Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

CẶC VÀ DÁI




Cách nay hơn 20 năm, về miền Tây Nam bộ đám giỗ, tôi có nghe một sản phẩm dân gian dưới hình thức cặp câu thơ đối rất ngộ nhưng lâu nay chưa thấy nhắc đến trong sách vở:

Nước chảy, cặc bần rung bây bẩy

Gió đưa, dái mít giãy tê tê

Hai câu tả cảnh không có gì đặc sắc. Cái đặc sắc của nó là đưa cả “cặc” lẫn “dái” vào một hình thức thơ trang trọng như Đường luật.

Cũng có một dị bản của hai câu này (khác ở chỗ đổi “nước chảy” thành “sóng vỗ”):

Sóng vỗ, cặc bần run bây bẩy

Gió đưa, dái mít giãy tê tê

Có ở vùng sông rạch miền Tây Nam bộ thì mới hiểu được.

“Dái mít” thì hầu như ai cũng biết, đó là cách nói khác của “khóm mít”. Còn “cặc bần”?

Trước hết, xin nói ngay, “bần” là một loài thực vật. Học giả Vương Hồng Sển viết về cây bần như sau: "Bần là cây gỗ tạp, mọc dựa mé nước, rễ nhiều, bám theo đất phù sa mà làm cho đất có phần vững chắc không trôi khi sóng đánh. Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thúy Liễu. Rễ của bần dùng làm nút ve được. Phân ra có loại bần-chua, trái lớn; và bần-ổi, trái nhỏ hơn và tương đối ít chua hơn. Xưa nay, nghề uốn và chơi kiểng, phàm cây kiểng lão và gốc bần quá già, khi nào gốc dẽ ra ngoài bờ ngoài nước thì gọi là nó chiếu thủy, ý nói bóng cây ấy làm dáng và dòm xuống nước".

Image

Sông rạch miền Nam có nhiều loại cây khá đặc trưng, đặc biệt là những cây “mở đất” như đước, mắm. Bần cũng thuộc loại cây có công trong quá trình Nam tiến. Loài bần có những sợi rễ ngoi lên từ mặt bùn đất trông khá gợi tình. Người dân gọi đó là "cặc bần" tương tự như người miền Trung gọi những cội dứa hoang có những rễ cây thon thon nhô đầu đâm ra rồi trườn xuống, lăm le đâm vào bờ suối là “cặc dứa”....

Về Cà Mau, bạn sẽ được biết về cây mắm, cây đước, cây bần với "cặc bần", "cặc mắm". Đó là những loài thực vật cứ như người nông dân lom khom trên vùng đất mới để đi tìm một chốn dừng chân và lặng lẽ, miệt mài sinh sôi nảy nở với vùng đất sình lầy để lấn biển và giữ đất.

Image

Nguyễn Duy trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” có viết:

“Tôi về quê em - châu thổ mới bồi
sông Cửu Long giãn mình ra biển
đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển
cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi”

Cây bần, cái tên gọi đã gần gũi với người nông dân nghèo, thường sống ở bờ sông, nửa ướt nửa khô, chơi với cá đùa với chim. Gốc bần trở thành "bến đò", là nơi dân nghèo neo đậu chiếc xuồng nhỏ. Hầu như không một người dân nghèo miền Tây nào lại chưa từng nếm bát canh chua nấu bằng quả bần. Cây bần cũng là hình ảnh thân thương trong tâm hồn của người miền Tây Nam bộ xa xứ.

Trái bần lúc còn non, ăn cũng rất thú vị. Có một điều độc đáo là hoa bần rất... quý phái: màu trắng tím, cánh hoa đỏ đậm, mảnh, cao. Tiểu nhuỵ nhiều, đáy chỉ đỏ tím, quả bì dày, nạc chua chua; hột nhiều.

Hiện ở miền Tây còn có nhiều khu vực bần sống thành rừng lớn như ở các các huyện Long Phú, Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cây bần đang bị khai thác vô tội vạ để làm củi và rễ làm nút bần xuất khẩu.

Bần tạo thành rừng phòng hộ khá tốt và góp phần ổn định hệ sinh thái nhưng nguy cơ phá bần nuôi trồng thủy sản đang báo động. Cái lợi trước mắt có khi làm người ta không ngần ngại “bần cùng hóa” những rừng bần. Biết đâu có ngày nào đó, bạn sẽ không còn có cơ hội kiểm chứng cái... cặc bần trong câu ca dân gian trên đây?

Blog Page

Nhãn:

39 Nhận xét:

Anonymous Tien Long nói...

Em có hình cái cặc bần đó bác!

lúc 04:04 19 tháng 3, 2008  
Anonymous Tuệ Hoan © nói...

bác Tú thông tuệ văn hóa dân gian Nam bộ thiệt đó.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Đăng Bình nói...

Hồi xưa cha mẹ còn lấy mấy bộ phận sinh dục của đaà ông đàn bà đề đặt tên cho con cái đấy bác Tú ạ. Hỏi vì sao? Trả lời đặt tên xấu cho dễ nuôi.
Quảng Trị quê em có cây "cặc chó", cây thấp khoảng 1mét traá nhỏ chưa bắng ngón tay út ăn vào chan chát như trái sung. Còn trái mít non ngoài em gọi là "mít đái".
Cặc và dái cũng đã đi vaà trong hò vè ru con đấy bác ạ. Ngoài em mấy bà mẹ thường hò ru con thế này.
"À ơi ờ... Thiên rằng cặc một dái đôi/ Cặc đi ăn trộm dái ngồi giữ triêng/Cặc về cặc nói liêng thiêng/Cặc đi ăn trộm tháng giêng cặc về". ("Triêng" tiếng Qtrị có nghĩa là "một gánh").
Vậy có mài lờm còm men chia sẻ với bác về hai phụ tùng kèm theo của đàn ông chúng ta.
Còm men này viết hơi tục tĩu, xin quý vị niệm tình tha thứ.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Quỳnh Vy nói...

A! Một phát hiện rất thú vị.
Dân gian mình cũng có "Cây Chó Đẻ" nữa anh à.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Tuệ Hoan: Mượn chuyện trào lộng của cho ông, ăn (dân) gian một tí cho NHẸ HÓA blog và câu page view thôi. Chú cứ chọc anh thế ngượng chết!
@ Đăng Bình: Có người phát hiện là những bộ phận của cánh đàn ông được mượn đặt tên cho các sự vật, hiện tượng bên ngoài và ngược lại đó! Cám ơn Đăng Bình về phần bổ sung rất thú vị!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Quỳnh Vy: Cây chó đẻ (răng cưa) là một vị thuốc nổi tiếng đó! Hình như nó còn có tên thuốc là diệp hạ châu. Tên gọi dân gian của nó cả nước đều dùng chứ không chỉ trong Nam!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous haidieugiandi nói...

Cái "title" của bác gợi cảm quá!
Em đã đến Cà mau, đã được chiêm ngưỡng hết cả bần, mắm, đước, mà không biết mấy cái bộ phận bác tả. Công nhận bác nhiều kiến thức thật!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Haiđiềugiảndị: Mình đã search thử trên net mà không tìm thấy cái hình "cặc bần" (kể cả "cặt" cũng hổng có!). Tiếc là đi miền Tây hoài mà không chụp tấm hình cái "bộ phận" này. Thôi thì phát chịu khó phát huy óc tưởng tượng một thời gian há!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous free nói...

Theo mình biết thì ở nông thôn bắc bộ gọi "dái mít" là trái mít non bé bằng đầu ngón tai cái.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Hehe! Vui quá!!!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Neco nói...

Hehe, vui quá!!! Hồi xưa, rất khoái đọc cọp ở nhà sách mấy quyển về câu đố tục giảng thanh, hay câu đối thanh, đối tục. Mà lâu quá không nhắc đến nên quên hết hok nhớ!
"Nước chảy băng băng, cặc bần rung lẩy bẩy"
"Gió thổi ào ào, dái mít nhảy đong đưa"

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous tuanvetinh nói...

Em cũng nhiều lần nghe các cụm từ này, nhưng chưa có dịp tìm hiểu kỹ. Anh quả là tinh thông văn hóa Nam bộ đấy. Hihihi

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Neco nói...

Hehe, vui quá!!! Hồi xưa, em rất khoái đọc cọp ở nhà sách mấy quyển về câu đố tục giảng thanh, hay câu đối thanh, đối tục. Mà lâu quá không nhắc đến nên em quên hết hok nhớ!
"Nước chảy băng băng, cặc bần rung lẩy bẩy"
"Gió thổi ào ào, dái mít nhảy đong đưa"

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

mới hôm qua còn truyền hình số, hôm nay lại văn hóa dân gian..

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Anh Free: HÌnh như dái mít là hoa đực của cây mít? Cái này nó nhỏ nhỏ, ăn sống được, không thành trái mít
@ Neco: Cám ơn em về bản khác của câu ca dân gian này. Câu của em thú vị hơn, có đến 4 từ láy!
@ Tuấn: Tiếng Việt mình nhiều chuyện hay lắm. HÔm nào có dịp anh kể tiếp!
@ Huy đẹp trai: Chính vì cái vụ kỹ thuật nó khô quá nên hôm nay mới "ướt hóa" blog tí mà!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Rau Thom nói...

Ah, hóa ra cái cây có quả ven dòng nước, em thường hỏi mọi người có ăn được không, đấy là quả bần. Híc. Ngày bé em toàn ăn dái mít, nghiện luôn, nhất là quả có lông. Theo kinh nghiệm chén dái mít của em, quả không có lông sẽ thành quả mít trưởng thành, ăn lúc nhỏ rất chát. Riêng quả dái mít có lông, sẽ bị thối đi. Nhưng nếu ăn đúng vào lúc lông vàng nhất thì sẽ ngon tuyệt khi chấm với muối ớt. Híc, nói đến là thấy thèm quá. Có ai bán dái mít có lông không? Em xin mua 2 trái.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Rau Thơm: Có người bán đó nhưng liên hệ riêng với Tú nhé!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous [deleted] nói...

Title nghe hấp dẫn lắm.. mà nội dung lại hấp dẫn hơn nhiều: nhẹ nhàng, sâu sắc, cảm động. Không biết đến bao giờ mình mới có thểb thấm thía những điều tưởng chừng vô cùng nhỏ bé tầm thường của cuộc sống như thế...

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

"Cặc bần"người ta khai thác nhiều vì nó có thể làm nguyên liệu sản xuất trái cầu lông.
Nhờ blog của anh TÚ mà em mới biết dái mít ăn được thú vị thật.
Còn nhiều cái tếu tếu nhưng thiệt 100% về mấy cái vụ đặt tên con theo cái ngữ "dân dã"cũng vui lắm ạ nhưng em hỏng dám kể đâu.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Diem xua nói...

Tựa đề của entry này HOT quá,súyt nữa thì D hổng dám đọc, may mà anh có chú thích không cấm trẻ em dưới 61 tuổi,hiii! Entry này bổ ích, cho mình bít thêm về sông nước, cây cối, từ ngữ địa phương...nhưng sao hình minh họa chỉ là hoa Bần mà không thấy thứ "trông khá gợi tình" hả anh?

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Hoài Phương: Cám ơn bạn nhiều.
@ Bằng Lăng: À, cái chuôi cầu lồng làm bằng "cặc bần" à? Thú vị quá, anh biết thêm một chi tiết hay!
@ Diễm Xưa: Cái gì nó gợi gợi mới thú vị chứ rõ ràng rành mạch quá mất hay DX ạ....

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous milk xinh nói...

đọc cái tit giật bắn cả mình. hừ hừ. anh Tú thật là biết làm cho người khác đau tim. tối về đọc nội dung vì toàn...ô vuông :D mà ko cop về word được

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous milk xinh nói...

ở quê em ko có bần nhưng cũng gọi mít như thế, chỉ cái quả non non ấy!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous HTGiap nói...

Đang bận nhưng thấy cái entry gợi cảm này cũng tranh thủ vào ngó một cái.
Thì ra nói vậy mà không phải vậy.
Thật sảng khoái.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Hai Au nói...

Sảng khoái thiệt!
Dái mít mình có ăn, nhưng nó chát ngắt, không ngon. Cặc bần thì nghe má và ngoại kể nhiều, và cũng đã từng thấy trong chuyến về cồn Thới Sơn.
Mà dân miền Nam mình còn chữa bịnh bằng cây chó đẻ (cây này mỗi lần chó bị chột bụng nó bèn xơi vào để ói ra), hình như để đắp chỗ viêm mủ... và còn xơi cả lá thúi địt (lá mơ) với thịt chó nữa (hm, cái mùi lá này nó thúi thiệt đó!)

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Hai Au nói...

À, hiện giờ sau vườn nhà tui đang có dái mít và có cả chó đẻ.
Có ai muốn xin không?

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Phố Núi Cao nói...

Em cũng adua vô đây 1 tý về cái chuyện cây bần nhé!
Khi chúa Nguyễn Ánh chạy tới xứ Cù Lao Dung, Sóc Trăng thấy có nhiều cây Bần mọc. Cây bần già có thể dùng làm xuồng độc mộc, rễ bần có thể trị kiết lỵ. Trái bần có thể ăn với mắm sống trong món "mắm sống bần chua" hay nấu canh chua... Vì đặc tính của cây bần là mọc buông thõng xuống như cây liễu và mọc dưới mé nước nên chúa mới đặt tên chữ cho cây Bần là cây "Thủy Liễu" chứ không phải Thúy Liễu.
Còn rễ bần, sở dĩ người Nam Bộ nói là cặc bần vì người bình dân có tính ví von. Rễ Bần không mọc đâm xuống như những chủng loài thực vật khác mà nó lại mọc chỉa lên để hấp thụ không khí nuôi cay nên người ta mới ví nó như sinh thực khí và gọi "cặc bần".

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Phố Núi Cao nói...

Hic, đang bận quá, nhưng thấy cái Entry của anh em cũng muốn góp 1 tý vô rồi biến nè:
Em cũng xin góp vào đây trường hợp tương tự : nói về các bộ phận trong cái cối đá xay bột nha!
Nói ra hơi thô nhưng thực ra thì... nó có cái ý nghĩa cũng...
Trong cái cối đá có 2 bộ phận mà người ta gọi là "cặc cối" tức là cái chốt ở giữa của 1 nữa cái cối dưới, nó sẽ tra vào lỗ giữa của 1 nữa cối trên gọi là "lồn cối" nên dân gian có câu đố như sau:
"ông nằm dưới, bà nằm trên
Cặc ông đưa lên bà kêu ken két"
Những câu nói, cách đặt tên như thế phản ánh nếp sống, văn hóa của tầng lớp bình dân Việt Nam là không thích nói cao xa, chỉ thích nói những gì gần gũi, ghét kiểu cách.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous HTGiap nói...

Không ngờ bác Tú chơi cái tít "câu khách" như vậy. Mới đọc giật cả mình.
Bài này mà minh họa bằng cái hình bộ ngực núi lửa bên nhà em thì tuyệt vời.
:D

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Milk: Cái quả non non đó là hoa đực của mít đó!
@ Dái mít anh ăn bị chát là vì không có đồ chấm hợp lý. Mắm ruốc chẳng hạn. À, có người đang muốn xin dái mít, mà dái nít của anh có nhiều lông không vậy?
@ Phố Núi Cao: Em còm men nhiều thông tin quá, nhưng thích nhất vẫn là cái vụ cối đá.
@ HTGiáp: Câu khách mà để bác Giáp biết là câu khách thì thất bại rồi. Hihi... Nhưng công khai ra được cái vụ cặc dái mà vợ không la là cũng thành công bác ạ!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous DĐTK nói...

trước khi đọc cái còm trên của chú, con cứ tưởng đó là bộ phận của con gái :">
(Cái này mặc dù thắc mắc dữ lắm, có điều không dám hỏi người lớn, sợ bị la... Hỏi bạn thì mỗi đứa nói mỗi kiểu, nói một hồi là ra cãi lộn) :-D

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Phố Núi Cao nói...

Ăn dái mít mà có nhiều lông mới ngon, và chấm với mắm ruốc thì ngon tuyệt anh nhỉ! Món này hồi nhỏ em hay ăn lắm đó

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous duythiện nói...

dái mít còn một cách chế biến nữa, mấy cô ăn chơi rất ghiền, mà làm mồi nhậu thì bợm nào cũng mê:
bào mỏng ra, trộn với khế chua (xắt dọc), nếu có thêm chùm ruột thì giã dập dập, rồi trộn với nước mắm đường và thiệt nhiều ớt... mèn ơi, kể tới đây nước miếng ứa đầy miệng!
Mấy thứ này ở quê nhà nào cũng sẵn, món đơn sơ vậy mà nhớ tới là thèm !
Một công dụng nữa: xỉn quắc cần câu, ra vườn ngắt dái mít nhai, một hồi sau lại "chiến đấu" ngon lành.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous CÙ HUYỀN nói...

Dái mít còn gọi là khóm mít. Quê em miền trung du Bắc bộ thì còn gọi là phấn mít nữa. Dái mít ngon là cái có nhiều phấn bám xung quanh, chứ không phải là lông. Các bác cứ lợi dụng... nghe ghê quá! Nhiều lông thì ăn thế nào được!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Lệnh Hồ Xung nói...

Hoa rất quý phái, nghiệm rằng: dù quý phái cỡ nào cũng thích có cặc

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous duythiện nói...

dám đưa những từ tối kiêng kỵ vào một entry, lại còn thượng lên tựa, quả là dũng cảm!
không tạo ra cảm giác thô hoặc tục, mà còn gây xúc động sâu lắng. Một thành công!
chúc mừng tác giả!
bác nào "lợi dụng" entry này có lẽ việt vị rồi!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Apple nói...

Cao thủ! Cao thủ!
Em đọc xong rồi, thèm cái cảm giác đâm 1 chén muối ớt đỏ lựng, cay xè và ra bờ sông nhón chân hái 1 trái bần chín.
Trời ạ, bần chín chấm muối, vừa cay, chua, chát, lại vừa mặn, bùi. Chết người anh Tú ơi!
Nhưng mà cái cách giật title này câu khách quá đi anh Tú à. Không phải lá cải hay xà lách xoong mà là súp lơ đó nha!
Hihihi, lâu rồi em mới cười sảng khoái khi đọc 1 entry dân dã mà chân chất như vầy nè.
Many thanks!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous huynhtoi2007 nói...

Với Entry này, GS Trần Quốc Vượng nếu sống dậy, sẽ kết nạp bác Tú vào hội "dân gian".

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Scorpion nói...

Thoạt trông, em cứ ngỡ anh ... sai lỗi chính tả chứ? Kekeke,
Em đã về rồi. Vì sao ư? anh đọc entry của em nhé.
Em gái,

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ