Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

BÂNG QUƠ

Học phổ thông, giờ còn nhớ được phương trình đường thẳng có dạng tổng quát:
A x + By + C = 0 (A2 + B2 > 0)

Còn các dạng phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm A và B, đi qua điểm M có hệ số góc cho trước v.v… không tài nào nhớ nổi.

Phương trình có thể quên nhưng chắc chắn nhiều người không quên điều này:

Đường thẳng là con đường ngắn nhất!

Thầy Thy dạy vật lý năm 12 còn nói vui vui khi vẽ một mạch điện: Điện nó khôn lắm các em ạ. Nó cứ lựa con đường ngắn nhất nó đi thôi.

Đường ngắn nhất tính từ chỗ mình xuất phát tới đích là đường thẳng. Thật đơn giản. Nhưng "điện" dẫu khôn mấy nếu cho cái dây dẫn lòng vòng thì nó lấy đâu ra đường thẳng mà đi cho nhanh, cho đạt tới cái yêu cầu ngắn nhất.

Tôi cũng vậy, đã bao lần quyết tâm đi vào sự thật bằng đường thẳng, chẳng bao giờ tới được nó chứ nói gì tới chuyện biết ngắn hay dài!

Bạn tôi bảo, muốn đến với sự thật, không có đường thẳng đâu, đi vòng đi!

Chà chà!

Nhãn:

11 Nhận xét:

Anonymous Bút lông nói...

Nhưng có đường nhanh nhất đấy bác Tú ạ, thằng Nguyễn Lâm Thái nó khai đấy!
Đó là có Bác dẫn đường, chỉ lối...

lúc 22:25 10 tháng 4, 2008  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

vì trái dất hình tròn nên hầu hết các con đường đều cong cong,
từ VN sang Mỹ muốn đi đường ngắn nhất thì phải đào đường ngầm,
nên đi đường ngầm sẽ là ngắn nhất! hihi

lúc 22:33 10 tháng 4, 2008  
Anonymous Sách bố's blog nói...

Anh Tú à, có lẽ phải đính chính lại một chút. Có bài toán như thế này:
Có người ở bên này sông, muốn đi qua nhà hàng xóm ở bên kia sông, khi đi phải đi bộ một đoạn và bơi một đoạn. Vận tốc đi bộ là 11km/h, vận tốc bơi là 5km/h, ... đại khái là nhiều thông số. Thì con đường nhanh nhất là chạy dọc bờ sông một đoạn rồi bơi một đoạn, nghĩa là đường GẤP KHÚC chứ không phải bơi một mạch từ đầu bên này qua đầu bên kia. :).

lúc 22:41 10 tháng 4, 2008  
Anonymous Ng. Duy Nhân nói...

Thời thế này THẲNG & THẬT là 2 điều mà hầu như "HỌ" ghét lắm anh nhỉ

lúc 23:31 10 tháng 4, 2008  
Anonymous Sputnik nói...

Đường ngắn nhất bây giờ phải là đường chim bay, đường chim bay thì ko nhìn hai năm rõ mười, chí có leo lên máy bay rồi đến thôi (Trừ phi anh có cánh, tức là thuộc dạng siêu nhân).Nhưng vé máy bay thì thường là đắt(đâu phải ai cũng kiếm được hàng ko giá rẻ).
Muốn ngồi máy bay đến sự thật, phải trả giá đắt. Vì chúng ta đều ko phải siêu nhân.
Thôi cứ đi đường vòng.
Cũng như điện, nó chỉ đi vòng khi người ta cố ý bắt nó qua dây vòng. Nhưng nó mà đi thẳng trong khi cái dây đang lòng vòng thì thể nào ta cũng bị giật.

lúc 20:15 11 tháng 4, 2008  
Anonymous mấN nói...

tại sao hồi trước chú học thì bây giờ cũng còn nhớ.Trong khi cái bọn trẻ như cháu bây giờ học trước quên sau.Do thầy cô hay do bọn cháu ấy nhỉ?
Đường thẳng là đường ngắn nhất thật nhưng đôi khi không thể cứ mãi đi đường thẳng hoài phải ko chú?

lúc 23:06 11 tháng 4, 2008  
Anonymous NgocLan nói...

Thẳng cũng được, vòng cũng được, nhưng quan trọng là đích đến có thiệt là thật không?

lúc 02:15 12 tháng 4, 2008  
Anonymous HÀ THẠCH HÃN nói...

Nếu tìm ra sự thật mà có đi đường vòng cũng nên chứ anh.

lúc 02:35 12 tháng 4, 2008  
Anonymous La witch nói...

Đi đường vòng mới dzui. Cô bé wàng khăn đỏ nhờ đi dzòng dzòng mới gặp được chó soái đó.

lúc 02:57 12 tháng 4, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Bút Lông: Con đường ngắn và nhanh của Mít tờ Lâm Thái mình không đủ gan để bắt chước!
@ Huy: Hay, đường ngầm. Thế mà anh chẳng nghĩ ra!
@ Sách: Chuyện ngắn và nhanh có khi không tỷ lệ thuận nhau.
@ Nhân: Thời nào cũng vậy em ơi!
@ Sputnik: Còm men của em thật thú vị!
@ Hà Thạch Hãn: Rất đồng ý với HTH. Nếu tìm ra sự thật mà có đi đường vòng cũng nên
@ Nấm: Học không cần nhớ đâu con ơi. Cái còn lại là phương pháp tư duy chứ kg phải nhớ chi tiết.
@ La: Hehe… Đi vòng mới vui hén!
@ MMM: Sự thật không khó kiếm. Có điều mình đi thẳng vào nó khó quá!
@ Lan: Đồng ý với Lan!

lúc 20:29 12 tháng 4, 2008  
Anonymous Mưa một mình nói...

Theo em, đi đường nào không quan trọng, miễn cứ đi đến đích là được, anh nhỉ!
Có điều sự thật hơi khó kiếm, có khi đi cả đời mà cũng chẳng gặp :(

lúc 02:48 13 tháng 4, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ