Thứ Năm, 6 tháng 9, 2007

ABOUT KOREAN DRAMA “JUMONG - PRINCE OF THE LEGEND”




XỨ HÀN CÓ TƯỚNG JU – MÔNG…

Lâu nay, buổi tối, tôi thường coi “Truyền thuyết Ju - Mông” trên VTV1. Đây không phải là bộ phim hay nhưng do tò mò nghề nghiệp, tôi theo dõi cách xử lý của người viết kịch bản và đạo diễn. Gọi đây là bộ phim thì có vẻ không đúng (vì từ “phim” lâu nay được hiểu như một tác phẩm điện ảnh). “Truyền thuyết Ju Mông” thực chất là một dạng kịch truyền hình.

Có thể các bạn không quan sát nhưng nếu để ý, đố bạn tìm được một đại cảnh trong bộ phim này kể cả khi đạo diễn muốn diễn đạt một trận đánh. Toàn, cận và cận toàn. Thỉnh thoảng có một vài cảnh rộng chèn vài giây. Ngay cả tập tối qua, có cảnh thi võ, đạo diễn cũng xử lý rất đơn giản. Thế nào tối nay cũng tới cái cảnh 2 thằng con (2 vợ khác nhau) của Ju – Mông sẽ gặp nhau hoành tráng thôi. Tôi đoán trước: các bạn sẽ thấy đạo diễn sẽ xử lý cảnh cận những pha đánh nhau, cận “cử tọa” chứng kiến trận đấu chung kết. nhưng sẽ chỉ vài giây cảnh rộng, tương đối rộng thôi, làm rất sơ sài. Hàng trăm tập phim truyền hình đó cũng xoay đi xoay lại cảnh họp quần thần trong một gian nhà chật, một phòng chật chội, một cái bàn nhỏ nhỏ, chủ tọa ngồi giữa.

Toàn bộ phim nhiều tập Ju-Mông chắc chắn chỉ quay trong một trường quay hẹp (nhiều lắm là bằng cái sân vận động) và họ làm cuốn chiếu rất nhanh, thậm chí nhanh hơn tốc độ phát sóng, nghĩa là mỗi ngày, với cách làm ấy có thể sản xuất 5 tập trở lên.

Vấn đề tôi muốn bàn từ entry này không phải là phân tích phim hay hay dở. Mà là chuyện công nghệ làm phim truyền hình.

Lâu nay, khán giả Việt Nam đã được nghe nói tới công nghệ sitcom. Đây là công nghệ phổ biến trong việc làm phim truyền hình trên thế giới. Sitcom viết tắt của "situation comedy") nửa giống điện ảnh, nửa giống sân khấu. Thu phối hợp đồng bộ nhiều máy, ghi tiếng đồng bộ. Ưu điểm của nó: sản xuất rất nhanh vì quá trình hậu kỳ đơn giản hơn, thích hợp với nhu cầu truyền hình.

Thoát khỏi "cái bóng" điện ảnh

Lâu nay, phim truyền hình Việt Nam vẫn được sản xuất với công nghệ điện ảnh kiểu cũ. Quá trình hội nhập của phim truyền hình Việt Nam (qua sự hợp tác với các hãng phim truyền hình nước ngoài, qua những bộ phim do các đạo diễn nước ngoài, đạo diễn Việt kiều, hay các đạo diễn trẻ Việt Nam được đào tạo từ nước ngoài về) đã làm thay đổi từng phần diện mạo của ngành công nghiệp này.

Đó là sự thay đổi phù hợp với sự phát triển chung của truyền hình thế giới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất phim truyền hình. Trước đây, phim truyền hình thường sản xuất bằng một camera, cực kỳ vất vả về hậu kỳ, tiến độ chậm. Thế mạnh của cách làm này là hình ảnh được chắt chiu, phong phú và sinh động, có thể lựa chọn bối cảnh phù hợp hơn.

Chỉ cần vài ngày có thể sản xuất một tập phim hoàn chỉnh. Khán giả truyền hình sẽ không khó chịu bởi các giọng lồng tiếng giả giả như kiểu làm cũ. Và vì thế, sitcom đòi hỏi diễn viên phải diễn tốt và đài từ tốt. Mỗi trường đoạn diễn, ê kíp làm phim phải chuẩn bị rất kỹ càng và bối cảnh phim thực hiện phần lớn trong trường quay.

Hàng trăm tập phim có thể sản xuất khép kín trong một phim trường. Hầu như không có đại cảnh. Nhưng công nghệ mới này đòi hỏi có kịch bản phù hợp. Đó thường là những chuyện phim xoay quanh mối quan hệ, cách ứng xử và đối thoại của các nhân vật về các vấn đề gần gũi với cuộc sống thường nhật. Nhu cầu kịch bản cho các phim truyền hình hiện nay rất lớn nhưng những nhà sản xuất đành phải “nhập ngoại” vì chưa có người viết phù hợp.

Công nghệ sitcom cũng đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất và ê-kíp làm phim đổi mới. Trường quay ở Việt Nam hiện chưa có nơi nào có đủ điều kiện thực sự cho những bộ phim sitcom dài tập (trên 100 tập) làm việc với tần suất cao, cường độ lớn.

Hiện nay, những phim trường lớn đang được xây dựng ở phía Nam. Trong số này, có cả phim trường do đài truyền hình xây dựng (HTV) có cả những phim trường do các công ty truyền thông hợp tác với nước ngoài để xây dựng. Rồi đây những bộ phim truyền hình nhiều tập sẽ bớt cái chuyện cứ vẽ ra những chuyến đi Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu… để tìm bối cảnh, hoặc mượn khách sạn, nhà dân, bệnh viện để quay rất cồng kềnh và tốn kém.

Yếu tố con người

Để làm phim Ju-Mông nhanh, Hàn Quốc phải có đội ngũ viết kịch bản và ê kíp sản xuất thiện chiến làm như một quy trình công nghiệp. Hãy nhìn cách hóa trang nhân vật Ju-Mông từ thời còn trẻ đến khi thành hoàng đế sẽ rõ. Quá trình này coi phim thì lâu (3 – 4 tháng) nhưng khi sản xuất, họ làm trong vòng một tháng với bài toán vận trù học rất nhanh.

Image

Thách thức lớn nhất trong quá trình ứng dụng công nghệ mới vào việc sản xuất phim truyền hình ở Việt Nam hiện nay là việc tổ chức những ê- kip làm phim chuyên nghiệp trong tất cả các khâu làm phim.

Diễn viên phim truyền hình ở Việt Nam được “gom” từ các nguồn sân khấu, điện ảnh, thậm chí diễn viên múa, ca sĩ, và những người không chuyên. Sự thiếu chuyên nghiệp của dàn diễn viên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phim truyền hình.

Nhưng làm phim đâu chỉ có diễn viên: Quay phim, hoạ sĩ, đồ họa vi tính, đạo cụ, hoá trang, phục trang, đạo diễn… cũng cần có nghề để đáp ứng được công nghệ mới.

Các hãng phim Nhà nước thì còn tổ chức đào tạo, hoặc đưa êkíp làm phim đi học, nhưng các hãng phim tư nhân thì khó có thể đầu tư cho con người theo hướng này.

Và đã xảy ra cuộc chạy đua giành người giữa các hãng phim tư nhân. Quá trình “chảy máu chất xám” này đã được cảnh báo.

Lại nói về xã hội hóa

Một nhà quay phim có tiếng được mời quay phim cho bộ phim truyền hình nhiều tập của một hãng phim tư nhân đã thốt lên chua chát: “Tôi đi ghi hình thuê chứ không phải đi quay phim, đi làm nghệ thuật. Thậm chí có khi còn tệ hơn quay đám cưới!”

Một giám đốc hãng phim truyền hình tư nhân đã nói thẳng thừng: “Hãy coi phim truyền hình chúng tôi làm là SẢN PHẨM chứ không phải TÁC PHẨM. Đừng đòi hỏi nhiều quá, đừng đem những tiêu chuẩn kinh viện của điện ảnh ra để nói chuyện về phim truyền hình!”

Đã có quá nhiều những bài báo lên tiếng về chất lượng phim Việt do các hãng tư nhân sản xuất vài năm qua, xin không nhắc lại. Tuy nhiên, chất lượng phim không phải là lý do để chúng ta phản đối xã hội hóa việc sản xuất phim truyện truyền hình.

Bởi xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình nói chung, phim truyện truyền hình nói riêng là hướng đi đúng và đã mang đến nhiều thay đổi lớn trong ngành công nghiệp này.

Sau một thời gian dài phim truyền hình Trung Quốc, Hàn Quốc tràn ngập màn ảnh nhỏ từ Nam chí Bắc, chủ trương dành tỷ lệ nhất định thời gian phát sóng cho phim Việt Nam đã tạo nên nhu cầu lớn về phim truyện truyền hình. Sự ra đời của nhiều hãng phim tư nhân phản ánh rõ nét nhu cầu đó. Và đóng góp đáng quý của quá trình xã hội hóa này là sự phát triển về công nghệ làm phim truyền hình nói chung và công nghệ làm phim sitcom nói riêng.

Rõ ràng là quá trình xã hội hóa sản xuất phim truyện truyền hình còn ngôn ngang bao điều. Chúng ta đang quá thiếu những bộ phim truyền hình Việt Nam trong khi khán giả đã được nâng tầm thưởng thức bằng công nghệ phim truyền hình nước ngoài thời gian qua nên đòi hỏi ngày càng cao hơn.

Cùng với nhu cầu sản xuất là yêu cầu về chất lượng phim. Đồng thời, đầu ra cho sản phẩm phim truyền hình cần có chính sách bảo hộ để nhà sản xuất an tâm và toàn tâm cho việc sáng tạo.

Nhãn:

10 Nhận xét:

Anonymous TKO nói...

"Đừng đòi hỏi nhiều quá, đừng đem những tiêu chuẩn kinh viện của điện ảnh ra để nói chuyện về phim truyền hình!”
U 45 ma quan sat tinh tuong (dau huyen) qua! Rat sau sat va tam voc!

lúc 18:00 6 tháng 9, 2007  
Anonymous hoarr nói...

Đấy là phim mì ăn liền kiểu Hàn Quốc. Họ trình độ hơn ta nên mì ăn liền của họ cũng "ngon" hơn ta. Không ai thuê DNRTV làm phim, chứ phim kiểu sitcom này họ làm cũng hay lắm đấy, cỡ ngoại hạng

lúc 20:52 6 tháng 9, 2007  
Anonymous Hai Miền Đông nói...

Tiếc là phim này Hai tui không theo dõi nên không biết hay dở thế nào mà đàm luận cả. Nhưng thực sự thì chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều cái món ăn tinh thần bổ dưỡng này!
Bật Tivi lên là thấy phim Trung Quốc, Hàn Quốc tràn ngập các kênh thì kể cũng buồn cho nền phim ảnh nước nhà lắm vậy!
Sử nước ta hào hùng nào kém gì Trung Quốc, thậm chí còn vượt trội cả Đại Hàn thế mà ta không làm được những gì họ đã làm. Ta cần nhìn nhận lại vấn đề này một cách thấu đáo để đám con cháu ta sau này còn có cái để mà tự hào phỏng không tốt lắm hay sao!?
Cố lên Bác Tú ạ!

lúc 23:31 6 tháng 9, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ TKO: Chẳng lẽ U45 không được phép/không thể tinh tường? Hìhì
@ NAMKINH: Chẳng hiểu ý bạn.
@ Hoarr: Bác cứ đùa dai...
@ Hai MĐ: Chắc hôm nào mình phải làm phim blog quá bác Hai ơi!

lúc 01:25 7 tháng 9, 2007  
Anonymous Boong Boong nói...

Xứ Hàn có tướng Ju-mông
Xứ ta chỉ có chổng mông lên trời
Ju-mông mấy chục tập rồi
Chổng mông cũng mỏi, ta ngồi ta xem!

lúc 03:25 7 tháng 9, 2007  
Anonymous milk xinh nói...

cái mụ boong này đúng là chỉ đc có cái nói nát.
Hĩ hĩ, em vẫn thik xem ju mông!nhưng mà ko coá tivi nên đành xem bằng niềm tin.^^

lúc 04:51 7 tháng 9, 2007  
Anonymous [deleted] nói...

vâng, đúng là chúng ta còn thiếu nhiều quá, nhưng cái nào nên giải quyết trước, cái nào sau, cái nào làm đòn bẫy thực sự..??

lúc 05:30 7 tháng 9, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Boong:
Nói về cái chuyện chổng mông
Chị em cố nhớ đề phòng trời giông
Một khi ta đã đặt vòng...
Hìhì... cái này Boong chưa biết đâu!

lúc 00:26 8 tháng 9, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ milk xinh: chắc là anh phải đi học 1 khóa sản xuất phim truyền hình không cần xem bằng TV mà xem bằng niềm tin!

lúc 00:28 8 tháng 9, 2007  
Anonymous Mai Ngố nói...

Cả nhà em đều th1ich xem phim này. Em thì em thấy điểm hay nhất của phim này chính là ban đầu dở dở, sau đó bớt dở hơn chút đỉnh, sau đó là hay hay và từ từ thành rất hay. Còn nhớ mấy tráng trước coi phim, ngồi chê đủ kiểu, sang đến mấy tập sau thấy những chỗ mình chê họ sửa ngay. Đó là chỗ hay nhất của phim này.
Có lần em cãi nhau với anh xã vì nhà chỉ có một cái ti vi, anh xã thì đòi xem JU MÔng còn em thì thích xem một bộ phim cũng đánh nhau te tua của TQ trên DNRTV. Thế mà bây giờ cũng dán mắt vào ti vi cùng với anh xã. Lại còn lên mạng vào google gõ thông tin về Jumong nữa.
PHim cổ trang của Hàn "ngon" thật!

lúc 02:17 10 tháng 9, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ