Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009

TA NGHE BÊN NỚ LAO ĐAO LÀ CHUYỆN LẠ




Báo Đất Việt mới đây có bài viết của tác giả Phạm Mai Duyên dẫn nguồn từ Times, CNN, Bloomberg... cho biết chuyện làng báo chí Mỹ đang lao đao vì cơn bão tài chính. Có mấy thông tin khá ấn tượng xin được trích lại:

+ Đến cuối tháng 2/2009, nước Mỹ có hàng chục nghìn nhà báo chuyên nghiệp bị mất việc, hoặc phải chuyển sang hình thức cộng tác viên, hưởng nhuận bút theo bài báo được đăng. Riêng ở 3 tờ báo và tạp chí lớn Time, Gannett và Viacom có gần 1.000 phóng viên, biên tập viên, nhân viên thất nghiệp. Có một số thành phố lớn không còn tờ báo in nào.

+ The Washington Post - một trong những tờ báo gạo cội, từng góp phần buộc Tổng thống Nixon phải từ chức sau loạt bài "Watergate" vào năm 1974 - giờ đây phải ngưng phát hành xuất bản phẩm chuyên về kinh doanh và đưa các thông tin về lĩnh vực này vào ấn phẩm chính.


+ Tờ San Francisco Chronicle giảm lượng phát hành từ 400.000 xuống còn 220.000 bản/ngày. Nhật báo The New York Times cũng đang ngập trong nợ nần. Do thua lỗ gần 13 triệu bảng, tờ Christian Science Monitor có mặt trên các sạp báo gần 100 năm nay sẽ tạm biệt bạn đọc thế giới vào tháng 4 này. Lâu đời như The Philadelphia Inquirer, ra mắt từ năm 1829 và là một trong ba tờ báo có tuổi đời lâu nhất nước Mỹ, nay cũng theo chân tờ Tribune đệ đơn lên tòa án xin phá sản. Tờ Hearst phát hành từ 530.000 bản/ngày đã giảm 33%. Tờ The Rocky Mountain News ở Denver đã kết thúc 149 năm có mặt ở làng báo Mỹ vào đầu tháng ba này vì nợ nần, mất đứt nguồn thu một triệu bảng/tháng.

+ Hàng chục nhật báo chính ở các bang Pennsylvania, Michigan, Ohio, Connecticut và New York giảm kỳ phát hành xuống còn 20 ngày/tháng. Ngưng ra báo ngày, Christian Science Monitor chuyển sang phát hành ấn phẩm tuần và tháng, đồng thời phát triển thông tin online để giảm chi phí.

***

Có vẻ như cơn bão tài chính này vô tình góp phần tạo cơ hội cho báo trực tuyến (online) phát triển và phát huy lợi thế “chi phí thấp”, giảm lượng lao động thuê mướn, giảm bớt số phòng ban, vừa có thêm thu nhập từ quảng cáo và sự hỗ trợ của các tập đoàn viễn thông. Sự phát triển của báo trực tuyến có thể vượt ngoài khả năng đoán định của các nhà phân tích vài năm trước đây. Quảng cáo trực tuyến xem ra giờ đây rất... lên ngôi.

Nhưng có điều chuyện này chỉ xảy ra ở Mỹ vì báo chí của họ hoạt động đúng trong cơ chế thị trường. Việt Nam chưa thấy có tờ báo nào đệ đơn xin... phá sản! Quảng cáo truyền hình, mà đặc biệt là truyền hình analog, vẫn còn chiếm ưu thế nhiều năm nữa, dù thị phần quảng cáo của online cũng đang nhích lên.

Nhãn:

2 Nhận xét:

Anonymous txh nói...

Con Playboy tang hay giam ky phat hanh ha PT ?. Toi nghi thien ha ve nha co le Playboy tang so phat hanh , giong nhu do nghe lam vuon dang ban chay o USA

lúc 21:44 20 tháng 3, 2009  
Anonymous Mèo Béo nói...

Đúng là CHUYỆN XỨ NGƯỜI!

lúc 03:50 25 tháng 3, 2009  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ