Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2007

FACTS ONLY EXISTING IN VIETNAM

CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

1/ Kính thưa các loại kính thưa

Tại mội Hội nghị ở Hạ Long hồi đầu năm 2007 do Ban Bí thư tổ chức, có rất đông các lãnh đạo tuyên giáo, báo chí trong cả nước dự. Ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - chủ trì cùng với các thành viên đoàn chủ tịch là 4 Ủy viên Trung ương Đảng khác. Ngay sau phát biểu khai mạc, ông Trương Tấn Sang đã nhắc các đại biểu rằng do thời gian hội nghị rất ít, các đồng chí lên phát biểu tham luận chỉ nên ngắn gọn, và chỉ “kính thưa các đồng chí” là đủ.

Thế nhưng, từ phát biểu tham luận đầu tiên, người ta đã không chấp hành lời nhắc này, vẫn “Kính thưa đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư! Kính thưa đồng chí Tô Huy Rứa v.v…”

Và cứ thế, hàng chục phát biểu sau cũng vẫn “kính thưa” đầy đủ!

Giờ giải lao, bên hành lang, có vị đại biểu hội nghị bình luận về chuyện này: Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, thay mặt Đảng, chỉ đạo trực tiếp như thế, nghĩa là Đảng đã chỉ đạo không “kính thưa” dài dòng. Vậy mà người ta không nghe… Có vị vừa đọc tham luận xong, nói rằng: Tôi cũng muốn chấp hành chỉ thị của đồng chí Trương Tấn Sang, nhưng thấy ai cũng “kính thưa” mà mình nói gọn lỏn nó kỳ quá, thôi, ta sao mình vậy!

2/ Đáp từ ai?

Những người bạn của tôi là chuyên viên của một số cơ quan, ban, ngành vốn có ngày kỷ niệm (giống như ngày 21/6 của dân báo chí chúng ta) kể rằng: Hằng năm cứ đến ngày của ngành mình, anh ta (hay chị ta) phải viết bài phát biểu cho lãnh đạo tỉnh đến dự lễ kỷ niệm. Bài phát biểu đó phải được gửi đến văn phòng Tỉnh ủy hay UBND tỉnh trước ngày lễ diễn ra khoảng 1 tuần. Cấu trúc bài phát biểu về cơ bản gồm mấy phần: 1. Ôn lại truyền thống; 2. Nêu thành tích của ngành (đơn vị), 3. Đánh giá và đóng góp của lãnh đạo về những thành tích và những vấn đề còn tồn tại, 4. Chỉ đạo ngành (đơn vị) phải làm một số việc trong thời gian tới…

Nhờ công nghệ soạn thảo văn bản trên máy tính nên các bài phát biểu này năm nào cũng na ná giống nhau, chỉ sửa sơ vài con số, sự kiện, hay vài nội dung mới về phương hướng nhiệm vụ. Ví dụ, phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam thì năm nào cũng có thể mở đầu: “Cách nay X năm, ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã phát hành số đầu tiên….”

Bạn tôi cũng kể rằng, viết xong diễn văn cho lãnh đạo tỉnh anh ta (chị ta) cũng còn chuẩn bị diễn văn đáp từ cho lãnh đạo ngành (đơn vị) mình. Bài đáp từ đó gồm có những dòng cám ơn và đặc biệt là HỨA tiếp thu những chỉ đạo của cấp trên.

Bạn tôi nói, mỗi khi lễ diễn ra, tôi thường nhủ thầm: mình tự viết để khen, chê, và… chỉ đạo cho chính ngành mình rồi cám ơn về những lời chỉ đạo đó nghe lại cũng thú vị!

Còn các bạn, các bạn bình luận những chuyện này thế nào?

Ảnh: Lễ bế giảng 1 lớp học báo chí ở khu vực Tây Nguyên. "Đến dự có đ/c Hoàng Hữu Lượng, cục trưởng Cục Báo chí...". Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Nhãn:

15 Nhận xét:

Anonymous tuanvetinh nói...

Em cũng bức xúc mấy vụ này lâu lắm rồi nhưng không có dịp nói. Ai đời, cơ quan mình tổng kết hay lễ lọc gì đó, mình tự soạn diễn văn cho lãnh đạo cấp trên phát biểu khen, chê và chỉ đạo. Thật không thể tin được. Chả lẽ lãnh đạo mà chẳng biết gì về lĩnh vực mình quản lý. Em thấy có nhiều ông (bà) cắm cúi vào giấy đọc từ đầu cho đến cuối. Đến nổi mấy từ dụng để chuyển câu cũng nhìn giấy mà đọc.

lúc 18:36 6 tháng 7, 2007  
Anonymous Hai Au nói...

Kính thưa anh Phan Tú (logger),
Kính thưa các bạn đã comment,
Kính thưa các bạn đã và đang xem Entry này,
Kính thưa các bạn có blog nhưng chưa xem và chưa còm-men
Kính thưa các bạn chưa có blog,
Kính thưa quý vị lãnh đạo,
Tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ ý kiến không nên kính thưa nhiều quá.
Kính thưa tất cả quý vị,
Bài phát biểu của tôi đấn đây là hết.
Xin cảm ơn các vị đã chú ý lắng nghe.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả quý vị.
Chúc sức khỏe quý vị.
Chúc Én-try thành công tốt đẹp.
(Vỗ tay)

lúc 18:37 6 tháng 7, 2007  
Anonymous NGƯỜI ĐỒNG NAI nói...

Những bài phát biểu như bác nói, tôi thấy các đồng chí phóng viên báo đài chuyên nghiệp nhà bác thường tranh thủ xin ngay sau khi các đồng chí lãnh đạo đọc xong. Và nhân dân tiếp tục được nghe những đoạn chỉ đạo của các bạn bác đấy! Hì..hì...

lúc 22:57 6 tháng 7, 2007  
Anonymous HTGiap nói...

Chuyện này đã có chỉ thị rồi: Trong một hội nghị, chỉ giới thiệu người có chức vụ to nhất. Chắc các bác kia quên; hoặc nhớ nhưng cái bệnh "kính thưa" nó kinh niên rồi, không chữa được.

lúc 01:43 7 tháng 7, 2007  
Anonymous Hai Au nói...

Bạn tôi là một lập trình viên trứ danh có viết một phần mềm rất hay gọi là Phần mềm soạn diễn văn, chỉ cần bỏ vô những thông tin cơ bản như: đọc ở đâu, dịp nào, nơi đó làm cái nghề ngỗng gì... là tự động nó cho ra một bài diễn văn mùi mẫn hơn cả vọng cổ. Anh ta đã chào hàng nhưng chẳng ai mua, vì nếu dùng nó thì sẽ có khối "chuyên gia soạn diễn văn" thất nghiệp. Có cách nào tiếp thị giúp anh ta phần mềm này không? Bảo đảm tiền "cò" sẽ ăn đồng chia đủ!

lúc 02:13 7 tháng 7, 2007  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

Biết là sẽ bị chê là sính ngoại.
Nhưng Vy vẫn phục bọn Tây.
Chỉ cần: LẾ ĐI and GIN TỜ LỜ MẦN là xong ngay!
Rất ngắn gọn!
:))

lúc 02:18 7 tháng 7, 2007  
Anonymous duythiện nói...

Một vở tuồng diễn suốt mấy mươi năm, mà cả diễn viên lẫn khán giả luôn vỗ tay nhiệt liệt!
chứng tỏ là vở đó quá hay đó chứ! kịch Shakespeare cũng không thể so được.
Một ban ngành cả năm mới diễn tuồng một lần, nhưng các vị lãnh đạo một năm dự cả chục buổi lễ, mấy mươi năm dự bao nhiêu buổi? Tại hạ rất lấy làm ngưỡng mộ! vô cùng ngưỡng mộ!

lúc 02:33 7 tháng 7, 2007  
Anonymous KyotheWind nói...

phú quý sinh lễ nghĩa và có lễ nghĩa mới sinh phú quý chú ơi. Chú viết vầy con nhột quá :(

lúc 03:05 7 tháng 7, 2007  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Kính thư các lọai kính thưa
Thưa sao cho kín không thừa thiếu ai
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

lúc 03:43 7 tháng 7, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

Kính thưa, kính gửi, kính mời!
Trong ba kính đó Ông xơi kính nào?
Hứ!
KÍnh thưa... là chuyện tào lao,
Mày đưa kính biếu (gửi) cho tao mang về.
Ừ!
Kính mời ... tao cũng không chê,
Đừng quên... tao khoái "Lẫu Dê" nha mày!!!

lúc 00:41 8 tháng 7, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

nhân dịp "kính" nhắc lại...cho phù hợp. Mặc dù cái này xưa lắm rùi!

lúc 00:43 8 tháng 7, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

* bởi thế mới có chuyện cách nay hơi lâu: lãnh đạo được thư ký viết, ông lên diễn đàn phát biểu: các đ/c có biết không, tình hình thế giới hiện nay hết sức căng thẳng "một răn" và "một rắc" đánh nhau dữ dội... vậy hành động của chúng ta?
*.... trong năm qua, sản lượng của nhà máy đã tăng hơn 30 ngàn cái "bóng đèn néo"

lúc 01:20 8 tháng 7, 2007  
Anonymous honhyday nói...

@Hai Au! Dựa trên thông tin quảng cáo của anh + chút tưởng tượng của em, em đã trổ tài “hùng biện” với sếp về cái phần mền của bạn anh. Sau khi nghe xong, sếp nói: “cái phần mềm này được đấy, nhưng... khỏi cần mua vì mấy chuyên gia soạn thảo diễn văn của công ty mình làm việc cũng rất ISO rồi. Sao phải tốn kém thêm một khoản tiền vô lý nữa làm chi!?”. Do vậy, cái phần mền của bạn anh, dù hiệu năng của nó đã đạt tới đỉnh cao của công nghệ hiện đại, nhưng vẫn không bán được là đúng rồi.
Em nghĩ anh nên khuyên bạn anh rằng hãy từ bỏ ý tưởng kiếm tiền từ phần mềm đó đi, thay vào đó hãy công bố khắp thiên hạ sản phẩm đó đi. hihi

lúc 02:31 8 tháng 7, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Đúng là chuyện chỉ có ở Việt Nam

lúc 02:42 8 tháng 7, 2007  
Anonymous Trinh N nói...

Kính thưa, kính gửi, kính mời!
Trong ba kính đó Ông xơi kính nào?
Hứ!
KÍnh thưa... là kính tào lao,
Mày đưa kính biếu (gửi) cho tao mang về.
Ừ!
Kính mời ... tao cũng không chê,
Đừng quên... tao khoái "Lẫu Dê" nha mày!!!

lúc 19:24 8 tháng 7, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ