Thứ Hai, 25 tháng 6, 2007

IF I WERE...




NẾU LÀ…

Đêm qua, trong một chương trình ca nhạc trên truyền hình, nhà Đài cho phát lại bài hát “Tự nguyện” nhạc và lời của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Khi vợ tôi đang xem, tôi bật cười giữa lúc giai điệu đoạn A bài hát vang lên.

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Vợ tôi tròn mắt: Sao anh cười? À, anh nhớ tới thầy Hoàng Dung, hồi xưa thầy có một ví dụ về dính tới lời hát bài này! Cụ thể là? Bài hát mở đầu bằng 3 mệnh đề “nếu” để đi đến một kết luận có tính chất tuyên ngôn: LÀ NGƯỜI, TÔI SẼ CHẾT CHO QUÊ HƯƠNG. Nhưng rất nhiều người hát bài này, do thói quen ngôn ngữ, do lười tư duy và do giai điệu bài hát cuốn theo nên đã hát câu cuối thành NẾU LÀ NGƯỜI, TÔI SẼ CHẾT CHO QUÊ HƯƠNG. Bấy giờ, thầy Hoàng Dung nói thêm: Tại sao phải “nếu là người”? Anh không là người thì là khỉ à?

Từ cách nay hơn 20 năm, mỗi lần nghe ai hát bài này, nhất là vào dịp 9/1, ngày sinh viên học sinh, tôi đâm ra chú ý chi tiết trên.

Câu chuyện bài hát “Tự nguyện” tối qua làm tôi liên tưởng đến một lời ca khác. Bài hát “Đồng chí” thơ Chính Hữu, nhạc Minh Quốc. Rất nhiều người hát sai một câu thơ hay:

ĐÊM NAY RỪNG HOANG SƯƠNG MUỐI
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Nguyên bản bài thơ là thế. Khi phổ nhạc, đoạn thơ này có sửa một chút

ĐÊM NAY RỪNG HOANG SƯƠNG MUỐI
Nằm kề bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Còn khi hát, nhiều người hiện nay đã sửa lại

ĐÊM NAY RỪNG HOANG SƯƠNG XUỐNG

Sương nào mà chả xuống? Chẳng lẽ sương bay lên? Đùa thế thôi chứ “sương muối” mới diễn tả cái ác liệt, khắc nghiệt trong chiến đấu, cái lúc mà tình đồng chí dâng trào. Còn "sương xuống" thì bình thường. Đêm thì chắc có sương xuống, ít hay nhiều thôi. Sai một chữ, mà mất cả ý thơ.

Những ví dụ như thế này thì nhiều lắm.

P/S: Khi viết entry này, tôi thử search trên Google, "Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương", có đền 23 trang web có chuỗi ký tự này...

Nhãn:

5 Nhận xét:

Anonymous Trinh N nói...

Thôi mà Bác Tú, Bác giống như Bác Sĩ nhìn đâu cũng "thấy vi trùng" (hic). Sai trong bài hát... nhiều khi hát xong rồi, mát tiêu... nghe quen, không ai để ý hết. Còn trên đài thì nghe miết ... cũng quen luôn. Có đài nọ, phát thanh viên lúc nào cũng phát (bẻ miệng, điệu): "mời các bạn nghe bản tin buổi soáng"... hic!

lúc 01:54 24 tháng 6, 2007  
Anonymous honhyday nói...

Hi, "ngày xưa" trong câu đầu tiên của bài hát Bóng cây Knia: "Buổi sáng em làm rẫy thấy bóng cây Knia..." Chữ đầu tiên ca sĩ hát luyến láy khiến người nghe hết hồn. May nhờ phản hồi của khán thính giả (trong nhiều năm), mà giờ chữ Buổi đã được đổi thành chữ Trời rồi.. chứ nếu không thì thật khó hình dung.:)

lúc 02:25 24 tháng 6, 2007  
Anonymous Hai Miền Đông nói...

Có lẽ mấy ca sĩ nhà ta đang lúc cao trào đã quên mất "là người" chăng?
Nếu cứ thế này thì cũng buồn thật bác Tú ạ!

lúc 03:36 25 tháng 6, 2007  
Anonymous ĐÍCH TÔN nói...

Con người có 2 mặt: mặt CON và mặt NGƯỜI. Chac khi hat nhu the, nguoi ta co y noi NẾU LÀ CON...

lúc 18:38 25 tháng 6, 2007  
Anonymous NGUOI BIEN HOA nói...

Nếu là người vì có người chưa thành NGƯỜI. Họ chỉ mang dáng vẻ người bên ngoài thôi

lúc 22:27 26 tháng 6, 2007  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ