Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2008

XẤC BẤC XANG BANG

Hôm rồi đọc một entry của anh Huy Cường, thấy có đoạn viết:

“Ba má cậu ở miền Tây nhận nuôi cá thịt cho một ông chủ, năm rồi giá cả trồi sụt xất bất xang bang, vừa phải bán bớt miếng vườn để nuôi hai đứa con ăn học, một đứa đại học một đứa lớp mười”.

Trong đoạn viết trên, anh Cường dùng một thành ngữ rất quen thuộc ở Nam bộ: xất bất xang bang, đọc theo giọng Nam phải là “xấc bấc xang bang”.

Thành ngữ này diễn tả tình cảnh khốn cùng, khó khăn, vất vả… Nói chung là xấc bấc xang bang giống như “long đong lận đận” mà người Bắc hay dùng.

Có lần mình nghe một bạn ở Vĩnh Long giải thích rằng “Xấc bấc xang bang” không phải một thành ngữ Việt hình thành kiểu láy âm mà nó xuất phát từ một câu nói “tủi thân” của người Hoa (Minh Hương) ở Nam bộ. Theo bạn này thì khi những nhóm lưu dân, cận thần nhà Minh trốn chạy nhà Thanh tìm đến Việt Nam, họ tự gọi thân phận tỵ nạn khổ sở, vất vả của mình là “thất quốc sang bang”. Âm Quảng Đông của cụm từ này nghe gần như “xấc bấc xang bang”, rất phù hợp với một cấu trúc thành ngữ Việt nên nó nhanh chóng được Việt hóa!

Có một điều là chữ “bang” () trong tiếng Hán thì có nghĩa là "nước", “thất quốc” ( ) thì cũng dễ hiểu, chứ chữ “sang” thì chẳng biết nó có nghĩa gì.

Bạn nào Hán rộng giải thích dùm

Hoặc bạn nào có cách giải thích khác hơn về thành ngữ này?

Nhãn:

3 Nhận xét:

Anonymous OverAC GPE nói...

Em Hán cũng không rộng nhưng em có google được cái này: Từ điển Hán Việc.
http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php
Trong đó có một từ Sang nghĩa là "đau thương, bị thương" em nghĩ là hợp lý

lúc 00:34 21 tháng 12, 2008  
Anonymous Đen nói...

Em hán hẹp, vào đây kê ghế đợi mấy người hán... rộng vào giải thích để nghe ké xem ké, hihi.

lúc 00:50 21 tháng 12, 2008  
Anonymous Cuong nhabaotudo nói...

Chữ "sang" có thể xuất phát từ chữ "Shang" âm Hán, nghĩa là "thượng" cũng có nghĩa là "sang" hay "đến" hoặc "lên" trong tiếng Việt.Trong trường hợp này chữ "sang" kia có thể cũng giớng như chữ Sang trong câu ca "Muốn sang thì bác cầu Kiều- Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy) có người thì cho chữ "sang" này là sang trọng. Nhưng ứng với phương tiện "cầu" ở kế tiếp có lẽ đây là sang sông, sang ngang.
Vài lời trao đổi cho vui.

lúc 02:53 22 tháng 12, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ