Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2008

DÔNG DÀI TỪ MẤY BÀI BÁO

Mới đây, báo Thanh Niên có loạt bài “oánh” một công ty khảo sát thị trường truyền thông đã hoạt động ở Việt Nam hơn 10 năm qua, công ty TNS Media Vietnam. Đọc loạt bài, thấy có nhiều chuyện để mình blogging…

TNS (Taylor Nelson Sofres) là nhà nghiên cứu thị trường thuộc hàng top đầu về uy tín trên thế giới. TNS hiện đã có mặt trên 80 quốc gia, doanh thu năm 2007 đạt 1.068 triệu bảng Anh. Slogan của TNS là “Giác quan thứ 6 của doanh nghiệp”. Các bạn có thể đọc thêm thông tin về TNS tại website này http://www.tnsglobal.com

Xin phép dông dài một chút.

Ngay lúc mà các nhà lý luận báo chí Việt Nam chưa dám bàn tới những khái niệm như “kinh tế báo chí”, “thị trường truyền thông” và có người còn cố chứng minh “báo chí không phải/thể là hàng hóa” thì TNS bắt đầu vào Việt Nam hoạt động. Họ không đến Việt Nam với nhiệm vụ “khai sáng” mà do nhu cầu của thị trường. Công việc đo lường khán giả truyền hình ở Việt Nam của TNS khởi động từ năm 1999 từ đơn đặt hàng của một số công ty quảng cáo như Ammirati Puris Lintas; Bates Advertising; Dentsu Young & Rubicam; J Walter Thompson; Leo Burnett / M&T Vietnam; Mai Thanh ; Ogilvy & M…

Lúc bấy giờ, dân làm phát thanh truyền hình Việt Nam thì mù tịt về các chỉ số, các khái niệm của “bọn” tư bản liên quan đến khán/thính giả. Đã có nhiều công trình khảo sát cũng tốn tiền, tốn sức của VOV, VTV và các đài địa phương (do các Vụ, Viện, Ban, trường Đại học thực hiện…) gọi nôm na là các dự án điều tra xã hội học về khán thính giả; nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ cũng bỏ công sức miêu tả công chúng phát thanh – truyền hình ở từng vùng, cho từng loại chương trình bằng hàng ngàn phiếu điều tra… nhưng các “thành tựu” này chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả chân dung công chúng truyền thông “cắt lát” bằng những định lượng ít có ý nghĩa thực tiễn.

Và thực tế, do tư duy “bao cấp” trong làng báo hình, báo nói còn nặng nề nên việc tìm hiểu “khách hàng” hầu như không được quan tâm (cho đến nay tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn). Đã có nhiều lớp học/phần mềm của các dự án quốc tế hỗ trợ cho các đài ở Việt Nam về cách điều tra khán/thính giả nhưng sau khi dự án kết thúc, chữ trả cho thầy, phần mềm chẳng ai sử dụng (vì các “xếp” đài thấy không cần thiết).

Khi quảng cáo truyền hình là mảnh đất béo bở và có sự cạnh tranh giữa một số kênh sóng, dân “nhà đài” mới “ngộ” ra: Lâu nay chuyện quảng cáo của mình thực sự bị chi phối bởi những đại gia nước ngoài và giá cá trên thị trường quảng cáo truyền hình Việt Nam phụ thuộc vào các kết quả đo lường của TNS (lúc đầu là TNS Vietnam; vào cuối năm 2006 là TNS Media Vietnam – đơn vị thành lập mới trên cơ sở tách ra từ đơn vị cũ).

Bấy giờ, TNS bắt đầu chào hàng dịch vụ cho một số “kênh đại gia” trong làng truyền hình.

Có thể nói không võ đoán rằng, TNS có công mang đến cho những người làm quản lý một số đài truyền hình cách nhìn mới, thậm chí là rất mới trong gần một thập niên qua. Có đài truyền hình đã tận dụng khá tốt dữ liệu của TNS để “lập trình” cho nội dung phát sóng. Điển hình của thành công này là Truyền hình Vĩnh Long. Vĩnh Long nhiều năm qua, chỉ với một kênh sóng, nhưng luôn đứng thứ 3 trên cả nước về doanh thu quảng cáo, xếp chiếu trên xa lắc người anh cả C-VTV tại Cần Thơ với 2 kênh sóng và vùng phủ sóng rộng hơn.

Thành công Vĩnh Long làm cho nhiều nhà quản lý các kênh sóng cấp tỉnh tìm đến. Và nhiều đài sau đó đã ký hợp đồng dịch vụ với TNS dù giá rất cao, thậm chí cao hơn nhiều cái giá của C-VTV mà ông Lâm Kiết Tường, giám đốc, đã công khai khi trả lời trên báo Thanh Niên (Các hợp đồng ký với TNS đều có điều khoản về bảo mật thông tin nên các đài đều không rõ giá cả mua dịch vụ của TNS lẫn nhau). Làng truyền hình Việt Nam từ thời có TNS cũng dần dà nhận ra rằng, số liệu đo lường về công chúng truyền thông được xem như cơ sở quan trọng trong việc hoạch địch kế hoạch, chiến lược của đài, mà cụ thể là xây dựng chương trình và có ý nghĩa quan trọng trong việc đàm phán với đối tác quảng cáo. Bởi vì công ty quảng cáo cũng dựa vào số liệu này để xây dựng chiến lược quảng cáo và định giá, thương lượng, quyết định đầu tư quảng cáo hay đánh giá hiệu quả quảng cáo…

Phần mềm Sys-Info của TNS tích hợp các dữ liệu khảo sát khán giả (television audience measurement) và dữ liệu monitoring các kênh sóng truyền hình được để cho ra nhiều chỉ số (các con số này có ý nghĩa thực tiễn). Hệ thống chỉ số đo lường ấy khá phong phú, đa dạng chứ không chỉ là rating (tỷ lệ phần trăm) như nhiều người nghĩ (ví dụ chỉ số GRP, GRP/rating, chi phí/ GRP, loyalty, immigration v.v…)

Xin nói thêm, bên cạnh việc điều tra khán giả, TNS còn kiểm tra các kênh sóng (monitoring). Các nhà quảng cáo rất quan tâm dữ liệu này vì qua việc monitor, họ biết được chương trình quảng cáo có phát sóng đầy đủ, đúng hợp đồng và đúng lịch không – chứ họ không tin cái báo cáo từ các đài). Việc khảo sát khán giả giúp họ phân tích thói quen sử dụng khai thác các kênh truyền hình (habit survey), việc monitor các kênh sóng giúp họ theo dõi chi phí quảng cáo và chương trình phát sóng (doanh thu từng kênh, từng khu vực, từng ngành hàng theo từng thời điểm…).

Việc đo lường khán giả truyền hình tại Việt Nam của TNS Vietnam trước đây cũng như TNS Media Vietnam hiện nay chỉ thực hiện tại 4 thành phố lớn. Đó là Hà Nội (với 315 hộ được khảo sát, tương đương với khoảng 1300 - 1500 khán giả) ; Đà Nẵng (265 hộ); thành phố Hồ Chí Minh (315 hộ) và Cần Thơ (265 hộ). Tại 4 thành phố này, TNS khảo sát liên tục mỗi ngày (kể cả ngày lễ, Tết). Ngoài ra, TNS còn khảo sát (không liên tục) ở 2 thành phố là Hải Phòng và Nha Trang mỗi nơi cũng 265 hộ

Tổng số hộ được TNS khảo sát/đo lường về truyền hình ở Việt Nam là 1160 hộ (với gần 5000 người). Con số này của TNS ở Trung Quốc là khoảng 16.000 hộ cho các kênh truyền hình của TW, của các thành phố, các tỉnh…

Theo thông báo của TNS thì việc chọn mẫu của họ dựa trên cơ cấu dân số, và các hộ được chọn mẫu phải thay đổi khoảng 2% mỗi tuần.

Phương pháp khảo sát chủ yếu của TNS vẫn là ghi nhật ký truyền hình.

Đến nay, TNS đã ký hợp đồng để monitoring cho 28 kênh truyền hình (con số này với báo in là 60) tại Việt Nam. Về khảo sát thì cơ sở dữ liệu của TNS Media Việt Nam đã cập nhật tới hơn 200 kênh truyền hình ở Việt Nam.

Chuyện phương pháp khảo sát thói quen xem đài của khán giả truyền hình Việt Nam mà TNS thực hiện xin được bàn trong một entry khác vì bài này hơi dài.

Ở đây xin được nêu mấy vấn đề liên quan đến các bài báo sau đây:

+ Cách khảo sát thị trường của TNS không chính xác!
+ Ông Lâm Kiết Tường, Giám đốc CVTV: “Chúng tôi nghi ngờ kết quả khảo sát của TNS”
+ Các chuyên gia và cựu nhân viên TNS Media Vietnam nói gì?
+ Bức thư từ Bangkok và những sự thật về TNS (phần trả lời của báo)

1/ Đối tượng của khoa học xã hội là con người, là các cộng đồng, các nhóm xã hội, là xã hội. Nói chung đối tượng nghiên cứu ấy mang trừu tượng, khó định lượng. Với khoa học xã hôi thì không thể có khái niệm “chính xác” về kết quả nghiên cứu dù nó được đưa ra dưới dạng những con số.

Khảo sát, đo lường khán giả truyền hình là chuyện điều tra xã hội học, thống kê. Vấn đề đặt ra từ các cuộc thống kê xã hội là mức độ tin cậy, chứ không phải là chuyện chính xác. Trước cuộc vận động tranh cử giữa Hilary Clinton và Obama ở từng bang cụ thể của nước Mỹ, người ta cũng đưa ra nhiều kết quả thăm dò dư luận. Tất cả đều khác nhau và không ai cho đó là “chính xác” chỉ sau khi bầu. Thực tế cho thấy các kết quả thăm dò có khi khác khá xa với kết quả thực tế.

Báo Thanh Niên không chứng minh được cách đo lường khán giả của TNS Media Vietnam “không chính xác”, “lôm côm” (chữ của báo) như thế nào. Lập luận của báo hơi bị võ đoán và dựa vào ý kiến của 2 ông giám đốc, 2 nhân viên cũ của TNS, 1 vị tiến sĩ.

Ngay trong lập luận của những người được phỏng vấn cũng có khá nhiều chỗ không ổn. Ông Lâm Kiết Tường cho rằng có những chương trình của C-VTV khán giả gọi điện thoại, nhắn tin đến nhiều mà kết quả khảo sát thấp. Điều này không khó giải thích: TNS chỉ khảo sát 265 hộ (theo mẫu dân số của thành phố Cần Thơ cũ – thực chất là quận Ninh Kiều), còn chương trình của C-VTV phủ sóng toàn Nam bộ. Kết quả khảo sát của TNS chỉ ra rằng vào giờ cụ thể nào đó, nếu có 100 người đang coi TV ở quận Ninh Kiều, thì có bao nhiêu người coi C-VTV1, hay HTV9, HTV7, truyền hình Vĩnh Long v.v… TNS khảo sát thị trường truyền thông như một thực thể xã hội biến thiên (vì khảo sát liên tục). Nếu lấy nhận định cảm tính để phủ nhận kết quả khảo sát của họ là chưa sòng phẳng.

Có thể phương pháp điều tra của TNS chưa khoa học, nhưng hiện nay ở Việt Nam, TNS được các nhà quảng cáo tin cậy và họ là đơn vị duy nhất làm công việc đo lường khán giả truyền hình. Nhiều đơn vị khác cũng nhảy vào lĩnh vực này nhưng thất bại chứ không phải “không có lựa chọn khác, các công ty quảng cáo đều phải sử dụng số liệu thống kê của TNS để làm cơ sở đàm phán với các đối tác có nhu cầu quảng cáo” như báo viết.

Vấn đề mà bạn đọc rất muốn biết từ loạt bài là vì sao không thể tin cậy được kết quả khảo sát của TNS và vì sao TNS lại có thể một mình một chợ ở thị trường Việt Nam thì chưa được tác giả làm rõ!

2/ Khi viết trên báo một vấn đề ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của đơn vị này, ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của họ, báo đã không để cho công ty bị mình "oánh" phát biểu ngay từ bài báo đầu tiên. Đó là thái độ không khách quan. Mở ngoặc: Trong lá thư gửi cho báo sau đó, TNS cho biết là “Cả hai công ty TNS Vietnam và TNS Media Vietnam đã hỗ trợ báo Thanh Niên trong việc tìm hiểu về phương pháp khảo sát”

Điều đáng nói là khi phỏng vấn lấy ý kiến về vấn đề này, báo đã chọn những nhân viên cũ, đã nghỉ việc của công ty TNS để ghi phát biểu. Có thể do nguyên tắc của TNS, các nhân viên hiện nay không được phép trả lời báo chí, nhưng việc chọn những người đã nghỉ việc để nói về đơn vị cũ của mình (dù họ nghỉ việc bình thường) cũng không thể khách quan được với những nội dung "nhạy cảm" như vậy.

3/ Phương pháp “People metter” trong đo lường khán giả truyền hình là việc ứng dụng công nghệ “nhật ký điện tử” thay cho giấy bút. Công nghệ này bắt đầu thực hiện trên thế giới vào năm 1998. Ba kênh truyền hình ABC, CBS và NBC là những đài đầu tiên ký hợp đồng với Nielsen - chứ không phải TNS - để thực hiện

Nielsen là nhà nghiên cứu truyền thông đầu tiên thử nghiệm việc đưa thiết bị “people metter” trong việc đo lường khán giả truyền hình (*).

People Meter là một hệ thống gồm (a) một home unit (còn gọi là hộp đen – như một máy vi tính nhỏ có modem), (b) một bộ cảm biến nhận tín hiệu từ remote (c) Một cái remote vừa để cho khán giả chọn kênh TV và phát tín hiệu cho bộ cảm biến. Hệ thống People Meter thu thập dữ liệu bấm remote của khán giả cứ 30-giây một. Dữ liệu này được lưu lại ở hộp đen và cứ 2 ngày một lần, toàn bộ dữ liệu sẽ chuyển về trung tâm.

Về chuyện phương pháp People Meter nếu có thời gian tôi sẽ viết một entry đầy đủ (thông qua các tài liệu tìm được).

Trong khảo sát thống kê, people metter chỉ là một phương pháp ít tốn kém nhân lực nhưng tốn kém đầu tư ban đầu và chưa chắc nó đảm bảo độ tin cậy hơn phương pháp ghi nhật ký. Mỗi phương pháp có thế mạnh riêng. Khi phát biểu trong loạt bài báo nêu trên của Thanh Niên, một vị tiến sĩ tâm lý có nói về công nghệ “gắn chip điện tử ở anten hay dùng vệ tinh để đánh giá kênh truyền hình nào được xem nhiều”. Nghe thông tin này tôi thực sự choáng. Truyền hình ở Việt Nam hiện nay phổ biến vẫn là các kênh analog, không biết loại thiết bị vệ tinh kiểu gì có thể đo được tới tận các hộ dân bắt sóng kênh truyền hình cụ thể để đo lường?

Nếu phải “dọn vườn” cho loạt bài báo, có nhiều chi tiết chưa chính xác, thiếu logic có thể dẫn chứng ra. Nhưng điều đáng nói không nằm ở chỗ đó, mà ở - chỗ - vô tình hay cố ý - cách viết bài bộc lộ sự cảm tính, thiếu sòng phẳng và là chuyện…

4/ Độc giả có quyền nghĩ rằng loạt bài báo "oánh" TNS này có ý đồ PR cho dịch vụ khảo sát thị trường truyền hình sắp tới của HTV, mặc dù có thể tác giả không nghĩ vậy.

Xin trích lại nguyên văn đoạn phỏng vấn ông Huỳnh Văn Nam - giám đốc HTV - của tác giả bài báo:

“Để tình trạng không kéo dài, HTV có biện pháp gì khác ngoài cách mà TNS đã thăm dò?

Sắp tới HTV sẽ thành lập một bộ phận đo lường khán giả riêng của đài đang sử dụng kênh HTVC. HTV sẽ kết hợp cùng Trung tâm đo lường xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Thành ủy thiết lập hệ thống đánh giá bằng tổng đài điện tử gọi là people meter. Mỗi máy thu hình khi bật chuyển kênh sang chương trình nào đều được máy tính chủ ghi nhận và sau mỗi ngày sẽ được thống kê và công bố lên báo chí mức độ yêu thích của khán giả qua từng chương trình của HTV. Hệ thống này trị giá cả triệu USD, sẽ vận hành trong năm 2008. Dù đắt nhưng chúng tôi sẽ phải làm để tự đánh giá nội bộ. Những chương trình hay, được khán giả quan tâm sẽ được đầu tư chiều sâu. Còn chương trình nào không đạt yêu cầu phải ngưng thực hiện.”

Ý kiến kết luận, bình luận xin mời các bạn.

--------------------------------

(*) Nielsen began tests in late 1983 in 150 households. Nielsen may have gone on testing a People Meter for years had it not been for the challenge mounted by AGB (Audits of Great Britain). AGB began people meter tests in the U.S. in 1985 in Boston. AGB initially had more than 1,600 homes in its service and planned to increase to 2,000 households in 1987. However, only CBS signed on with AGB. During the 1987-88 season both AGB and Nielsen offered People Meter ratings. Initially, AGB’s ratings showed lower viewing levels for some programs (e.g., for ABC's Monday Night Football AGB reported an 11.9 rating compared to Nielsen's 15.3 rating). Both services showed lower viewing levels for both teens and adults 18-34 than was found with the previous meter/diary service.

AGB discontinued its People Meter service in July, 1988. It was unable to compete with entrenched Nielsen. It was not the first nor would it be the last time that two competing services battled for supremacy in audience measurement. Media organizations clamored for competition, but when they got it, they complained about the cost of maintaining two services. In the end one survived. In this case, it was Nielsen.

Blog Page

Nhãn:

33 Nhận xét:

Anonymous haidieugiandi nói...

Rất cám ơn anh vì thông tin từ entry này quá hay và cần thiết đối với em. Mong được đọc thêm những bài khác tương tự!

lúc 18:39 19 tháng 4, 2008  
Anonymous Ng. Duy Nhân nói...

Rất có thể cái ẻn này sẽ lên báo nào đó trong thời gian kg xa.

lúc 18:40 19 tháng 4, 2008  
Anonymous OverAC GPE nói...

Rất chí lý về bài viết của anh Tú.
Nhắc mới nhớ hồi xưa có đoạn báo tuổi trẻ oánh Vinpearl Land còn Thanh Niên thì ra mặt bảo vệ. Thiệt zui.

lúc 20:02 19 tháng 4, 2008  
Anonymous Càm Ràm nói...

cám ơn anh Tú.
@ Quốc Ấn_ Mai: Cái chưa ổn của TNS là có chỗ... chưa ổn thật trong cách khảo sát. - cái chưa ổn trong cách khảo sát là cái gì, theo anh, nhờ anh nói cho bầy tui nghe với.

lúc 23:23 19 tháng 4, 2008  
Anonymous An Thảo nói...

Anh ạ. Em cảm giác họ đã quá phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật hay sao ấy. Thực sự, trong các nghiên cứu truyền thông, những phương pháp định tính nói lên rất nhiều điều mà con số và bất kỳ công cụ kỹ thuật nào cũng không phát hiện thấu đáo được.
Cuộc chiến thị trường, bao gồm cả chuộc chiến truyền thông là rất kinh khủng. Vụ này em thấy còn phải chờ nữa thì các con cờ mới xuất hiện đầy đủ, dù anh đã túm và lần theo một vài sợi chỉ ràng mối. Hihi. Em cũng non choẹt. Em đoán thôi.

lúc 00:12 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Ng. Duy Nhân nói...

@ the comment: Sao bảo ngắn gọn mà dài thế, dài nhất đấy. Không những dài mà đọc lại còn thấy có...mùi.

lúc 01:33 20 tháng 4, 2008  
Anonymous PHUONG NGA™ nói...

dài thật...

lúc 02:09 20 tháng 4, 2008  
Anonymous milk xinh nói...

Em có được học qua điều tra XHH, không giỏi lắm nhưng cũng thấy là các kết quả điều tra XHH phần lớn chỉ mang tính tham khảo, nhiều khi là minh họa không ai lấy nó là thước đo chính xác cả. Khi trích dẫn các đtra này phải trích nguồn mà.
Ở VN hiện nay chưa có đơn vị nào có quy mô khảo sát rộng như TNS, chủ yếu chọn mẫu trong phạm vi nhỏ nên độ tin cậy nhiều khi còn đáng nghi ngờ hơn ấy chứ.
Còn PR hay không thì phải chờ đã, hehe

lúc 02:11 20 tháng 4, 2008  
Anonymous milk xinh nói...

Mà hình như, anh Tú ạ, chỉ có mỗi HTV phản ứng thì phải.hmn

lúc 02:15 20 tháng 4, 2008  
Anonymous charming-pink nói...

Nếu cần entry dài thế này cũng vẫn đọc. Thông tin cần thiết cho những người làm kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông và một lời cảnh báo cho cách kiểu rủ nhau "oánh" hội đồng của một số báo đối với doanh nghiệp.

lúc 03:43 20 tháng 4, 2008  
Anonymous châu bá thông nói...

Hà Nội (với 315 hộ được khảo sát, tương đương với khoảng 1300 - 1500 khán giả) ; Đà Nẵng (265 hộ); thành phố Hồ Chí Minh (315 hộ) và Cần Thơ (265 hộ): đừng nhìn những con số này rồi cho rằng khảo sát trên quá ít người, cho rằng TNS khảo sát "chưa ổn"... Đó là những "mẫu thử" rất tiêu biểu (và cách nào để họ chọn mẫu thử tiêu biểu đó thì tui không có chuyên môn nên không dám bình luận sâu), nhưng chỉ xin nhắc lại TNS là 1 trong những công ty uy tín hàng đầu thế giới vì thế, chắc chắn họ có phương pháp khoa học để làm.

lúc 03:49 20 tháng 4, 2008  
Anonymous may_ngoc_ngech nói...

phai ngam cuu tu tu thoi

lúc 04:03 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Bút lông nói...

Bi kịch cho một số cơ quan báo chí hiện nay là đấu tranh giữa những nhà báo phục vụ người đọc, người xem, người nghe với những nhà báo phục vụ.. chính mình (hoặc nhóm nhỏ nào đó có tiền, có quyền lực).
Do đó có nhà báo chả cần quan tâm xem khách hàng của mình thế nào đâu...

lúc 04:08 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Riêng một góc trời nói...

Chà chà, nhiều thông tin bổ ích quá!

lúc 04:12 20 tháng 4, 2008  
Anonymous tuanvetinh nói...

Đúng là các bài báo có nhiều chi tiết quá cảm tính, lập luận không chắc, thiếu cơ sở. Độc giả có quyền nghi ngờ về những mục đích "hậu trường" của nó.

lúc 04:28 20 tháng 4, 2008  
Anonymous ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪ nói...

Em thấy đài THVL có doanh thu quảng cáo cao là phải bởi kênh này biết"chiều lòng"khán giả.Hiện tại đài này đã có 2 kênh nhưng kênh nào mật độ chiếu phim truyện và các trò chơi truyền hình thu phát lại của HTV cũng dày đặc.

lúc 05:03 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Chaien nói...

Ý kiến của tui ngắn gọn thôi, Vn và cụ thể là báo TN quá kém về Survey, cho nên đánh sai điểm yếu của TNS. Cứ nhắm vào hộp đen và đòi thám sát vệ tinh là trật rồi, phải đánh vào phương pháp sample - điểm yếu nhất của tất cả mọi survey ở VN.
Họ dùng cơ cấu dân số ở các thành phố, tức là căn cứ vào bản đồ dân cư, ví dụ như phương pháp đơn giản nhất là tới trụ sở công an phường, quẹo phải đi 5 căn, lấy nhà đó làm mẫu. Lần sau sang căn đối diện, nếu không có TV thì đi tiếp 1 căn nữa. Hoặc lần sau đổi sang thành đi từ trụ sở ủy ban phường... Đây là vấn đề ứng dụng xác suất thống kê vào đời sống, cần phải tìm chuyên gia Toán kiểu Lê Bá Khánh Trình để oánh TNS chứ không phải mấy cha XH học đang mù mờ chưa sạch nước cản ở VN.
Nhưng mà nói gì thì nói, toàn bộ ngành truyền thông Vn nằm trong tay tư bản từ 10 năm nay rồi, chính các nhà báo Vn vì cần câu cơm hàng ngày mà đã bán "nước" theo kiểu mới, không phải tự nhiên mà phim 007 về trùm truyền thông làm bá chủ thế giới lại có trụ sở đóng ở VN.

lúc 05:24 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Cây Tùng nói...

Thế trường hợp dùng people meter mà Tv mở cả ngày nhưng cả nhà đang ngủ hoặc nhậu thì sao nhỉ. Chả có cái gì chính xác tuyệt đối cả, (phải nói tươgn đối thôi, ví dụ như "ừ thì... cách rốn 15-20 cm" . Nếu bác chưa biết chuyện này em sẽ kể. haha.) Nói chung cả sách và báo, đọc là phải hiểu ĐẰNG - SAU - BẢN - CHẤT - CỦA - VẤN - ĐỀ là gì thì mới được.
Còn các công ty, nếu tin tuyệt đối vào những khảo sát thì cũng tiêu luôn. Phải được xử lý, kiểm tra nhiều nguồn khác nhau mới được.

lúc 18:15 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Cây Tùng nói...

Thế trường hợp dùng people meter mà Tv mở cả ngày nhưng cả nhà đang ngủ hoặc nhậu thì sao nhỉ. Chả có cái gì chính xác tuyệt đối cả, (phải nói tươgn đối thôi, ví dụ như "ừ thì... cách rốn 15-20 cm" . Nếu bác chưa biết chuyện này em sẽ kể. haha.) Nói chung cả sách và báo, đọc là phải hiểu ĐẰNG - SAU - BẢN - CHẤT - CỦA - VẤN - ĐỀ là gì thì mới được.
Còn các công ty, nếu tin tuyệt đối vào những khảo sát thì cũng tiêu luôn. Phải được xử lý, kiểm tra nhiều nguồn khác nhau mới được.

lúc 18:15 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Chaien nói...

Với bác gì không đọc kỹ câu của tui, phim 007 chỉ là bề nổi của vấn đề, nếu bác quan tâm hơn thì có thể tìm số liệu của các tập đoàn ví dụ như Thompson & Thompson, tập đoàn của Mỹ mà một số ý kiến trong giới quảng cáo ở VN nói đang chiếm tới 80% thị phần. Như vậy không phải truyền thông Vn mất vào tay các công ty quảng cáo nước ngoài sao? Nếu lười truy cứu thì có thể coi lại diễn viên phản diện trong 007 lặp lại một số tư tưởng của Murdoch về thế nào là 'chiếm' được một quốc gia, còn nếu chăm có thể đọc thêm một số sách về truyền thông.
Thêm một chút cho các bác nào vẫn chưa chịu hiểu hoặc không chịu tìm hiểu về xác suất thống kê khi ứng dụng vào thực tiễn, tức là survey - về cái gọi là độ tiêu biểu - representativeness. TNS là hãng lớn cho nên chắc chắn phương pháp lấy mẫu của họ đủ trình độ tiêu biểu, nhưng vấn đề là khi áp dụng vào thị trường Việt Nam đã giải quyết xong các vấn đề phát sinh chưa? Mà theo tui biết, thì chưa, vì từng có dịp làm quen với mấy em gái đẹp xinh đi tặng quà và xin survey để thử coi tụi nước ngoài này làm cái trò gì mà bỏ tiền nhiều dữ vậy.
Thiệt ra để khảo sát thị trường thì survey chỉ là một trong số các phương pháp thôi. Lấy lát cắt cũng không phải là dở, nếu biết vận dụng, hay cũng có thể xài món pilot group - khảo sát nhóm tiêu biểu hoặc chuyển thẳng từ quantity sang quality research, kết quả còn chính xác hơn, rẻ tiền hơn, nhưng đòi hỏi trình độ người thực hiện cao hơn và tốn thời gian hơn.
Vấn đề là TN uýnh sai chỗ cho nên TNS chơi thẳng công văn từ regional office về luôn, chứ nghe lời tui thử sờ vô công thức lấy sample coi, ngay cả tổng giám đốc TNS ngồi ở bên Mỹ cũng phải nhảy dựng lên ôm một cục tiền bay qua trám miệng liền. Thiệt tình ra TNS không quan tâm người Việt nghĩ gì đâu, mà là mấy ông lãnh đạo vùng của các tập đoàn đa quốc gia như Cocacola, Ariel, Gucci, 555... nghĩ gì thôi.

lúc 22:26 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Chaien nói...

http://www6.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/4/11/234077.tno Trong bài này đ/c TS gì đó đã điểm ra 3 khâu cơ bản nhất của survey, nhưng tiếc là đánh sai điểm. Ở phần thu thập thông tin, bản thân khi người ta thiết kế đã tính chuyện giới hạn tối đa sai số do điều tra viên tạo ra, hay mớm cung - đó là trách nhiệm của người soạn câu hỏi - và chắc chắn TNS không ngây thơ vì đã có vô cùng nhiều năm kinh nghiệm và cả ở các nước kém phát triển khác nữa.
Sai số trong survey là phép nhân của các sai số trong mỗi phần, mà một số người thậm chí còn cho rằng sai số trong các giai đoạn đầu còn phải được lũy thừa lên. Nếu vậy thì sai khi dùng sổ bộ không đàng hoàng như ở Vn sẽ ảnh hưởng tới kết quả.
Còn nếu khi mỗi một phần sai số chừng 20%, các bác thử làm một phép tính độ chính xác thử coi. Cứ coi như mỗi giai đoạn đúng được 80% tức là 0.8, vậy thì kết quả sẽ là 0.8 x 0.8 x 0.8, bác nào có máy tính thì tính lẹ lên coi có phải kết quả là 0.5 tức 50% tức năm ăn năm thua không, nói đại, trúng thì ăn, không trúng thì thôi, hê hê. Đó là những cách cơ bản nhất để tấn công một phép survey, nhưng tất nhiên họ có thể dùng liên kết và survey cho các công ty khác để đối chiếu, gọi là phép correction.

lúc 22:41 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Chaien nói...

Giỡn chơi chút, cách tính sai số đúng là 0.2 x 0.2 x 0.2, cái lắt léo nằm ở chỗ dùng logic giao hay hợp như thế nào cho chính xác. Ví dụ một cái paradox đơn giản thôi:
1. Lý thuyết là bạn biết cái xe tại sao chạy được nhưng không biết làm cái xe
2. Thực hành là bạn không biết tại sao cái xe chạy được nhưng biết làm cái xe
cho nên suy ra
3. Lý thuyết đi đôi với thực hành là không biết tại sao cái xe chạy và cũng hỏng biết làm cái xe luôn, hê hê.
Cho nên muốn chơi TNS hả, dễ thôi, xúi dại mấy anh Axx điều tra coi làm như vậy có bị coi là gián điệp hay không, hê hê. Nhiều khả năng anh Khế làm vậy để dọn đường cho A hoặc T thôi. Anh Tú đi nhậu với phe nào đây?

lúc 22:54 20 tháng 4, 2008  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Cái chưa ổn của TN là cách tiếp cận.
Cái chưa ổn của những người phát biểu ý kiến là chủ quan, thậm chí hơi phiến diện.
Cái chưa ổn của TNS là có chỗ... chưa ổn thật trong cách khảo sát.
Và....

lúc 01:01 21 tháng 4, 2008  
Anonymous Quốc Ấn_ Mai nói...

Hí hí, bác Càm Ràm này đúng là... càm ràm nguyên nghĩa. Bộ bác hổng có theo dõi hết mấy thông tin được đưa à? Mà bác Càm Ràm đặt vấn đề giống bác Chaien quá xá, bác có 1 mình mà tự xưng "bầy tui" nên tui cũng khó trả lời.
@Chaien: Tui không phải "bầy tui" nhưng mạn phép có cái ý nhỏ này. Bác mới xem 007 mà đã cho rằng truyền thông VN bị "bán" do nhà báo VN đi "câu cơm" không chỉ phiến diện mà còn...

lúc 01:51 21 tháng 4, 2008  
Anonymous huy truong nói...

chà, cái này bổ ích quá. Em cũng đang học về Research Methodology ( bằng TA) góp thêm ý kiến nhé.Không biết 265 hộ dân được TNS chọn theo kiểu j ? random hay non-random.Với một population mean ( đối tượng điều tra nói chung, ở đây là khán giả truyền hình ) quá rộng thì việc thu về sample là cần thiết , vấn đề là cách chọn sample đó như thế nào.Đồng ý với ý kiến của Chaien , đây là vấn đề liên quan đến ứng dụng toán xác suất thống kê trong đời sống. Còn về cách tính số lượng trong sample như thế nào , trình bày trong cmt này rất dài dòng và e không đủ. Em sẽ viết trong một entry khác bên nhà em vậy. Mọi ngời chờ nhé.

lúc 02:23 21 tháng 4, 2008  
Anonymous Huy Đẹp Trai nói...

để em in ra giấy rồi đọc lại cho chắc! híhí

lúc 20:25 21 tháng 4, 2008  
Anonymous Binhbentre® nói...

Em có đọc qua mấy bài, em thấy:
1) Em không nghĩ PV Đỗ Tuấn dốt tới nổi đọc không hiểu bức thư của ông Trevor F.A Brannan, trong thư có đoạn nêu "bài báo không chính xác với tên gọi TNS thay vì TNS Media Vietnam. TNS Vietnam và TNS Media Vietnam là hai pháp nhân độc lập hoạt động tại Việt Nam." Thế nhưng cha Đỗ Tuấn này cứ nói đi nói lại là "sự liên quan giữa TNS Vietnam và TNS Media Vietnam với TNS toàn cầu." Quá ư là chậm tiêu! Trong khi bài cha này viết trước đó có tựa đề là "Cách khảo sát thị trường của TNS không chính xác!" Như vậy rõ ràng là cha Tuấn này viết lom com, chẳng biết tính chính xác cần phải có khi nói về những cái riêng!
2) Em thật sự bất ngờ với cách cho đăng bài của báo! Đã thằng cha Đỗ Tuấn viết bậy bị người ta đòi thưa kiện thì báo lại cử chính cái thằng cha viết bài đó phản đòn lại, BBT báo Thanh Niên thiệt hết biết! Quá ư là hề!

lúc 20:20 22 tháng 4, 2008  
Anonymous HTGiap nói...

Chẳng hiểu thế quái nào, vừa click vào blast của bác, máy tính của em nó như bị giật điện, mở ra liên tục trên 50 cái cửa sổ Phan Văn Tú.
Bây giờ, báo chí của ta thông tin quá "nhiều chiều", gây hỗn loạn thông tin nên khi đọc báo (các loại báo nói chung), bạn đọc có quyền nghi ngờ về tính trung thực của tác giả và của cả tờ báo ấy.
Chỉ riêng lĩnh vực thể thao thôi, mà có những chuyện mỗi báo nói một phách, chẳng biết đường nào mà lần.

lúc 05:33 23 tháng 4, 2008  
Anonymous PHAN VĂN TÚ nói...

@ Hằng Đỗ: TNS khảo sát thị trường truyền thông như một thực thể luôn biến động. Ở đây không nói về chuyện “độ tin cậy”, “phương pháp”, cái khác nhau trong cách khảo sát của TNS so với chúng ta làm lâu nay chính là: Họ khảo sát liên tục, mình thường chỉ khảo sát một lần theo những mục đích cụ thể nào đó. Ví dụ dữ liệu khảo sát truyền hình của họ có thể so sánh theo giờ, theo ngày, theo năm… Phần mềm khảo sát của họ (SysInfo) có thể xử lý một cơ sở dữ liệu khá lớn. Còn nhớ năm 2006, khi nhà văn Trầm Hương làm đề tài thạc sĩ về phim tài liệu truyền hình, Trầm Hương nhờ mình xem các bộ phim của chị đã phát trên sóng HTV bao nhiêu lần, giờ nào, ngày nào, mình chỉ cần gõ đúng tên phim (bằng tiếng Việt không có dấu) và đã lọc ra các kết quả từ 2001 đến 2006, chính xác của 2 kênh HTV7 và HTV9.
Về phương pháp, về lý luận, thì Việt Nam không thiếu những chuyên gia giỏi ngành XHH, thậm chí rất giỏi. Nhưng công tác này ở Việt Nam không được coi trọng nên chưa đầu tư đúng mức. Hằng Đỗ mới làm một khảo sát như vậy đã tốn tới 10 triệu đồng. Nếu phải làm liên tục theo một thòi đoạn nào đó sẽ tốn kém thế nào!

lúc 20:15 28 tháng 4, 2008  
Anonymous Hằng Đỗ nói...

Các đây vài năm, Hằng Đỗ đã có dịp được đọc những kết quả nghiên cứu của TNS về thị trường báo in VN. Và nó là một trong những thúc đẩy cá nhân mình tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu công chúng. Mình cho rằng TNS đã có công nhất định trong việc khẳng định có mói liên quan giữa khảo sát về kết quả đọc, nghe xem, đơn thuần chỉ về sự lựachọn và thời gian cho sự lựa chọn đó. Vì hiện tại, VN chưa phát triển được lĩnh vực này (do nhiều lý do, chứ không phải chỉ vì không có chuyên gia XHH giỏi), nên những doanh nghiệp muốn có cơ sở để chọn Mass Media quảng cáo, phải dùng là đúng.
Mình đã băn khoăn khi đọc những kết quả nghiên cứu thị trường này. Điều mình cần là đánh giá tác động của Mass media đến công chúng, 1 các thực sự cơ. Các yếu tố như: tác động vào nhận thức, thái độ, hành vi... sâu hơn chỉ là bật máy thu hình... Phương pháp sử dụng hiện giờ ở VN cũng rất nhiều, và có thể đem đến hiệu quả, nếu được đầu tư đúng, và có sự đồng bộ, tinh thần trách nhiệm của những người làm công tác nghiên cứu. Thầy Mai Quỳnh Nam là 1 trong những chuyên gia cực giỏi về chọn mẫu và nghiên cứu tác động. Hằng Đỗ học được ở thầy nhiều lắm. Bạn An Thảo chũng là bạn làm định tính rất ngon lành đấy. Vấn đề là nếuđầu tư để nghiên cứu thật ngon, tốn nhiều tiền lắm (chứ không phải chỉ đầu tư hệ thống thiết bị nhật ký truyền hình đâu). Chẳng hạn: mình làm 3 phỏng vấn nhóm SG: chi sơ hết 8 triệu VN đồng. 450 phiếu điều tra (thầy ưng ý, theo đúng yêu cầu chọn mẫu, câu trả lời thẬT 100%): HẾT 10TR, CHƯA KỂ VÉ MÁY BAY...

lúc 05:58 29 tháng 4, 2008  
Anonymous Hanux nói...

Chào, vấn đề ở đây ko phải là chuyện nghiên cứu có chính xác ko?
Hơn 10 năm qua, ta đã sử dụng kết quả của TNS và đã đạt được một số kết quả đáng khả quan.
Vậy nếu kết quả của TNS là sai thật tế thì sao lại thành công.
Phải chăng truyền hình VN rùa được khách hàng?
@Phan Văn Tú: em rất khâm phục những gì anh viết, XHH là một khái niệm tương đối mới.
Và em thấy VN nên xem trọng những khái niệm này, giống như là việc học bộ môn Tâm Lý ở các trường ĐH, nó cũng chỉ là cái đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong XH.
Cũng giống chuyện tại sao cùng là áo mà Việt Tiến lại rẻ hơn An Phước, áo thường lại rẻ hơn Việt Tiến. Điều đó đánh giá ở chất lượng và nhu cầu của người tiêu dùng.

lúc 23:30 29 tháng 4, 2008  
Anonymous Ares ^x^ nói...

Hay qua1 bác ạ ! Mong bác viết tiếp cho em đọc mà được nhờ.

lúc 03:51 1 tháng 5, 2008  
Anonymous Tăng Bá Sên nói...

Mấy ông nhà báo nhà mình gần đây sao sao ó anh ơi!

lúc 22:03 5 tháng 5, 2008  

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ