Thứ Ba, 25 tháng 9, 2007

TALKING ABOUT MEDIA IN VIETNAM




BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG:

NHÌN TỪ THẢM HỌA CẦU CẦN THƠ

Sự kiện trở thành tâm điểm của báo chí – truyền thông từ hôm qua đến nay, ai cũng biết, đó là thảm họa sập 2 nhịp cầu dẫn trên công trình xây dựng cầu Cần Thơ đang thi công, một sự kiện được mô tả là “Thảm họa đổ sập lớn nhất trong lịch sử xây dựng Việt Nam”.

Sự kiện này diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 26/9, thời điểm mà các tờ báo in đã đến tay người đọc. Diễn biến, hậu quả và quá trình cứu người, khắc phục tai nạn được các báo trực tuyến, phát thanh, truyền hình liên tục cập nhật. Các bloggers cũng đã tham gia tường thuật, bình luận, chia sẻ thông tin, kêu gọi giúp đỡ.

Nhưng sáng nay, khi đọc xem chương trình “Chào buổi sáng”, các mục “điểm báo” trên truyền hình, đọc các tờ báo vừa ra, rồi đọc lại các báo online, vốn đã tường thuật diễn biến và công bố những thông tin liên quan với một dung lượng khá cao trên các trang từ hôm qua, cũng thấy có những điều khác với những gì mình hình dung trước đó, có những sự điều chỉnh rất bất thường.

Lúc này không phải là lúc để có thể bình tâm mà bàn luận những chuyện liên quan đến nghiệp vụ, đến thông tin, đến công tác tư tưởng. Diễn biến của vụ sập cầu vẫn sẽ còn là đề tài của các báo trong thời gian khá dài sắp tới, thậm chí cho đến khi cầu được khánh thành theo đúng tiến độ. Và câu chuyện nghề, câu chuyện thông tin từ sự kiện này sẽ còn lưu dấu ấn đậm trên những người làm báo được trực tiếp tham gia, hay chỉ đạo tổ chức bài vở. Các nhà nghiên cứu truyền thông còn có thêm một dẫn chứng sinh động về vai trò của “báo chí công dân” trong việc thông tin thảm họa, vai trò của báo chí trực tuyến khi nó phát huy các thế mạnh, các đặc trưng của nó, vai trò của sự hội tụ công nghệ trong quá trình truyền thông hiện đại. Các nhà quản lý báo chí còn sẽ có dịp thấy được diện mạo của công chúng báo chí hiện nay – những người nghe/xem/đọc chủ động hơn, tích cực hơn.

Vâng, lúc này không phải là lúc để có thể bình tâm mà bàn luận những chuyện lý luận. Mong muốn lớn nhất của những nhà báo (báo chí chuyên nghiệp hay báo chí công dân) đều là góp phần khắc phục hậu quả tai ương. Hãy tận dụng sức mạnh của thông tin trong thời đại số để tạo nên lực lượng tinh thần, lực lượng vật chất, khơi dậy sức mạnh trong những cộng đồng xã hội của một đất nước vốn có truyền thống nhân ái này.

Một nửa cái bánh mì và một nửa sự thật…, chẳng lẽ lại kết bằng entry này bằng cái ẩn dụ kinh điển kia?


------------------

ảnh: Báo Tuồi Trẻ

Nhãn:

20 Nhận xét:

Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Sáng nay VTV điểm báo rất khôn. Các vị ấy bảo con số thương vong chưa thể thống kê. Trước đó tường thuật trực tiếp chỉ nhấn vào thông tin có 5 tử thi được tìm thấy đêm qua.
"Lúc này không phải là lúc để có thể bình tâm mà bàn luận những chuyện liên quan đến nghiệp vụ, đến thông tin, đến công tác tư tưởng".
Mà vẫn cứ phải bàn. Có gì không ổn trong lòng một số người?

lúc 04:14 26 tháng 9, 2007  
Anonymous .я. nói...

Một phút mật niệm!

lúc 18:45 26 tháng 9, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

Trời Cần thơ - Vĩnh Long - Bến Bắc,
Xe cứu thương, réo rắc… liên hồi,
Ba ơi! tan nát cuộc đời,
Thương cho “bé Út"… thôi nôi ẵm bồng.
Chít khăn trắng, cầu chồng yên nghỉ,
Kể từ đây vĩnh biệt … Ba đi!
“- Sáng nay, Ba nói điều chi?
- Chiều Ba… sẽ có bánh mì cho con!”
***
Ba đi mãi… để đàn con trẻ,
Khóc bơ vơ, bên mẹ … chân mềm,
Vậy là vĩnh viễn hàng đêm,
Con ra bến Bắc… cầu xem Ba về!
***

lúc 19:00 26 tháng 9, 2007  
Anonymous TKO nói...

Mong muốn lớn nhất của những nhà báo (báo chí chuyên nghiệp hay báo chí công dân) đều là góp phần khắc phục hậu quả tai ương!
Anh nói rất đúng ạ!
Khắc phục nhanh chóng để gia đình người bị nạn bớt đau đớn, sớm vượt qua mất mát to lớn, trở lại cuộc sống vốn khó khăn vất vả.
Khắc phục nhanh chóng để các cơ quan hữu quan nhìn nhận lại thực chất vấn đề, tự soi lại mình để đảm bảo cho hiệu quả về nhiều mặt và trên hết là tính mạng con người khi xây dựng và con người sử dụng sau khi hoàn thành.
Ở Mỹ cũng còn sập cầu mà anh! (Thể nào cũng lại bị mắng!).

lúc 01:39 27 tháng 9, 2007  
Anonymous tuanvetinh nói...

Em cũng có cảm nhận như anh. Dường như những thông tin trên các báo in sáng nay đã có những điều chỉnh khác thường so với diễn biến tường thuật trực tiếp trên báo online và một số thông tin trực tiếp từ bạn bè ở Cần Thơ???

lúc 02:21 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Hai Au nói...

Ngày hôm qua đi công tác ở VTàu từ 5 giờ sáng. 8 giờ tối online mới biết tin vụ cầu CT. Điện thoại liên lạc với người quen ở Cần Thơ để hỏi thăm. Một kỹ sư quèn có tham gia công trình (ở khâu khác với nơi xảy ra sự cố) rất tấm tức: Nhật nó kiểm tra kỹ lắm, tụi em cũng rất nghiêm túc. Vậy mà không hiểu sao??? Thấy buồn và tội nghiệp cho cả người bị nạn lẫn những người tham gia khâu quản lý thi công. Có lẽ là sự đồng cảm của dân kỹ-thuật-có-trách-nhiệm (dù ngành của mình khác xa ngành xây dựng).
Vì vậy, cũng muốn bênh vực cho người làm kỹ thuật.
Thế nhưng sáng nay biết thêm một số thông tin "đằng sau tai nạn" tự nhiên thấy lòng dạ rối bời.
Thì ra chúng ta đều là những con rối, kể cả những nạn nhân, những chuyên viên kỹ thuật (có lương tâm), và có lẽ cả... báo chí nữa. Bần thần quá!

lúc 02:35 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Sơn Lê nói...

Xay dung lai gay sicandan roi,hehehe

lúc 02:36 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

Một nửa cái bánh mì thì cũng vừa bụng em rùi nhưng 1 nửa sự thật thì...đâu còn là sự thật nữa anh Tú hé! Buồn!

lúc 02:54 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Boong Boong nói...

Báo chí hôm nay đưa tin: Nguyên nhân sập cầu là do đất lún, do mấy hôm trước trời mưa nhiều....
Tin nổi không?
"Công trình quốc gia" mà chỉ cần đất lún và mưa là đổ sập ngay.
Tin được không?
Số người chết do thảm hoạ này đã lên tới hơn 50 người (theo những người trực tiếp có mặt tại hiện trường cho biết).
Thế mà báo chí sáng nay đưa tin (từ kết quả họp báo chiều qua của Bộ Giao thông - Vật tải) số người chết là 37.
Tin được không?

lúc 03:24 27 tháng 9, 2007  
Anonymous HTGiap nói...

- Đúng là bây giờ phải chung tay góp phần khắc phục hậu quả tai ương.
- Bên nhà bác Cường nhà báo tự do có nêu 3 nguyên nhân gây sập cầu rất có lý, bác ạ.

lúc 03:34 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Boong Boong nói...

Trong lúc mọi người đang tất bật chuyện cứu hộ, các bác quan chức nhà mình vẫn đang ngồi uống trà trong phòng họp, để nghĩ xem nên đánh giá thảm hoạ này như thế nào.
Báo TT sáng nay đưa tin:
- Sau khi tổ chức họp báo, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi canô về Bệnh viện Quân y 121 tại Cần Thơ để thăm các nạn nhân đang nằm cấp cứu ở đây.
- Phó thủ tướng đi từng giường thăm các nạn nhân, chia sẻ với người bị nạn. Ngay sau đó, Phó thủ tướng đã hiến máu. Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Tấn Quyên cùng nhiều lãnh đạo khác trong đoàn cũng đã hiến máu.
=> Thông tin này không biết có quan trọng không?
=> Báo còn đưa tin thế này mới "quan trọng" nữa nè:
"Các công việc cứu hộ, cứu nạn đang được xúc tiến khẩn trương. Nửa đêm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đột ngột quay trở lại hiện trường kiểm tra tình hình cứu hộ cứu nạn".

lúc 04:43 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Boong Boong nói...

Cái từ "Đột ngột" nghe mới... thảng thốt làm sao!

lúc 04:43 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Misa nói...

Em nghe anh ĐỨC Hiển viết trên blog là "có ai đó đia Singapore..." ai đó ở đây là ai hả anh Tú?

lúc 05:06 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Kim Thanh nói...

Tất cả giờ đây chỉ cần nguyên nhân và sự thật, nhưng "sự thật" thì đang được sắp xếp cho cẩn thận.
Và đúng như Hải Âu nói: Bần thần!
Là nhà báo, anh sẽ làm gì để bảo vệ sự thật?

lúc 23:10 27 tháng 9, 2007  
Anonymous ĐÍCH TÔN nói...

Khi đọc bài này của chú và 1 số blog khác con mới thấy chuyện này. HÌnh như có một sự điều chỉnh nào đấy cho bớt tang thương phải không chú? Con ở ngoài nước nên kg có báo giấy để đọc. Nhưng báo mạng hôm con đọc bữa sập cầu (một cô bạn điện thoại báo) có nhiều cái khác so với hôm nay. Số người chết lúc đó con dọc là 52 (chiều ngày 26/9) trên TTO giờ đọc thì chỉ có 47 (mà mới tìm thấy trong 2 ngày nay cũng mấy người nữa).

lúc 23:36 27 tháng 9, 2007  
Anonymous Hằng Đỗ nói...

Anh xã tớ là phóng viên chuyên viết về giao thông phân tích thế này: Cái Cty làm 2 cái nhịp cầu đó là Cty vốn của Trung quốc, Liên doanh với Trung quốc. Dàn giáo yêu thì đã đành, nhưng quan trọng nhất là trụ cầu khoan không đủ độ bám vào tầng đất chắc. Chẳng hạn: khoan đóng trụ 10 m: hết tiền cho phép, thế alf dừng, mà với tầm đó thì vẫn là tầng đất mềm.
Vì vậy, trước đó, có công nhân nói có vết nứu và cảm thấy cầu rung, do nguyên nhân khoan đổ tru cầu chưa đủ an tòan. Giống như cắm cái cọc trên cát ý!

lúc 01:30 28 tháng 9, 2007  
Anonymous milk xinh nói...

mà rồi đâu lại vào đấy thôi mà. Người chết thì toàn dân đen, thấp cổ bé họng. 1 nhà thầu thì đã cuốn gói chạy mất dép, chưa biết truy ở đâu.
Nghĩ mà tức như bò đá, sao lúc bình thường các bác tai to mặt lớn ko xuống thị sát xem mấy cái công ty của nợ nó làm ăn ra sao, cầu xây như thế nào, đến lúc sập rồi mới đi thăm hỏi.
Nghĩ cũng tủi cho báo chí
Mà rồi còn màn xô đẩy trách nhiệm giữa các bác tai to nữa cơ, lần nào chả thế.

lúc 18:36 28 tháng 9, 2007  
Anonymous milk xinh nói...

ôi, bao giờ thì báo chí mới= sự thật đây. em mới chân ướt chân ráo nhào vô nhưng cũng đã biết kha khá vụ uốn nắn kiểu này rồi. báo chí ta là báo chí cờ-mờ mà anh, rõ khổ cho cánh PV, lại bị chửi,

lúc 20:05 28 tháng 9, 2007  
Anonymous Sky nói...

Thực ra vấn đề sự thật với báo chí ở VN ko mấy được tôn trọng, sự thật được biên tập là chuyện đương nhiên. Cứ xem, cơ quan cao nhất lãnh đạo báo chí là ai? Tức là phát ngôn 1 chiều và được chỉnh sửa là tất nhiên.
Mỗi khi có thảm hạo, cái tôi ghét nhất là cảnh các "bác tai to mặt bự, bụng phệ đít teo" lê lết đến đóng kịch và quay phim. Giả sử chúng ta là bệnh nhân, có thích hay ko cứ có người vào giả vờ chăm sóc hỏi thăm, trong khi cái cần nhất là yên tĩnh và được chữa trị tốt nhất?
Trưa nay đi quyên góp xong, thấy nhẹ cả bụng, nhưng cảm giác uất ức cứ anh ách. Chả lẽ tiền của của chúng ta cứ để sông đổ bể mãi mãi thế này sao?
Sao quyền con người lại nhỏ bé đến thế?

lúc 22:30 28 tháng 9, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

All: Cám ơn tất cả các bạn đã chia sẻ. Sự kiện không ai muốn xảy ra vào sáng 26/9 là một dịp ra quân rầm rộ trong nước mắt của giới báo chí chuyên nghiệp và báo chí không chuyên. Công dân làm báo và Nhà báo công dân đã cùng với các đơn vị truyền thông khác đã nỗ lực hết mình. Nhưng bên lề, đằng sau câu chuyện truyền thông về thảm họa này còn nhiều điều mà chúng ta phải ghi nhận để hiểu thêm 1 thực tế.

lúc 00:57 30 tháng 9, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ