Thứ Hai, 5 tháng 11, 2007

ABOUT TEACHING ON TV




DẠY HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH

Một người dân ở đô thị, thị trấn, thị tứ giờ đây có thể bắt được hàng chục kênh truyền hình của TW và các địa phương, chưa kể các kênh số từ vệ tinh, cáp hay truyền hình qua internet. Cùng với chức năng thông tin, giải trí, "làng truyền hình" từ lâu đã xem phương tiện này như một kênh giáo dục phục vụ các yêu cầu được đào tạo đa dạng của người dân. Từ chuyện “trồng cây, nuôi con”, đến chuyện cắm hoa, mua sắm, từ chuyện chăm sóc sức khoẻ, tư vấn pháp lý đến chuyện tập thể dục, chơi chứng khoán… tính chất khoa giáo của các chương trình truyền hình ngày càng chuyển dần về xu thế phi đại chúng hoá.

Các kênh truyền hình phục vụ nhu cầu dạy học đã ra đời đa dạng. Các chương trình ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, dạy ngoại ngữ của VTV2, sơ-ri chương trình dạy vi tính của HTV, chương trình đào tạo từ xa (kết hợp với Đại học Bình Dương) của BTV là những ví dụ.

Đó là những nỗ lực đáng quý trong việc tạo ra những kênh giáo dục phong phú, góp phần xã hội hóa công tác giáo dục - đào tạo và xây dựng và hình thành dần một thói quen tiếp cận tri thức từ những phương tiện truyền thông đại chúng, cùng nhau xây dựng xã hội học tập sâu rộng và hiệu quả bằng nhiều hình thức.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một sự tổng kết có tính chất lý luận nào về mặt chuyên môn (truyền hình cũng như giáo dục) để rút ra những kinh nghiệm tổ chức như lập kế hoạch, duyệt kế hoạch, biên tập chương trình, thu hình, thu tiếng, công tác hậu kỳ, giờ phát sóng, xây dựng nội dung phát sóng, chọn lựa giáo viên, chọn lựa hình thức thể hiện phù hợp với các nội dung, hình thức giao tiếp với khán giả - học viên, những người tham gia chương trình v.v...

Một chương trình truyền hình dù hướng đối tượng song đều luôn luôn liên quan tới nhiều đối tượng công chúng. Ví dụ, chương trình ôn thi tốt nghiệp Tú tài, dù chỉ dành cho đối tượng học sinh nhưng rất nhiều nhà giáo đã xem và xem rất kỹ. Họ quan sát các đồng nghiệp của mình thể hiện bài giảng như thế nào. Hoặc hàng loạt khán giả đang học tiếng Anh bằng các “kênh khác” cũng rất thích xem các chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình để kiểm tra lại kiến thức của mình. Chính vì thế, những chương trình "làm dâu trăm họ" này cũng không thể tránh khỏi những ý kiến chê trách. Dạy học đâu cũng thế, sẽ gặp nhiều ý kiến góp ý từ những chi tiết sơ sót đến kết cấu một bài giảng, từ một lỗi kỹ thuật truyền hình đến yêu cầu đạo diễn hình ảnh... với nhiều đòi hỏi khắt khe (tất nhiên trong số đó, có những ý kiến có thể rút kinh nghiệm và cũng có những ý kiến thiếu thiện chí).

Nhưng vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là làm sao tổ chức hiệu quả chương trình dạy và học thông qua các kênh sóng truyền hình so với phương pháp dạy học truyền thống.

Trước hết, cần thấy rằng, dạy học trên truyền hình có một cái khó cực lớn, đó là “lớp học” được trải ra trên một không gian rộng, người truyền đạt và người học không có cơ hội tương tác nhau. Người học có quyền “nghịch ngợm”, thụ động khi học. Người dạy chẳng cảm được chuyện học viên mình tiếp nhận ra sao. Nếu không gian “thính phòng” của lớp học truyền thống cho phép học sinh có thể nhìn tổng thể bảng đen trong một bài giải toán dài để liên hệ ngang – dọc, trên – dưới; hoặc cô giáo dạy văn đọc thơ trong không khí ấm cúng vi diệu… thì với truyền hình, điều này rất khó.

Không biết rõ học viên của mình, hiệu quả giảng dạy của người thầy đã giảm đi rất nhiều. Và chính vì thế, một trong những yêu cầu của dạy học qua truyền hình hiện đại chính là nâng cao các giải pháp tương tác để khắc phục các hạn chế của kênh giáo dục này.

Giáo sư Phillip Wankat của Đại học tổng hợp Purdue, một chuyên gia về lĩnh vực dạy học trên sóng truyền hình nói rằng: Không thể chỉ dừng lại ở chuyện thuyết giảng (như dạy chính trị ở Việt Nam). Do việc tiếp thu bài giảng của hầu hết học viên qua truyền hình không đồng bộ (ví dụ, họ có thể thu lại băng và học vào giờ thích hợp), và ngay cả khi có một hệ thống tương tác 2 chiều giữa giảng viên và học viên, quá trình tương tác ấy cũng không thực sự quy chuẩn. Chính vì thế, các kênh giao tiếp khác phải được tích hợp vào quá trình giảng dạy – học tập này như một yêu cầu bắt buộc, cụ thể là sẽ có những buổi cắm trại (giống blogger làm off-line), khai thác các forum trên mạng, có những giờ tư vấn điện thoại, sử dụng các công cụ liên lạc như e-mail, chat, và thậm chí, tổ chức các chuyến đi đến nơi học viên học… (*)

Lâu nay, xem các chương trình dạy học trên sóng truyền hình do Việt Nam sản xuất, tôi nhận thấy một điều: những người làm chương trình truyền hình và những người lo nội dung truyền đạt chưa có tiếng nói chung. Chính vì thế, khó mà khai thác thế mạnh của ngôn ngữ truyền hình trong việc giảng dạy. Ví dụ: bảng chữ phụ đề, hình ảnh, màu sắc của chữ, biểu đồ, hình ảnh (làm bằng các phần mềm thay cho bảng đen) đều đã được khai thác, thế nhưng ít ai biết được những đặc trưng tiếp nhận của khán giả truyền hình để phối hợp cho đúng. Ngược lại, có người quá lạm dụng các hình thức đồ hoạ làm mất đi hiệu quả tiếp nhận. Bàn tay viết bảng, nét chữ của thầy giáo, tiếng động khi thầy giáo chấm, phết trên bảng đen… đều tạo hiệu quả trong quá trình tiếp thu bài giảng, chứ không phải lúc nào những bảng chữ vi tính đầy màu sắc cũng tốt hơn. Bài thơ được cô giáo đọc chưa chắc đã tệ hơn một nghệ sĩ ngâm thơ về hiệu quả tiếp nhận, xét trong tương quan tiết giảng văn học ấy. Việc lạm dụng các yếu tố công nghệ cũng là cách làm chưa đúng.

Vì thế, việc xây dựng kịch bản cho các tiết dạy trên truyền hình lâu nay nhìn chung chưa tạo ra hiệu quả cao trong quá trình tiếp nhận. Các yếu tố kỹ thuật truyền hình chưa được tận dụng tối đa để khai thác hiệu quả, còn đơn điệu.

***

Dạy học trên sóng truyền hình ở Việt Nam còn là vấn đề mới. Mặc dù lâu nay, điều kiện kỹ thuật cho phép nhiều dạng kênh giáo dục đào tạo từ xa ra đời, song các nhà lý luận giáo dục cũng như các nhà lý luận báo chí truyền hình chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Hiệu quả tiếp nhận của một học viên trước màn hình ra sao, tính tự giác học tập của họ ra sao, tâm lý sáng tạo của người đứng trên bục giảng ra sao, tinh thần dân chủ trong quá trình dạy và học trên sóng truyền hình ra sao... còn hàng loạt vấn đề mà chúng ta sẽ phải đóng góp thêm cho lý luận từ những tổng kết thực tiễn hôm nay bởi vì đã đến lúc các kênh truyền hình số chuyên về dạy học (khoa giáo) sẽ nối nhau ra đời và hàng trăm nội dung dạy học qua truyền hình sẽ tiếp tục được lên sóng...

----------------------------------------

(*) Be more than a talking head: TV and video's greatest disadvantage is that interaction is difficult. Most students will watch asynchronously (i.e., on tape at a later time), so even if you have two-way video capability, live interaction is not the norm. To build rapport, communicate with the off-campus students in every way possible: e-mail, evening telephone office hours, a Web page, chat rooms, announcements in class, and, if possible, a visit to their companies. (Nguồn: http://www.prism-magazine.org/sept99/teaching.htm)

___________________________

Ảnh minh hoạ: http://www.mitenetwork.org/Images/SK-BO_monitors.jpg


Nhãn:

7 Nhận xét:

Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Diễm: Có nhiều thứ nhu cầu học em ơi. Học để lấy bằng thì cần chi người "gầm gừ" kế bên!
@ Trậu: Hòn đất mà biết nói năng?

lúc 20:39 4 tháng 11, 2007  
Anonymous Trau nói...

Này bác Tú, bác đợi cho cấm mắm tôm rồi mới nhắc thịt cầy hử. Cuối tháng tính rủ bác chơi một phát xả xui mà bác lo hẹn với mấy em đầm, bỏ Trâu nhá! Đừng nhìn nhau nửa nhá!

lúc 20:50 4 tháng 11, 2007  
Anonymous TKO nói...

"hoặc cô giáo dạy văn đọc thơ trong không khí ấm cúng vi diệu… thì với truyền hình, điều này rất khó."
Bài viết ni cũng "vi diệu" quá hén anh Tú!
Mà "vi diệu" là cái chi chi ạ? Hihi!

lúc 01:51 5 tháng 11, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Cám ơn anh Tú làm một bản kiến nghị tạo công ăn việc làm cho em ạ!

lúc 01:56 5 tháng 11, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ TKO: Chuyên gia bóc tem anh Tú. Vi diệu là vi diệu, anh đang nghĩ cách giải thích từ ấy một cách vi diệu cho em đây.
@ An Thảo: Chung quanh chuyện này có thể viết cả chục entry. Mình ngại "lí lựng" trên blog quá. Có gì mình share cho Thảo một lô tài liệu vừa down được trên net (file PDF), chưa đọc, nhưng đoán là nó hay.

lúc 02:08 5 tháng 11, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

Anh Tú giỏi ghê, đầu tuần đã blogging đề tài liên quan mật thiết đến công việc rồi.
Cái không hấp dẫn của "học từ xa" đúng như anh Tú nói: "người truyền đạt và người học không có cơ hội tương tác nhau. Người học có quyền “nghịch ngợm”, thụ động khi học." Nhất là với D, học mà không có người "gầm gừ" kế bên thì làm biếng liền, hii!

lúc 02:40 5 tháng 11, 2007  
Anonymous Trau nói...

BÍ MậT CủA LÒNG ĐấT?
- Đất nước hòa bình mấy chục năm nay mà cứ ngỡ như còn hồi chiến tranh…
* Ông viết tự truyện hả?
- Không có súng nổ, không có bom mìn mà cứ năm bửa nửa tháng dân chúng lại nháo nhào chạy loạn…
* Này, tỉnh lại đi, lảm nha lảm nhảm, bộ ông mông du hả ?
- Du du cái con… khỉ ! Thực tế rành rành trước mắt, chưa đầy một tháng có tới ba vụ hoảng loạn khiến bà con thành phố bàng hoàng.
* Chuyện gì mà phải hoảng loạn dữ vậy. Vụ ém nhẹm thông tin nước tương có chứa độc chất đã xử rồi. Giám đốc sở Y tế đã đựơc thay thế, phó giám đốc đang được thanh tra…
- Chuyện cũ nói làm gì?
* Chuyện nước mắm có chứa Urê cũng được các cơ quan chức năng kết luận là chất Urê có trong nước nắm do kết quả của quá trình tự phân hủy của cá với muối và một số tạp chất khác, không phải do chủ cơ sở bỏ vào.
- Này, đừng có chọc tức tôi nhé, tôi bảo chuyện cũ nói làm gì kia mà, tôi đang nói những vụ mới nhất…
* Biết rồi, mới nhất chắc vụ náo loạn của dân nhậu thịt cầy ở Hà Nội, sau khi mắm tôm bị đình chỉ lưu hành do nghi ngờ đó là nguyên nhân chính gây ra dịch tiêu chảy chứ gì?
- Buồn cừơi ông quá, chuyện đó ở Hà Nội, còn đây là chuyện ở thành phố mình. Hơn nữa, dân nhậu chỉ là một nhóm nhỏ, còn đây tui nói tới dân chúng cả thành phố mình. Những chuyện ông nói, người ta chỉ bàn tán, xì xầm là chính còn đây là cảnh tan tác chim muông…
* Thôi thua ông cho rồi, cụ thể đi.
- Này nhá, vụ xây tòa cao ốc Pacific làm sập tòa nhà Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ ở đường Nguyễn Thị Minh Khai khiến bà con xung quanh một phen khiếp vía… chưa lâu sau, thì đến lượt cao ốc Saigon Residences lại làm nghiêng hẳn khu chung cư Nguyễn Siêu, bà con hoảng sợ đến mức có ngừơi đã muốn nhảy lầu để thoát thân. Mới đây nhất, hàng trăm học sinh ở trường Lương Định Của, quận 2 cũng được phòng giáo dục cho sơ tán tại nhà bốn ngày vì sập nền trường… mà nguyên nhân sập được xác định là do…
* Mìn?
- Không, theo mấy nhà - nghiên - cứu - sập nói là do… bí mật của lòng đất!

lúc 04:19 5 tháng 11, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ