vừa Ta như thế nhiều lắm (trong văn nói)...

lúc 18:39 29 tháng 10, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

"Đầu ra" này chắc là con cháu của chị Út Tịch rùi, hiii! Làm Truyền hình nhiều kỹ niệm vui quá hé anh!

lúc 18:43 29 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Diễm: Nghề nào cũng có nhiều kỷ niệm. Có điều mình yêu nó thì nhớ thôi.

lúc 18:47 29 tháng 10, 2007  
Anonymous Trau nói...

Đây là cách nói quen tai của dân trong nghề = Đây là cách nói quen miệng của dân trong nghề ?

lúc 18:52 29 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Trâu: Chịu Trâu rùi. Mà cái trường hợp này có cũng quen tai/miệng nè: "Chúng ta đã đánh thắng kẻ thù" = "Chúng ta đã đánh bại kẻ thù"

lúc 18:55 29 tháng 10, 2007  
Anonymous Trau nói...

0k + Quà Khuyến mãi:
Bước lên tàu = bước xuống tàu
Cầu thủ ra sân = cầu thủ vô sân

lúc 20:12 29 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

Làm một ly nha Trâu!

lúc 23:10 29 tháng 10, 2007  
Anonymous Scorpion nói...

Hồi những năm tám mấy, thời còn đói khổ, anh em học trường Đảng. Có anh bạn học lúc nào cũng thủ chai rượu giấu trong tủ đồ, mà chẳng bao giờ mời ai. Cứ đến buổi ăn (tập thể) xong là về phòng, thò đầu vô tủ tu một hơi, đi ngủ.
Bữa đó, anh M. tức khí, cử một người rủ anh ta đi chơi, những người còn lại lôi rượu ra nhậu tưng bừng, rồi cái huy động những "đầu ra" cho đầy chai trở lại, vặn nút cất như cũ.
Chiều hôm sau, anh ta về, mở tủ, thò đầu... và chửi đổng, rồi rủa "kẻ gian" đến 3 ngày.
Anh M. bây giờ là chủ tịch huyện.

lúc 00:28 30 tháng 10, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Scorpion: Comment của em hay hơn entry của anh. Câu chuyện cùng đề tài "đầu ra" có tình tiết thú vị nhưng ngắn và kết thúc độc đáo. Ngắn là phẩm chất cần có của một entry hay đấy em!

lúc 00:34 30 tháng 10, 2007  
Anonymous Scorpion nói...

Sư phụ lại động viên em nữa rồi, em hòa cùng không khí một tí cho vui đó mà.
Nhưng dù sao, cũng lâng lâng niềm xúc cảm về lời khen cháy mũi của sư phụ. Hehehe,

lúc 00:47 30 tháng 10, 2007  
Anonymous .: Ivy x Love :. nói...

Hìhì... dzui dzui... Trà đá này có 1 không 2. Mừ anh nì gan thật (hay bức quá làm liều). Nhỡ ai nhìn thấy thì... Mà nhỡ có giọt trà nào rơi thì...

lúc 02:02 30 tháng 10, 2007  
Anonymous .я. nói...

Trà ngon! hehe

lúc 02:10 31 tháng 10, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

Thời đi học cấp III ở dưới quê hay bắt học sinh nam trực đêm. Thầy Hiệu trưởng rất khó tính và “cộc” lắm, Thầy được điều động từ Bắc vào làm Hiệu trưởng . Học sinh nam áo mà lỡ để vạt sau rớt ra ngoài cũng bị “một hèo”. Đi đâu cũng kè kè cái ống bằng nhôm dài thòn (hút thuốc lào). Đêm trực đó mang theo cây cần câu, thò qua song cửa sổ: câu cái ống thuốc lào ra ngoài; gom “đầu ra” mỗi đứa một ít, rồi đặt lại trên bàn đúng vị trí cũ. Sáng hôm sau… tranh nhau nhìn kết quả: Thầy “kéo rột rột rột…” sau đó bật ngữa 1 cái “đùng”. 30 phút sau, nhóm trực đêm bị triệu tập lên phòng Hiệu trưởng: “đứa nào… đổ tới nửa ống, khai mau?” - Dạ thưa không có đứa nào cả! - “Nếu không khai… tội là thằng lớp trưởng” - Dạ, một mình em thì làm sao… tới nửa ống; nếu cả nhóm 23 thằng thì sẽ tràn ống! - “Vậy hôm qua trực tụi bay có thấy ai đến phòng thầy không?” - Dạ có, 2 anh lớp 12 đi câu thằn lằn, còn để lại cây cần câu ngoài cửa sổ kìa thầy… thế là cuộc điều tra được chuyển sang khối 12. Lớp 11 của chúng tôi thoát nạn (vì lớp tôi đa số nằm trong đội tuyển HS giỏi của tỉnh: “ngoan - không quậy” (!) - thầy nghĩ thế).

lúc 05:43 31 tháng 10, 2007  
Anonymous Vietdung Design nói...

Hay nhỉ. Mà trà này từng là món "niệu liệu pháp" một thời rùm beng lên dùng để chữa bệnh cơ đấy. Ha...ha...

lúc 19:04 6 tháng 11, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ