Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

TRUYỀN HÌNH SỐ NHƯ MỘT LỰA CHỌN KHÔNG THỂ KHÁC?




(Nhân liên hoan truyền hình toàn quốc 2008)

Từ truyền hình đen trắng đến truyền hình truyền hình màu (PAL, SECAM, NTSC) ở Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm (chưa tính miền Nam trước 1975). 1995, truyền hình Việt Nam bắt đầu giai đoạn lên kế hoạch chuyển đổi sang công nghệ truyền hình số. Và giai đoạn 1997 – 2000 được xem là thời điểm bản lề của quá trình chuyển đổi ấy

Trên thế giới, truyền hình số cũng ì ạch đi vào đời sống bằng một quá trình chuyển đổi gân 30 năm. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các tiêu chuẩn video số (digital Video) được nghiên cứu, rồi tiếp đó là việc nghiên cứu các tiêu chuẩn nén video (video compression), nghiên cứu các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số qua vệ tinh, trên mặt đất.

1994: Truyền hình số còn là một ước mơ.

1995: Truyền hình số vẫn còn là một sự nghi ngờ.

1996: Truyền hình số đã là xu thế không thể đảo ngược.

1997: Thời đại số, kỷ nguyên số (digital era)

Giờ đây ai cũng biết rằng với truyền hình số, tín hiệu hầu như ít nhạy cảm đối với các dạng méo, tạp nhiễu xảy ra trên đường truyền, duy trì tuyệt đốt chất lượng sau nhiều lần ghi dựng, rất linh hoạt, đa dạng trong quá trình xử lý tín hiệu, hiệu quả sử dụng dải thông cao và dễ dàng thích nghi với các bước phát triển tiếp theo của truyền hình.

Truyền hình số là truyền hình của thế kỷ 21, truyền hình của tương lai

Khó có thể chấp nhận rằng ở một thành phố văn minh trong thế kỷ 21 này mà vẫn còn quá nhiều ăng ten thu hình truyền hình analog chĩa lên trời như một hệ thống phòng không.

Truyền hình số cho phép nhà sản xuất, nhà truyền thông khai thác đa dạng và phong phú hơn để phân cấp chất lượng tín hiệu theo từng ứng dụng khác nhau: Thời sự - Khoa học giáo dục – Văn nghệ - Phim truyện… hoặc phân cấp chất lượng theo từng công đoạn sản xuất chương trình: Tiền kỳ - Hậu kỳ - Truyền dẫn – Phát sóng, lưu trữ.

Nếu trong công nghệ tương tự (analog): chất lượng tín hiệu giảm dần từ camera đến máy thu hình của khán giả thì trong công nghệ số, quá trình truyền tải chất lượng tín hiệu được bảo toàn từ đầu ra studio tới máy thu hình.

Anytime, anywhere, anyone...

Truyền hình số có khả năng phục vụ bất kỳ ở đâu (anywhere), thiết bị thu hình có tính “di động”, có thể “xách tay” (Mobility & Portability)

Song hành với Internet, truyền hình trực tuyến được xem là phương tiện quảng bá thứ 3 sau phát thanh, truyền hình (Internet: The Third Medium of Broadcasting)

Truyền hình số tạo ra khả năng phục vụ bất kỳ khi nào (Anytime): Xem chương trình truyền hình mong muốn không phụ thuộc vào lịch phát sóng nhờ bộ nhớ trong máy thu. Hiện đã có các hình thức: Video theo yêu cầu (VOD – Video On Demand), Video gần theo yêu cầu (NVOD – Near Video On Demand)

Truyền hình số tạo ra khả năng phục vụ bất kỳ đối tượng nào (Anyone). Nhờ khả năng quá lớn của các kênh tín hiệu, truyền hình số có thể phát nhiều chương trình, mỗi chương trình phục vụ một đối tượng khác nhau. Một chương trình truyền hình có thể có nhiều kênh âm thanh: Kênh dành cho người khiếm thị, Kênh dành cho người khiếm thính, Kênh Stereo cho các chương trình ca nhạc, Kênh với các ngôn ngữ khác nhau tuỳ theo yêu cầu sử dụng

Truyền hình số do vậy còn được gọi là “Triple A” (Anywhere, Anytime, Anyone).

Giờ đây, những nguyên lý kinh điển của công nghệ truyền hình tương tự không còn được sử dụng: đồng bộ, điều chế, xen kẽ phổ… Phương pháp thu nhận thông tin về hình ảnh, xử lý, lưu trữ, truyền dẫn, phát xạ, tái tạo lại hình ảnh hoàn toàn khác so với công nghệ tương tự. Phương thức sản xuất cũng khác: sản xuất chương trình trên mạng, lưu trữ trên máy chủ, dựng hình phi tuyến tính…

Và vì thế, chúng ta có một khái niệm mới về phát thanh – truyền hình

KHÁI NIỆM MỚI VỀ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (nhìn từ góc độ kỹ thuật):

Phát thanh- Truyền hình không chỉ còn được hiểu như một kênh thông tin quảng bá (broadcasting) mà còn được tiếp cận như một kênh thông tin trong diện hẹp (narrowcasting), hoặc tới từng điểm (pointcasting) nhờ các phương tiện truyền thông mới: Cáp, Internet, và các phương thức, dịch vụ mới: webcasting, VOD, podcasting,…

Trước kia phương tiện kỹ thuật công cụ sản xuất chương trình, không đủ khả năng đáp ứng các ý tưởng của khối sáng tác.

Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các bàn trộn số, dựng phi tuyến tính, kỹ xảo 3 chiều…phương tiện sản xuất chương trình đã hoàn toàn có khả năng đáp ứng mọi ý đồ kịch bản

(còn tiếp)






Nhãn:

11 Nhận xét:

Anonymous TKO nói...

A lô!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous TKO nói...

“Triple A”
Any comment anh Tú cũng zui phải hok ạ!:D

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Neco nói...

Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn truyền hình hay chọn lốc-ging?!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ TKO: Có comment là vui. Mà comment của em càng vui hơn!
@ Neco: chọn truyền hình số hay truyền hình tương tự chứ?

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous tuanvetinh nói...

Tụi Tây đã đẩy mạnh việc phát triển truyền hình số thay thế truyền hình truyền thống (analog)

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

hic, hôm kia em đọc trên báo, bảo rằng Vn chưa phải là truyền hình số thực sự, nó lai lai giữa digital và analog!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Tuấn: Đúng rồi, phương Tây họ quy hoạch truyền hình tốt lắm. Các thành phố lớn bây giờ không còn xài truyền hình analog nữa.
@ Huy: Ở VN, phát triển truyền hình không theo một chuẩn nào, mạnh ai nguoi đó làm: truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình cho di động rất nhiều chuẩn kỹ thuật. Cái ý mà người ta nói LAI chắc là do đa phần các chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay vẫn còn được sản xuất bằng công nghệ analog. TRuyền hình số tuy phát sóng số nhưng khâu sản xuất buộc phải sử dụng công nghệ cũ do thiết bị mắc, do chưa thể số hoá hoàn toàn khâu này và do nhiều lý do khác. Ví dụ: tư liệu phim truyện VN, tư liệu phim tài liệu đều lưu trữ bằng băng từ (analog)...

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Bé Hoàng_ Chồng bé Chuột nói...

Đệ lâu lắm cũng hổng có xem TV nên hổng biết gì cả! mù thông tin rồi Tú huynh ơi!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous TOẠI NGUYỄN nói...

Thạc sĩ báo chí ... số 1.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous TKO nói...

Blast : Chiều nay có ai mời đi nhậu?
....
Có ai cần phá mồi, em đang đói bụng đây! :D

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous HTGiap nói...

Bao giờ thì đến cái truyền hình số tổng thể cho cả cõi VN hở bác?
Riêng ở BĐ, cũng đã có 4-5 loại truyền hình: Phát sóng truyền thống, cáp, VTC, DTH... với một rừng kênh, chẳng biết đường nào mà chọn lựa.
Nhưng rõ ràng, với sự phát triển của KHKT, người xem truyền hình càng ngày càng sướng.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ