Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

TRUYỀN HÌNH SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC




Truyền hình số mặt đất như của VTC, số vệ tinh như DTH của VTV, truyền hình cáp như của HTV v.v.... đã triển khai ở Việt Nam thời gian gần đây. Nhưng có điều song song với quá trình số hóa đa dạng đến mức phức tạp về các chuẩn công nghệ, truyền hình analog vẫn tiếp tục được các đài đẩy mạnh đầu tư thiết bị từ khâu sản xuất đến nâng vùng phủ sóng. Quy hoạch truyền hình ở Việt Nam cũng giống như bài toán giao thông, lộ trình chưa rõ ràng và thậm chí, đôi nơi, đôi lúc, dường như đó là sự phát triển tự phát...

Truyền hình số là sản phẩm HỘI TỤ CÔNG NGHỆ. Ngoài các ưu thế như đã phân tích ở entry trước, nó còn các đặc điểm nổi bật so với truyền hình truyền thống như

TIẾT KIỆM:

- Tính tích hợp, bản thân nó, đã đồng nghĩa với tiết kiệm.

- Thiết bị số, nói chung, đòi hỏi chi phí khai thác, bảo dưỡng thấp.

- Băng từ ghi tín hiệu số thường có tuổi thọ cao hơn nhiều lần băng tương tự.

- Với công nghệ SFN (mạng đơn tần) có thể tiết kiệm đáng kể tài nguyên tần số (frequency resource).

- Để đạt được cùng một diện tích phủ sóng, công suất máy phát số mặt đất chỉ cần bằng 1/4 công suất máy phát hình tương tự (thấp hơn 6 DB). Trong khi đó công suất máy phát luôn tỷ lệ thuận với giá thành.

- Phân cấp về chất lượng: dịch vụ nào sử dụng cấp chất lượng của dịch vụ đó sao cho kinh tế nhất, hiệu quả nhất

- Một bộ phát đáp (Transponder) trên vệ tinh có thể truyền tải số lượng chương trình truyền hình số nhiều hơn truyền hình tương tự 5-6 lần.

- Một kênh truyền hình mặt đất có thể truyền tải 4-5 chương trình truyền hình số chất lượng cao, trong khi chỉ có thể truyền được 01 chương trình truyền hình tương tự.

Xét trên mọi phương diện, truyền hình số đồng nghĩa với: tiên tiến, tích hợp, tương tác, tiết kiệm.

Nhưng chuyển đổi công nghệ truyền hình từ tương tự sang số đồng nghĩa với một cuộc cách mạng.

Vì nó mới nên không dễ chấp nhận.

Bao nhiêu người lâu nay xài truyền hình không tốn tiền nay lại trả trước.

Bao nhiêu tỉnh thành (kể cả tỉnh mới tách ra như Đắc Nông) đều đầu tư hoành tráng cho thiết bị sản xuất và phát sóng truyền hình analog, bỏ thế nào?

Hiện nay truyền hình số có quá nhiều dạng thức (Format), tiêu chuẩn (Standards) cho từng ứng dụng, từng công đoạn sản xuất chương trình

Do có nhiều tiêu chuẩn, dạng thức, các tổ chức Phát thanh- Truyền hình có cơ hội lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước, và với từng ứng dụng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Song mặt khác cũng gây không ít khó khăn cho việc định hướng đầu tư.

Có thể nói hiện nay, phát thanh truyền hình đang đứng trước cơ hội và thách thức.

Công nghệ hiện đại vừa có tính hội tụ vừa rất đa dạng. Đa dạng về phương thức truyền tải; đa dạng về phương tiện lưu trữ; đa dạng về thiết bị Sản xuất chương trình; đa dạng về phương thức sản xuất chương trình (tuyến tính (Linear Editing) và phi tuyến tính (Non-Linear Editing);.đa dạng về phương thức truyền bá..., phương thức phân phối (đa chiều, đa phương, song phương), đa dạng về phương thức hưởng thụ (thụ động; lựa chọn, chủ động, tương tác, tìm kiếm, tham dự, sáng tạo... (Create);

Truyền hình số mang đến nhiều cơ hội:

+ Đưa truyền hình đến với mọi người, mọi tầng lớp xã hội, mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, bằng mọi phương thức

+ Chưa bao giờ PT-TH phát triển phong phú, đa dạng như hiện nay

nhưng có những thách thức:

- Cạnh tranh.

- Đòi hỏi của người xem ngày càng cao: Từ thụ động, chấp nhận, dễ thỏa mãn đến tích cực, tìm kiếm, lựa chọn, sàng lọc;

Truyền hình số mang đến tiện nghi, tiện ích, thuận tiện (Thuận tiện đôi khi còn cần hơn cả chất lượng); mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện; dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, rẻ hơn.

Truyền hình số phù hợp với sức ép của xã hội công nghiệp: hối hả hơn, năng động hơn, ít thời gian nhàn rỗi hơn. Và yêu cầu nắm bắt thông tin: thường xuyên hơn, liên tục hơn, cập nhật hơn.

Đối mặt với sự đổi thay hay bằng lòng với hiện tại?


Nhãn:

6 Nhận xét:

Anonymous Rau Thom nói...

Gớm, bác viết blog mà như báo Nhân dân ấy. Cơ mà bác ơi, em chỉ ghét cái truyền hình số thi thoảng nó cứ giật giật, đứng hình và.... kênh đổi linh tinh. hihi. Thực ra, dân thì có gì dùng nấy thôi, có biết lựa chọn đâu mà.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

Bài khô như ngói thế mà cũng có còm. Mừng quá!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Bé Hoàng_ Chồng bé Chuột nói...

ihihhi!
Bài của anh bé H đọc xong thâu thập thêm được cả mớ kiến thức với kiến ngủ đó Anh a!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Rau Thơm: Truyền hình số vệ tinh DTH của VTV thường bị đứng hình. Lý do là lâu nay thuê vệ tinh của người ta nên chọn chuẩn nén quá thấp, gặp lúc mưa gió bão bùng nó giải nén không được.

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

hihi.. đọc bài của anh cứ nghĩ đây là bài giảng cho mấy sếp bên truyền hình nghe!
ở nhà em đang sài cable lẫn DTH, thấy rằng chất lượng hình ảnh hơn hẳn truyền hình thông thường của VTV, chương trình đa dạng hơn nữa!
nói chung là phải trả tiền nhưng thích hơn!

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Dạ là rẻ cho nhà đài chứ người dân hể bỏ tiền là phải"suy nghĩ"hè anh TÚ ui!Người ta không muốn trả tiền nhưng lại muốn "chất lượng và dịch vụ"nhiều hơn thế có nghịch lí không nhỉ?

lúc 18:38 25 tháng 5, 2009  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ