Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007

THƯ NGỎ GỬI BÁC HỨA




Chiều nay, VietnamNet đăng bài "Tương lai của phát thanh là đa phương tiện" trong mục Tuần Việt Nam. Nội dung bài viết được giới thiệu từ lời dẫn là câu chuyện của ông Đào Duy Hứa - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) để độc giả có được góc nhìn toàn diện và chân thực hơn về diện mạo phát thanh hiện nay”.

Càng đọc, càng bất ngờ. Chợt thấy “ngứa” chuyện nghề nên viết vài dòng này “tra tấn” bạn bè mình vậy. Những phần in nghiêng trong ngoặc kép của bài này là lời của ông Đào Duy Hứa được trích từ bài nói trên

THƯ NGỎ GỬI BÁC HỨA

1/ Trước hết, tôi đồng ý với quan điểm của ông Đào Duy Hứa rằng “phát thanh hiện vẫn là kênh thông tin tuyệt vời”“ở những nước văn minh, phát thanh được khai thác rất hiệu quả”. Tuy nhiên, theo tôi, do Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, nếp sống “quá bận rộn khiến họ không có thời gian xem truyền hình” chưa thực sự diễn ra như phương Tây, mà truyền hình thì ngày càng mở rộng vùng phủ sóng, diện phủ sóng, kênh sóng và chuyển đổi nội dung hấp dẫn, nên thực tế, phát thanh có bị lấn lướt. Ông Hứa “tin rằng” lượng thính giả (phát thanh Việt Nam) cũng đông đảo “chẳng kém lượng khán giả truyền hình”. Nhưng đấy chỉ là niềm tin vì điều ông chứng minh không thuyết phục và khoa học. Không thể nhận diện thính giả phát thanh Việt Nam (ít nhất trên các chỉ số xã hội học) thông qua chuyện người dân nghe phát thanh trên xe buýt hay chuyện bà con dân tộc thiểu số tập trung nghe đài. Khi ông Hứa cho rằng: “Trung bình mỗi ngày, VOV nhận được 500 thư của thính giả gửi về, chưa kể những phản hồi qua email hoặc qua đường điện thoại. Có thể nói đây là con số kỷ lục đối với đài phát thanh quốc gia từ trước đến nay” thì tôi thật sự không biết bình luận gì thêm. Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có 6 hệ chương trình gồm 4 hệ chương trình đối nội, 2 hệ chương trình đối ngoại với tổng thời lượng 151 giờ phát sóng mỗi ngày. Trong đó, có quá nhiều chương trình đón nhận thư thính giả, từ giải đáp thắc mắc nông nghiệp, y học, pháp luật, kiện thưa… đến yêu cầu ca nhạc, các chương trình thiếu nhi hằng ngày mà 500 lá thư so với dân số 80 triệu liệu có thành kỷ lục? Xin cung cấp thêm cho ông một vài con số: nhiều blog của các bạn trẻ ở Việt Nam hàng ngày trung bình có 10000 lượt truy cập, một trận bóng đá được tường thuật trên truyền hình VTV đã có trên 30000 tin nhắn tham gia dự đoán, một games show về đấu giá của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội cũng có con số tương tác qua tin nhắn tương tự.

2/ Lại nói thêm chuyện công nghệ: Bàn trộn (mixer) nhiều đường (32 đường) không là công nghệ gì to tát. Trong thực tế những studio của tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đã có từ rất lâu. Và bàn trộn này chỉ được khai thác mạnh trong việc sản xuất các chương trình phát thanh cần chất lượng âm thanh cao như ca nhạc (với nhiều đường tín hiệu cho nhiều giọng, nhiều nhạc cụ) chứ trong làm thông tấn (như thời sự, chuyên đề) và việc phát sóng mono (kênh AM) thì số lượng đường tiếng cho bàn trộn nhiều không có ý nghĩa lớn. Bản thân một chiếc máy vi tính với phần mềm hiện đại có thể trở thành một bàn trộn tuyệt vời với hàng trăm đường tiếng và nếu biết khai thác tốt. Đó là công cụ đa năng hơn bàn trộn 32 đường ông nhắc đến như một thành tựu kỹ thuật lớn của VOV.

3/ Công nghệ sản xuất phát thanh hiện nay VOV đang áp dụng không phải “hoàn toàn trực tiếp” như ông Hứa nói. Ở đây có thể chưa có sự thống nhất về khái niệm “trực tiếp” (live). Nếu hiểu phát thanh trực tiếp là cách làm phát thanh theo hướng mở, tương tác cao, sống động, thính giả cùng tham gia chương trình như một đồng chủ thể thì VOV áp dụng chưa nhiều, chưa tốt. Hoặc nếu hiểu phát thanh trực tiếp theo góc độ thuần túy công nghệ thì điều ông Hứa nói cũng không đúng. Một chương trình ca nhạc theo yêu cầu trực tiếp thì chỉ có phần giới thiệu, nối kết ý kiến thính giả là “trực tiếp”, còn các bài hát đã được thu trước trong đĩa, trong băng chứ làm gì có “hoàn toàn trực tiếp”

4/ Về phát sóng, đúng là VOV đang được nhà nước đầu tư lớn để trở thành “mạnh nhất khu vực". Nhưng vấn đề lớn của phát thanh hiện nay không chỉ là chuyện quy mô phát sóng, khi hạ tầng viễn thông và internet đang hỗ trợ khá mạnh phát thanh, mà là vấn đề HIỆU QUẢ.Cần thấy rằng, số hóa sản xuất chương trình phát thanh ở Việt Nam đã được làm rồi, hơn 10 năm rồi. Nhiều đài địa phương đã sản xuất và truyền dẫn tín hiệu đến máy phát các chương trình phát thanh bằng công nghệ phi tuyến tính từ những năm cuối của thập niên 90 (thế kỷ trước). Thậm chí, một số đài địa phương còn đi trước VOV trong ứng dụng này.

Việc phát “sóng” số ở Việt Nam đã diễn ra bằng con đường… internet và ăn theo truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh. Nhiều trang web ở Việt Nam đã streamming các kênh chính của Đài, có điều, tín hiệu được đưa vào web được thu lại qua sóng analog nên chất lượng chưa cao. Một số trang web báo chí ở Việt Nam điển hình như Radio online của báo Tuổi Trẻ đã phát “sóng” số.Việc một số kênh phát thanh của VOV được đưa chung vào nhóm kênh của truyền hình số vệ tinh VTV (DTH) cũng là một nỗ lực mở rộng cánh sóng, song, chắc chắn nó không hiệu quả. Vì chẳng ai mắc truyền hình số vệ tinh để nghe radio bằng máy thu hình!

Tôi không biết căn cứ vào đâu để ông Hừa cho rằng “không thể nói phát thanh Việt Nam chậm trễ trong đổi mới công nghệ bởi tại thời điểm này, VOV là đơn vị phát thanh đứng đầu khu vực về kỹ thuật số”. Và, ông còn dự báo rằng, “đến năm 2015, chậm nhất là đến năm 2020, về cơ bản, phát thanh truyền hình sẽ không còn phát analog nữa mà chuyển hoàn toàn sang số”. Đọc tới đây, tôi thực sự hoang mang về cách ông hiểu “phát thanh số” trong xu thế tích hợp công nghệ, xu thế truyền thông đa phương tiện như ông nói ở cuối bài. Hoang mang bởi vì ông là Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Đài phát thanh quốc gia.Ông nói rằng phát thanh số chưa triển khai được do nó quá tốn kém. Máy thu phát thanh số có giá từ 200 – 300 USD. Thoạt nghe có vẻ có lý. Nhưng thực tế, hiện nay trên thế giới chẳng ai sản xuất máy thu tín hiệu số phát thanh làm gì, cũng chẳng ai triển khai phát thanh số mặt đất làm gì. Internet không dây (wifi) ngày nay ngập tràn các đô thị ở Việt Nam. Công nghệ wimax cũng sắp được triển khai mạnh ở Việt Nam trong vòng vài năm tới. Lúc bấy giờ, các thiết bị có kết nối internet như cái di động của một học sinh phổ thông cũng thu được phát thanh số. Và không chỉ là phát thanh, còn có cả báo online, truyền hình online đủ các dạng thức. Theo tôi, VOV không cần phải lo hạ tầng viễn thông như cách làm cũ nữa mà chỉ lo đổi mới nội dung cho phù hợp với xu thế công nghệ và nhu cầu của thính giả. Cái đó mới là yêu cầu sống còn.

***

Viết đến đây, tôi chợt nhớ lại cách nay chưa đầy 10 năm, những tờ báo phát hành trên mạng đầu tiên vẫn mang tư duy định kỳ của báo in vào truyền thông trực tuyến. Báo online lúc bấy giờ là phiên bản delay của báo giấy, có ghi số báo, ngày ra báo hẳn hoi. Hiện nay, có vẻ như nhiều người vẫn mang tư duy xây dựng những cột antenna hoành tráng để “phủ sóng số” cho cuộc “đổi mới” phát thanh?

Blog Page


Nhãn:

19 Nhận xét:

Anonymous duythiện nói...

Một cú vuốt mặt ông Phó Tổng! Thật tội nghiêp cho ông.
Nhà báo Phan Tú làm khó cho VNN rồi: gỡ bài ông Phó? cắt gọt? sửa lại? kiểu gì cũng dở!
Ước gì ông đã không trả lời (cho VNN)

lúc 23:09 23 tháng 11, 2007  
Anonymous MisaVN nói...

Thế mới làm được cán bộ lãnh đạo chứ, nếu ổng khá tý nữa thì....làm chuyên môn! Ở nước ta, đó là lẽ thường tình ! Hic.

lúc 23:48 23 tháng 11, 2007  
Anonymous Lão Nông nói...

Về lĩnh vực chuyên môn kỹ, thuật lão chả hiểu gì nên không dám tham gia, nhưng lão biết ít nhất bác Hứa đã nói đúng một điều: VOV "chẳng kém lượng khán giả truyền hình"- Minh chứng là cụ thân sinh ra lão thường xuyên mở cả tivi lẫn rađio còn Cụ thì ngủ rất ngon lành! Hoan hô các nhà Đài, cám ơn các bác lắm lắm!

lúc 00:21 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Hai Au nói...

Tin mới nhất: VOA (xin lỗi, nhầm, VOV) mời anh Tú về Đài TNVN làm... bảo vệ!

lúc 00:35 24 tháng 11, 2007  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Bác Thiện: Em chẳng dám "vuốt" bộ phận nào của ông Phó Tổng đâu anh à (Bà xã em cũng làm VOV mà). Chỉ là chút “ngứa nghề” và cũng trao đổi chân thành thôi. Nói thêm: Ban đầu định viết để phản hồi trên VietnamNet nhưng nghe giang hồ đồn sẽ không được đăng, nên cho lên “báo” mình vậy.
@ Chaien: Thông tin của Chaien từ Anh Quốc cung cấp thêm một điều: đúng là các thiết bị thu tín hiệu số đang được sử dụng ở châu Âu khá thời thượng và giá cả như thế, nhưng, đó không chỉ là thiết bị thu radio DAB mà còn thu tín hiệu đa phương tiện.
@ Thầy MisaVN: Và người ta sẵn sàng đổi hàng tá đứa có chuyên môn để lấy một vị quản lý…
@ Lão Nông: Bác quả là hóm!
@ Hải Âu: Hình như anh viết thiếu: Về làm bảo vệ mấy cột antenna!

lúc 01:16 24 tháng 11, 2007  
Anonymous trucang nói...

Trước năm 1975 có cuốn phim " Con ma nhà họ Hứa ".
Thời " vi tính " có " Bác Hứa nhà ta "

lúc 02:24 24 tháng 11, 2007  
Anonymous TOẠI NGUYỄN nói...

anh em nhà ĐÀO DUY QUÁT ( ĐÀO DUY TÙNG) ..

lúc 03:10 24 tháng 11, 2007  
Anonymous hongdang nói...

Ông cứ "thật" đi còn chưa ăn ai nữa là ông "hứa"! Ông này phụ trách tấu hài à? Nếu không thì ông này chắc hẳn là coi bạn đọc "chẳng là cái đinh gỉ gì" khi phát biểu như vậy! Mình không mến vị này.

lúc 03:31 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Diem xua nói...

Chắc phải sắm chiếc xe hơi, để trong lúc bị kẹt xe thì ủng hộ ông Hứa bằng cách nghe radio hé anh! hiii!

lúc 03:46 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Tran nói...

Nghe tấu hài mà,théc méc quá bác Tú ơi
EM thích đọc mí cái nì của bác lắm, vì nó giống tên bác hơn, ít nhất cũng xứng là con cháu củacác cụ Tú, nhỉ? Cám ơn bác đã cho đọc bài viết thật hay

lúc 03:57 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Chaien nói...

Lập luận hay, nói chung là ủng hộ anh, chỉ sửa một chi tiết nhỏ để lập luận bớt điểm yếu, là hiện nay có khá nhiều nơi sản xuất máy thu tín hiệu số - món hàng khá mốt ở Anh, đúng là giá 100-300USD, và cũng chả cần xây trạm phát mặt đất làm gì, đa số truyền thẳng từ trên vệ tinh xuống, nhưng cũng nhiều nơi dùng hệ thống phát số chung với TV như hiện nay nước Anh đã chuyển sang dùng, thay cho hệ thống phát sóng analog.
Sóng số có cái lợi là người sử dụng không cần phải đăng ký, thuê bao đường dây và truy cập Internet, và quan trọng hơn cả, là được kiểm soát và điều chỉnh bằng 2 luật khác nhau.

lúc 04:14 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Nhân Chi Sơ nói...

Chỉ NHÀ BÁO mới hiểu rõ NGHỀ BÁO !
Bác Tú cho em làm quen nhá !

lúc 17:20 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Red Devil nói...

Cám ơn bác Hứa. Theo lời hứa của bác Hứa thì đến năm 2020, về cơ bản, bác và em gặp nhau ở âm phủ rồi bác ạ.

lúc 19:33 24 tháng 11, 2007  
Anonymous An Thảo nói...

Thôi, em cũng bộc lộ bản chất thô thiển một hôm:
Không hiểu ông này tên cúng cơm là LÈO nên giờ ổng tung hô tàm xáp dữ phaảikhông.
Ngu ngơ tự hỏi, cha đó ngu ngốc đến độ đó hay mị dân quá trơ tráo...

lúc 22:53 24 tháng 11, 2007  
Anonymous honhyday nói...

Em chẳng hiểu mấy tí về lĩnh vực này, nên đọc bài của bác Hứa em tin lắm lắm. May mà đọc entry này, kẻo không khi có dịp em lại nổ theo bác ấy.

lúc 23:27 24 tháng 11, 2007  
Anonymous Trau nói...

Background của mấy vị là lí lịch chứ đâu phải chiên môn, ngứa nghề làm gì. Nhìn thử đi, các vị lãnh đạo chuyên môn có ai giỏi nghề mà họ đang được phân công đâu.
Nếu Bác thành Đào Duy Tú (chứ không phải Phan Văn Tú) thì dù bác lượm bọc ny lông bác cũng sẽ bay lên ào ào… thôi!!!

lúc 00:00 25 tháng 11, 2007  
Anonymous Ngoc Oanh nói...

Theo tui được bít thì: Vấn đề không phải ở những gì Bác Tú và các anh chị bàn. Mà bản chất câu chuyện là ở chỗ: VOV sắp làm truyền hình (đa phương tiện) sau khi đã phát thanh, đã ra báo in, đã lên mạng...
Theo một nguồn tin tình báo: Dự án hàng đống tiền.(trăm, ngàn, vạn tỉ)
Vì thế: Cần có vài tiếng nói dọn đường trước để sắp phát sóng truyền hình (ông Hứa này có thể là người được giao nhiệm vụ thăm dò dư luận)
Đặc biệt: Có một ...Thái tử (5C)vừa được đièu về vị trí làm truyền hình của VOV.

lúc 01:31 25 tháng 11, 2007  
Anonymous Rau Thom nói...

Ôhô, cái bác Hứa này nói như người trên giời rơi xuống. VOV cần tuyển PR, chứ cứ để các Pác tự biểu diễn thế này, mất uy tín quá!

lúc 03:19 25 tháng 11, 2007  
Anonymous Vietdung Design nói...

Không ở trong nghề như anh nếu chỉ đọc bài phỏng vấn đó thì chắc tơởng là VOV cũng đạt được nhiều thành tựu như ông Hứa nói, hóa ra người đọc bị ông Hứa "nổ" nát mặt. Nhờ đọc cái entry này của anh mới biết ông Hứa kia đúng thiệt là.... Cám ơn anh!

lúc 04:52 25 tháng 11, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ