Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

ĐẶC TRƯNG




(thư giãn một chút)

Trong một bài giảng báo chí, để nhấn mạnh đặc trưng của các loại hình báo in, báo nói, báo hình cho học viên, thầy giáo đặt ra câu hỏi thảo luận như sau:

Cái gì mà phát thanh bó tay còn báo in làm được. Và ngược lại, cái gì mà phát thanh làm được còn báo in bó tay?

Dước đây là một số ý kiến thảo luận

a/ Phần về PHÁT THANH:

- Người mù có thể tiếp thu thông tin từ phát thanh nhưng không thể đọc báo được ạ!

+ Chính xác!

- Phát thanh có thể tường thuật đồng thời sự kiện còn báo in thì phải chờ in nữa ạ!

+ Chính xác!

- Không biết chữ có thể nghe phát thanh chứ gặp báo in thì bó tay ạ!

+ Chính xác!

- Có thể nghe phát thanh trong khi đã tắt đèn và vừa nằm vừa làm chuyện khác nhưng không thể vừa đọc báo vừa làm “chuyện ấy” được!

+ Cái này không có trong giáo trình của tôi à nghen!

a/ Phần về BÁO IN:

+ Báo in có thể đọc đi đọc lại, đọc dưới lên, đọc trên xuống, lúc nào đọc cũng được... còn phát thanh thì cho nghe cái gì, nghe cái đó ạ!

- Chính xác!

+ Không có điện, không có pin có thể đọc báo được chứ không thể mở phát thanh được ạ!

- Chính xác!

+ Thưa thầy báo in có thể gói xôi hay lau chùi còn phát thanh thì bó tay vụ này!

+ Cái này không có trong giáo trình của tôi à nghen!

Nếu bạn là học viên trong lớp đó, bạn có còn ý kiến nào thêm?


Nhãn:

13 Nhận xét:

Anonymous Bố cu Hưng nói...

hehe!

lúc 23:08 26 tháng 12, 2007  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Mượn ông xã và bác Thiện bổ sung vào bài giảng nhé! Cười quá bác Thiện ơi!

lúc 23:41 26 tháng 12, 2007  
Anonymous duythiện nói...

1. báo in đáng tin hơn báo nói: đúng sai gì đã có giấy trắng mực đen rành rành, nên báo in luôn cẩn trọng hơn báo nói; sai là phải đính chính đàng wàng. Báo nói thì ''khẩu chứng vô bằng'', nói thật cũng không lấy làm chứng cứ được, nói sai cũng khỏi cần đính chính.
2. Báo nói phát ói hơn báo in: báo nói thường được bao cấp gần 100%, nên ít phải quan tâm đến chất lượng (để giành giật thính giả). Đã vậy, lại có hệ thống loa của VHTT góp phần tạo thêm ác cảm trầm trọng với người dân, vì áp đặt và tra tấn người nghe.
3. báo in nhiều tiền hơn báo nói: dễ hiểu thôi, quảng cáo trên báo in phải mất nhiều tiền hơn nhiều, PV báo in ''viết hay không viết'' cũng có tiền hơn.
4. báo nói không giỏi bằng báo in: PV báo nói, trong tình cảnh ''không có người mua'' như thế, sẽ chẳng có động lực để học tập và làm việc, dần trở nên trì trệ và lạc hậu.

lúc 01:52 27 tháng 12, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

"Người khiếm thị" thay "người mù" ạ!

lúc 03:34 27 tháng 12, 2007  
Anonymous thanhnie^nnho~thi` nói...

Phát thanh theo gió, mây trôi,
Báo in hít bụi nằm phơi (sạp) lề đường
Phát thanh đi khắp muôn phương,
Báo in nhàu nát (nếu) đoạn trường gặp mưa
Báo in viết mấy cho vừa,
Phát thanh nói mấy vẫn chưa hài lòng...
Hehe.

lúc 20:49 27 tháng 12, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Quốc Ấn: Có một thời (đặc biệt là lúc chống bành trướng Bắc Kinh) người ta khuyến cáo dùng từ thuần Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Hồng Thập Tự - Chữ Thập Đỏ; máy bay lên thẳng - máy bay trực thăng...). Rồi gần đây, người ta sính dùng từ Hán Việt để thể hiện sự trang trọng trong sắc thái biểu cảm thay cho từ thuần Việt. Riêng về chuyện "người mù" và "người khiếm thị", có ý kiến cho rằng dùng "người mù" nói xách mé. Cái đó là do cách cảm nhận, do quan niệm, chưa có ai bắt hoặc chứng minh rằng việc dùng theo phong cách ngôn ngữ này là đúng hay sai. Và thậm chí trong chừng mực nào đó, ở đây có chút tâm lý tự ti, nhược tiểu trong cách hiểu lời ăn tiếng nói của cha ông. Bằng chứng là cho đến nay, Hội Người mù Việt Nam (Vietnam Blind Association) đặt trụ sở ở 139B Nguyễn Thái Học, Hà Nội và nhiều Hội Người mù địa phương vẫn chưa đổi tên gọi.
Phong cách ngôn ngữ còn phải xét trong những tình huống ngôn ngữ cụ thể, chứ không chỉ là thay đổi cách dùng từ (đặc biệt là khi bản chất sự vật, hiện tượng, trạng thái không thay đổi)

lúc 00:06 28 tháng 12, 2007  
Anonymous Trau nói...

Phát thanh.. nhắm mắt vẫn nghe, còn báo in bịt tai vẫn thấy!

lúc 00:12 28 tháng 12, 2007  
Anonymous TKO nói...

Anh Tú à! Ý kiến em nè :
Vừa lái xe vừa nghe FM tốt, chứ vừa lái xe vừa đọc báo thì ..tiêu đời ạ!:D

lúc 00:31 28 tháng 12, 2007  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Phóng viên báo in lúc tác nghiệp"từ chối phong bì"nhanh tay"chộp ảnh"về làm bằng chứng được tuyên dương.
Phóng viên phát thanh khó ghi âm được "chứng cứ"vì người ta nói khéo chứ dại gì "nói toạc"ra.

lúc 00:42 28 tháng 12, 2007  
Anonymous Thiên Nhai nói...

Ôi =)) cháu chết cười, bác Tú :))

lúc 02:09 28 tháng 12, 2007  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

1. người ta thường mở tivi và rađio lên rồi để đó cho vui nhà vui cửa! [không thèm nghe]
2. Người ta cắt hình từ báo dán cho đẹp nhà đẹp cửa [hông thèm đọc]

lúc 02:47 28 tháng 12, 2007  
Anonymous tuanvetinh nói...

Báo in lỡ có sai thì phải đính chính, còn phát thanh thì có thể im luôn. Hihihi

lúc 19:28 28 tháng 12, 2007  
Anonymous taivnguyen2000 nói...

1. báo in có sau phát thanh,, nhưng phát thanh có thể ghi lại,, con báoin không thể đọc để phát thanh (cái này nếu có không biết có thể gọ là "củ cải" để phân biệt với là cải)
2. báo in tốn mực, tốn giấy, phát thanh tốn điện.
3.nhiều người (có thể triệu người) nghe phát thanh cùng lúc.. bái in không thể đọc cùng lúc nhiều người (í em nói là cùng trên một tờ báo).
4. phát thanh,, phát đâu trúng thanh đó, báo in phát hành nhiều khi không giống nhau (về màu mực).
5. (để suy nghĩ tiếp)

lúc 23:51 29 tháng 12, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ